Quy trình tổ chức, quản lý đào tạo trực tuyến qua HNTH

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Trang 43 - 45)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.4.Quy trình tổ chức, quản lý đào tạo trực tuyến qua HNTH

Phần dƣới đây mô tả vắn tắt quy trình tổ chức đào tạo khóa học, buổi học sử dụng công nghệ HNTH đƣợc thực hiện tại Học viện.

(1). Xây dựng kế hoạch đào tạo:

Xây dựng kế hoạch đào tạo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong ĐTTX qua HNTH bởi vì tính phức tạp của công tác tổ chức lớp học cũng nhƣ các yếu tố kỹ thuật có liên quan.

Do đặc thù của ĐTTX qua HNTH thì việc lập kế hoạch đào tạo cho ĐTTX cần có sự phối hợp hết sức tích cực của các phòng học (trạm giáo dục từ xa tại địa phƣơng) trong việc xác định khoảng thời gian học tập.

(2). Lập kế hoạch mở lớp

Thông thƣờng trƣớc thời điểm mở lớp 1 tháng đến 2 tuần, Học viện trao đổi, thống nhất nội dung, chƣơng trình khoá học với các phòng học từ xa.

Trƣờng hợp không mở lớp theo kế hoạch thì cần phải có sự phải trao đổi, thông báo và xác nhận bằng trƣớc một khoảng thời gian từ 3-5 ngày làm việc, bởi việc thay đổi các kế hoạch (nếu có) liên quan tới nhiều đơn vị, cá nhân.

3

(3). Chuẩn bị cơ sở vật chất

Với việc đào tạo–bồi dƣỡng tập trung, việc chuẩn bị cơ sở vật chất không gặp nhiều khó khăn bởi chỉ do 1 đơn vị tổ chức đào tạo thực hiện. Trong ĐTTX qua HNTH, số lƣợng vật tƣ, thiết bị có liên quan rất lớn, nên công tác chuẩn bị cần đƣợc thực hiện sớm và chi tiết. Chẳng hạn, thiếu hoặc hết điện của cục pin cho bàn phím để điều khiển từ xa tại phòng giảng cũng có thể làm buổi học phải dừng lại.

Danh mục cơ sở vật chất của khoá học từ xa cần đƣợc kiểm tra và chuẩn bị bao gồm: tài liệu, bài giảng; phòng giảng; phòng học; các ấn phẩm quản lý.

(4). Khai giảng và bế giảng

Nhằm đảm bảo tính nghiêm túc của các khoá học, việc triển khai hoạt động khai giảng, bế giảng trong mỗi khoá ĐTTX qua HNTH phải coi nhƣ là một thủ tục bắt buộc trong quy trình đào tạo.

Tuy nhiên, do số lƣợng các điểm học thƣờng khá đông (10-12 điểm), nếu tổ chức nhƣ một buổi khai/bế giảng trực tiếp sẽ mất nhiều thời gian. Do đó phải có một ngƣời dẫn chƣơng trình có kinh nghiệm và thành thạo, có khả năng điều khiển hội nghị, đảm bảo thời gian biểu cho mỗi buổi khai giảng, bế giảng chỉ diễn ra từ 15-30 phút.

(5). Tổ chức và quản lý học tập

Do khoảng cách về địa lý, việc tổ chức và quản lý lớp học không chỉ do Học viện quyết định, mà phụ thuộc phần lớn vào cán bộ quản lý phòng học.

Các nhiệm vụ cơ bản của cán bộ quản lý phòng học từ xa bao gồm: Tổ chức triệu tập, quản lý học viên trong thời gian diễn ra lớp học; Quản lý lớp học tại phòng học theo đúng kế hoạch và lịch trình khoá học; Điểm danh học viên trong các buổi học;...

Trong quá trình tổ chức, cán bộ quản lý phòng học từ xa còn phải tham gia : Hỗ trợ bộ phận quản lý lớp gửi tới các đơn vị, cá nhân có yêu cầu; Thu tập và xử lý ý kiến đánh giá, phản hồi từ giảng viên, học viên và cán bộ quản lý; Lƣu trữ các tài liệu, văn bản có liên quan.

(6). Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

- Tổ chức thi, kiểm tra: ĐTTX lấy tự học làm chính, do đó để đảm bảo chất lƣợng học tập, ngƣời ta rất chú trọng đến việc kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên cũng nhƣ nghiêm khắc trong kiểm tra đánh giá cuối khoá học.

- Các hình thức thi, kiểm tra đã đƣợc thực hiện theo một trong 2 cách sau: (1) Kiểm tra trực tuyến : Giảng viên ra đề bài kiểm tra tự luận có hạn chế

thời gian, việc thi kiểm tra đƣợc thực hiện đồng thời cho các điểm học tập nhƣ một buổi học bình thƣờng. Học viện sẽ giám sát việc làm bài kiểm tra qua hệ thống ĐTTX qua HNTH.

(2) Kiểm tra bằng bài tập lớn, bài thu hoạch: Giảng viên sẽ cho đề bài, học viên sẽ làm bài trong khoảng thời gian quy định sau đó nộp cho chuyên viên đào tạo để chuyển về cho giảng viên đánh giá kết quả.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Trang 43 - 45)