8. Cấu trúc luận văn
2.3.5. Công tác kiếm tra, đánh giá DHTT
Trong công tác quản lý, kiểm tra đánh giá giúp cho việc theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động và tiến hành những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết. Đó cũng chính là quá trình tự điều chỉnh diễn ra theo chu kỳ thực hiện kế hoạch.
Theo ghi nhận của tác giả, công tác kiểm tra, đánh giá kết quả triển khai DHTT trên thực tế chƣa đƣợc quan tâm thực hiện một cách hệ thống. Việc kiểm tra, đánh giá hiện chỉ có thể thông qua việc ghi chép sổ nhật ký các buổi giảng dạy trực tuyến; thông qua các báo cáo công tác tháng/quý/năm của Trung tâm Đào tạo đại học từ xa.
Do quan niệm và việc triển khai DHTT chỉ giới hạn trong một số giờ giảng trực tuyến, nên việc kiểm tra, đánh giá công tác DHTT tại Học viện chƣa đƣợc thực hiện thành một nội dung công tác quản lý độc lập. Việc kiểm tra đánh giá thƣờng chỉ đƣợc thực hiện thông qua các báo cáo của các đơn vị đƣợc giao nhƣ một phần nội dung nhiệm vụ của đơn vị đó, mà không có báo cáo hoặc đánh giá theo trục dọc là hoạt động DHTT. Điều đó dẫn tới một hạn chế là chƣa đánh giá đúng thực chất và hiệu quả việc DHTT trong hoạt động của nhà trƣờng cũng nhƣ hiệu quả quản lý việc DHTT tại Học viện.
Tiểu kết chương 2
Qua việc đánh giá thực trạng tình hình, đặc điểm của Học viện. Đánh giá thực trạng, phân tích, đánh giá các điểm làm đƣợc, chƣa làm đƣợc ảnh hƣởng đến công tác quản lý nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học trực tuyến tại Học viện tác giả có một số kết luận sau:
1. Học viện đã có một quá trình phát triển các hình thức đào tạo từ xa bằng nhiều công nghệ và hình thức tổ chức khác nhau, trong đó có việc tổ chức các buổi giảng dạy trực tuyến qua các phƣơng tiện CNTT&TT. Tuy nhiên, DHTT tại Học viện vẫn còn chỉ giới hạn trong việc tổ chức các buổi giảng dạy chứ chƣa triển khai sâu, rộng trong mọi mặt hoạt động của quá trình đào tạo.
2. Về cơ bản, hạ tầng về mạng, thiết bị phần cứng CNTT&TT dành cho DHTT của Học viện đƣợc trang bị khá đầy đủ, có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu tổ chức triển khai và phát triển hoạt động DHTT trong phạm vi sâu, rộng của cả quá trình tổ chức đào tạo tại Học viện.
3. Học viện đã có một số các văn bản, quy định liên quan để tạo điều kiện ban đầu cho việc triển khai và quản lý công tác DHTT. Tuy nhiên, các quy định này còn mang tính làm đến đâu, công việc phát sinh, vƣớng mắc gì mới nghiên cứu, ban hành văn bản quản lý. Nhận thức về DHTT cũng còn chƣa có sự đồng nhất trong đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên.
4. Công tác lập kế hoạch và triển khai DHTT của Học viện còn chƣa có tính đồng bộ và xuyên suốt trong quá trình đào tạo đối với tất cả các hệ, cấp đào tạo, chỉ tập trung vào hoạt động DHTT theo nghĩa tổ chức các buổi giảng trực tuyến mà chƣa triển khai trong trong tất cả các khâu của quá trình đào tạo.
5. Công tác quản lý, tổ chức chỉ đạo và kiểm tra DHTT của Học viện còn tản mát, chƣa có tính tổng thể và đồng bộ trong nhiều khâu và giữa các đơn vị, do đó hiệu quả sử dụng nguồn lực CNTT&TT cho DHTT chƣa cao.
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN TẠI HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG