- Các hoạt động PR
4.3.2. Liên kết với các ngân hàng khác
Liên kết với các ngân hàng khác để cung cấp dịch vụ thẻ cho khách hàng vừa tiện lợi cho khách hàng, vừa giảm bớt chi phí cho doanh nghiệp. Đặc biệt, thông qua các liên kết với các ngân hàng khác cũng là cơ hội để TCB quảng bá hình ảnh thương hiệu thông qua hình ảnh sản phẩm dịch vụ của mình. Trước đây vào những ngày cuối tháng tại các cột máy ATM của TCB đều phải chen lấn, xếp hàng để chờ được rút tiền. Cảnh tượng này đã tạo nên tình trạng “đất chật người đông” làm cho khách hàng cảm thấy khó chịu khi phải sử dụng thẻ. Chính vì những lý do đó mà TCB đã liên kết với các ngân hàng khác sử dụng chung các cột ATM để tạo điều kiện cho khách hàng rút tiền thuận lợi. Hiện nay, đã có 22 Ngân hàng cùng liên minh với TCB như sau:
Bảng 4.10. Danh Sách Các Ngân Hàng Trong Liên Minh Số thứ
tự Ngân hàng liên minh
1 Vietcombank – Ngân hàng ngoại thương Việt Nam 2 Techcombank – Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam 3 VIB Bank – Ngân hàng TMCP Quốc tế
4 Pacific Bank – Ngân hàng Thái Bình
5 Military Bank – Ngân hàng TMCP Quân đội 6 Eximbank – Ngân hàng Xuất nhập khẩu 7 Ngân hàng Hàng Hải
8 SCB Bank – NH PMCP Sài Gòn 9 Sea Bank – NH Đông Nam Á 10 Ngân hàng Bắc á
11 Ngân hàng Việt Á
12 Ngân hàng Phương Nam 13 Ngân hàng Phương Đông
14 Shinhan Vina – NH Ngoại thương Hàn Quốc 15 SH Bank – NH PMCP Sài Gòn – Hà Nội 16 NAVI Bank – NH Nam Việt
18 NH Ngoại thương Lào
19 Ocean Bank - NH Đại Dương 20 Indovina Bank
21 AB Bank – Ngân hàng An Bình (đang triển khai)
22 VP Bank – Ngân hàng Ngoài quốc doanh (đang triển khai)
Nguồn: Techcombank.com.vn Khi xem xét các giao dịch rút tiền của khách hàng, tôi cũng nhận thấy:
Bảng 4.11. Giao Dịch Rút Tiền Qua Các Hệ Thống ATM
ĐVT: Tỉ VND
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch ± ∆ % Số tiền chủ thẻ TCB rút trên hệ thống TCB 1103,52 1723,68 620,16 56,2 Số tiền chủ thẻ TCB rút trên hệ thống liên minh 1427,688 1866,024 438,336 30,7 Số tiền chủ thẻ ngân hàng khác rút trên ATM TCB 832,32 1339,68 507,36 60,96
Nguồn: TTT KV Phía Nam Chính vì sự kết nối thuận tiện với hệ thống liên minh mà chủ thẻ TCB thuận tiện hơn trong việc thực hiện các giao dịch của mình. Khi muốn rút tiền thì chủ thẻ không cần phải tìm kiếm cho đúng hệ thống máy rút tiền của TCB mới có thể rút được tiền mà bất kể máy ATM của Ngân hàng nào nằm trong liên minh thì khách hàng cũng có thể rút được tiền hay thực hiện một số giao dịch khác đều được. Tuy nhiên, nếu như số tiền chủ thẻ TCB rút trên hệ thống TCB chỉ có 1723,68 tỉ đồng năm 2007 thì số tiền rút trên hệ thống liên minh lên đến. 1866,024 tỉ đồng. Và số tiền chủ thẻ ngân hàng khác rút trên ATM của TCB là 1339,68 tỉ đồng. Điều này cho thấy hệ thống ATM của chính TCB chưa nhiều và chưa hoàn thiện và vì vậy giao dịch của khách hàng trên các
cột ATM của ngân hàng liên minh nhiều hơn. Vì vậy liên minh với các ngân hàng khác là định hướng đúng của TCB trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đây là lý do vì sao hệ thống Ngân hàng liên minh của TCB ngày một nhiều hơn. Nếu như tháng 4 năm 2005 chỉ có 10 Ngân hàng liên minh thì giờ đây hệ thống Ngân hàng liên minh đó đã tăng lên hơn gấp đôi tức đã lên đến 22 Ngân hàng liên minh.
4.3.3. Đào tạo
Để thu hút khách hàng sử dụng thẻ ATM của Ngân hàng TCB nhiều hơn trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì thật khó khăn. Do đó, đòi hỏi đội ngũ nhân viên Ngân hàng TCB phải nỗ lực hết sức mình làm sao thỏa mãn được khách hàng. Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh sôi động, có một hiểu biết tốt về khách hàng sẽ giúp các doanh nghiệp có những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng, cũng như có thể giúp các doanh nghiệp nhắm đến những phân khúc thị trường thích hợp, thực hiện các phối thức tiếp thị hiệu quả hơn. Do đó:
- TCB luôn chú trọng các chương trình đào tạo nâng cao kiến thức và tác phong chuyên nghiệp của nhân viên. Để tăng năng lực phục vụ khách hàng Techcombank đã đẩy mạnh công tác đào tạo, đảm bảo đội ngũ cán bộ nhân viên nắm chắc nghiệp vụ và thân thiện với khách hàng. Ngân hàng đã phối hợp với các tổ chức đào tạo có danh tiếng như Trung tâm Ngân hàng (BTC), Hiệp hội Ngân hàng, Thames, CDOC… xây dựng và triển khai các khóa đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế của cán bộ nhân viên, phục vụ hiệu quả công việc.
- Đặc biệt, Techcombank đã hợp tác với các tổ chức quốc tế để thực hiện các chương trình đào tạo cho cán bộ nhân viên như dự án SECO của chính phủ Thụy Sỹ. Bên cạnh các khóa đào tạo do bên ngoài tổ chức, các khóa đào tạo do nội bộ tổ chức cũng được thực hiện thường xuyên, kịp thời giúp cán bộ nhân viên nắm vững quy trình nghiệp vụ, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Ngoài việc đào tạo về mặt chuyên môn, những chuyên viên có năng lực còn được bồi dưỡng về công tác quản lý trong chương trình đào tạo cán bộ nguồn cho Techcombank. Các khóa học này bao gồm một số nội dung chính: năng lực quản lý (Kỹ năng quản lý cấp cơ sở, Văn hóa doanh nghiệp…), năng lực làm việc cá nhân (kỹ năng thuyết trình, kỹ năng đàm phán..), năng lực chuyên môn (Kỹ năng bán hàng, Cho vay tiêu dùng, Marketing the Customer Base…).
Cùng với việc đào tạo, công tác kiểm tra đánh giá năng lực cán bộ nhân viên được tiến hành dựa trên hệ thống chỉ tiêu đánh giá khoa học. Ngoài ra, Techcombank đã và đang triển khai dự án OPS MIS nhằm đánh giá hiệu suất của từng bộ phận và của toàn hệ thống dựa trên việc thu thập các thông tin quản trị liên quan đến năng suất lao động. Những thông tin từ dự án OPS MIS giúp cấp trên có được cái nhìn về tính hiệu quả trong từng quy trình nghiệp vụ, từ đó phát huy những mặt tốt và đưa ra những quyết định kịp thời cải tiến những điểm chưa phù hợp.