Khái quát kết quả kinh doanh giai đoạn 2011 6T2014

Một phần của tài liệu thực trạng thanh toán quốc tế bằng l c tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần công thƣơng việt nam – chi nhánh cần thơ (Trang 47)

Giai đoạn 2008 – 2013, kinh tế toàn cầu khủng hoảng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của các NH trong đó có NH TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ. Bảng 3.1 thể hiện sự giảm sút rõ rệt về mặt kinh doanh trong giai đoạn này.

Trang 33

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011 – 6T2014

ĐVT: triệu đồng

Nguồn: Phòng tài chính – kế toán, 2014

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6T2013 6T2014

Chênh lệch

2012/2011 2013/2012 6T2014/6T2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tổng thu 772.089 697.562 488.318 229.126 250.000 (74.527) (9,65) (249.244) (35,73) 20.874 9,11

1. Thu nhập từ lãi 416.773 365.871 255.860 121.235 105.000 (50.902) (12,21) (110.011) (30,07) (16.235) (13,39) 2. Thu nhập ngoài lãi 355.316 331.691 232.458 107.891 145.000 (23.625) (6,65) (99.233) (29,92) 37.109 34,39

Tổng chi 703.221 674.585 461.877 209.779 231.400 (28.636) (4,07) (212.708) (31,53) 21.621 10,31

1. Chi phí trả lãi 228.898 196.911 145.672 108.541 53.400 (31.987) (13,97) (51.239) (26,02) (55.141) (50,81) 2. Chi phí ngoài lãi 474.323 477.674 316.205 101.238 178.000 3.351 0,71 (161.469) (33,81) 76.762 75,82

Trang 34

VietinBank là NH lớn tại Cần Thơ, thời gian qua NH đã không ngừng chứng minh vị thế của mình. Bảng 3.1 cho thấy khối lượng tiền tệ mà NH kinh doanh rất lớn. Hoạt động kinh doanh của NH có sự biến động về thu nhập, chi phí và lợi nhuận trong giai đoạn 2011 – 2013. Giai đoạn 2011 – 2013, kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm, GDP năm 2012 chỉ tăng trưởng 5,03% so với năm 2011 – tốc độ tăng trưởng thấp nhất từ trước đến nay và đến năm 2013 thì chỉ tăng 5,42% - thấp hơn kế hoạch đề ra là 5,5% (Tổng cục thống kê từ 2011 đến 2013); lạm phát tuy có xu hướng giảm nhưng vẫn còn khá cao, từ 18,13% vào năm 2011 nhưng đến 2013 thì giảm xuống còn 6,04% (Tổng cục thống kê năm 2011 – 2013); tỉ lệ nợ xấu ngành NH tăng cao trong khi tăng trưởng tín dụng thấp, nợ xấu NH tăng từ 3,6% năm 2011 lên hơn 4% năm 2012 và trên 3,8% năm 2013 nhưng tăng trưởng tín dụng năm 2012 lại giảm so với năm 2011, năm 2013 chỉ đạt mức 8,83% - thấp hơn kế hoạch đề ra là 12% (Tổng cục thống kê năm 2011 – 2013). Từ những điều trên cũng đã ảnh hưởng không tốt đến kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank – Cần Thơ. Nhìn chung trong giai đoạn này thì về doanh thu và phí phí đều giảm qua các năm, kéo theo đó là lợi nhuận năm 2012 giảm trên 50% so với năm 2011, đây là năm lợi nhuận của Vietinbank – CT giảm khá mạnh. Tuy nhiên doanh thu và chi phí giảm không phản ánh hết về lợi nhuận của NH, bằng chứng là năm 2013 tuy hai chỉ tiêu này đều giảm nhưng lợi nhuận của NH lại tăng trên 3 tỷ đồng, trong năm 2013 có chi phí giảm mạnh hơn so với phần trăm giảm của doanh thu, nên lợi nhuận của NH tăng là điều dễ hiểu.

Nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận của Vietinbank – CT năm 2012 là năm có lợi nhuận thấp nhất trong 3 năm 2011 – 2013 là do kinh tế vẫn còn nhiều bất ổn và khó khăn. Nền kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế ở thành phố Cần Thơ nói riêng phải đối mặt với những khó khăn nhất định khi tỷ giá ngoại tệ biến động, giá cả các yếu tố đầu vào sản xuất như: giá xăng dầu, điện, một số vật tư nguyên liệu đều tăng; dịch bệnh xảy ra trên cây trồng, vật nuôi,… những yếu tố trên đã tác động bất lợi đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là DN vừa và nhỏ phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể. Từ những khó khăn trên đã kéo theo tình hình kinh doanh của Vietinbank gặp không ít khó khăn, tỷ lệ nợ xấu tăng lên ở mức đáng lo ngại là tăng từ 4,56% (năm 2011) lên 6,13% (năm 2012), tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn của Vietinbank tính đến tháng 9/2012 là 0,86% tương ứng với 2.578 tỷ đồng (Báo cáo tài chính của Vietinbank, 9/2012).

Mặc dù năm 2012 lợi nhuận của VietinBank – Cần Thơ giảm sút đáng kể so với năm 2011 nhưng đến năn 2013 thì lại có dấu hiệu khởi sắc, bằng chứng

Trang 35

là lợi nhuận năm 2013 tăng gần 3,5 tỷ đồng so với năm 2012. Đây là một dấu hiệu đáng mừng đối với VietinBank – Cần Thơ. Tuy vậy, nền kinh tế nói chung và lĩnh vực tài chính nói riêng có dấu hiệu khỏi sắc nhưng vẫn chưa được hồi phục, chúng ta có thể thấy mặc dù doanh thu tăng 9,11% nhưng chi phí lại tăng hơn 10% nên lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2014 giảm gần 4% (tương ứng với 747 triệu đồng) so với tháng 2013. Nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận 6 tháng 2014 của VietinBank – CT giảm một phần là do DN thiếu tài sản thế chấp, NH sợ rủi ro, niềm tin giữa NH và DN đang bị “xói mòn” do điều kiện kinh tế khó khăn, nợ xấu khó xử lý. Việc mất niềm tin với một số DN khiến NH thu hẹp tín dụng để hạn chế rủi ro.

Về doanh thu

Tổng thu nhập của VietinBank – CT giai đoạn từ 2011 – 2013 có sự thay đổi rõ nét, so với năm 2011 thì doanh thu năm 2012 giảm gần 10% và năm 2013 thì doanh thu chỉ đạt mức trên 448 tỷ đồng, trong khi tính đến cùng kỳ năm 2012 thì con số này là trên 697 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ VietinBank chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dư âm của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới.

Doanh thu từ lãi cho vay chiếm tỷ trọng cao hơn doanh thu ngoài lãi, khoảng 52,39% - 54% vì cho vay là hoạt động chính của NH. Tuy nhiên kinh tế trì trệ, hoạt động cho vay của NH gặp không ít khó khăn. Thu từ lãi cho vay chủ yếu là từ DN, nhưng thời gian qua hàng loạt các DN tại Cần Thơ đệ đơn xin phá sản, sản xuất tại nhiều doanh nghiệp bị đình trệ, đây chính là nguyên nhân chủ yếu làm thất thu nguồn thu nhập từ lãi cho vay của NH. Giai đoạn này lạm phát tăng cao, năm 2012 cũng là năm giá vàng biến động rất phức tạp, liên tục đạt kỷ lục về giá, năm 2011 giá vàng đạt đến đỉnh là 48,3 triệu đồng/lượng và năm 2012 là 46,3 triệu đồng/lượng. Do thiếu kiến thức về chu kì biến động của giá nên đa số người dân đã suy đoán là giá vàng sẽ tiếp tục tăng, chính điều này làm cho nhiều khách hàng chuyển sang đầu tư vào thị trường vàng thay vì gởi tiết kiệm ở ngân hàng như trước đây. Vì thế nên các NHTM gặp khó khăn trong việc huy động vốn nên thay phiên nhau chạy đua lãi suất làm lãi suất huy động tăng cao, có lúc lên đến 18%/ năm. Bên cạnh những yếu tố bên ngoài làm cho doanh thu của Vietinbank – CT giảm thì còn có các yếu tố xuất phát từ phía ngân hàng, do có sự quản lý của các cổ đông khó tính nước ngoài nên việc giải ngân bị thu hẹp vì có rất nhiều doanh nghiệp ở Cần Thơ tìm đến ngân hàng để xin vay vốn nhưng họ lại không đáp ứng được các yêu cầu của Hội đồng quản trị đưa ra vì vậy ngân hàng từ chối cho vay.

Trang 36

Tuy nhiên, do nhiều chính sách khuyến khích hoạt động tài chính của chính phủ cùng với sự nổ lực của NH nên tính đến 6 tháng đầu năm 2014 thì doanh thu NH có dấu hiệu tăng, tuy nhiên số tăng này chỉ ở mức 9,11%, tương đương với 20.874 triệu đồng, nhưng doanh thu ngoài lãi lại cao hơn 30 tỷ so với doanh thu từ lãi, điều này cho thấy thời gian gần đây ngoài việc cho vay thì Vietinabank – CT đã chú trọng phát huy và mở rộng các loại dịch vụ của mình, cũng như có thêm nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng hơn (trả lương qua thẻ, thu hộ học phí,…) Đây là dấu hiệu đáng mừng đối với VietinBank –CT nói riêng và đối với Vietinabank Việt Nam nói chung.

Về chi phí

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng giống như bất kỳ hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh doanh khác, để tạo nguồn thu cho mình thì phải tốn chi phí và luôn luôn cố gắng tìm những giải pháp để làm sao tối thiểu chi phí này. Bởi vì chi phí hoạt động của NH bao gồm chi phí trả lãi tiền vay, tiền gởi cho khách hàng, chi phí quản lý và các khoản chi phí khác (chi phí công tác cho nhân viên, chi phí điện nước,…) nên đi đôi với việc doanh thu biến động thì xét về mặt chi phí của VietinBank – CT cũng có thay đổi.

Năm 2012 do người tiêu dùng chuyển sang kinh doanh vàng nên việc huy động vốn không thuận lợi như những năm trước nên so với năm 2011 thì chi phí trả lãi năm 2012 giảm gần 14%. Tuy tổng chi phí giảm nhưng chi phí ngoài lãi vẫn còn ở mức khá cao, thậm chí còn tăng trên 3 tỷ vào năm 2012. Nguyên nhân là Vietinbank – CT chuẩn bị cho những bước đổi mới toàn diện cách thức tổ chức, mô hình hoạt động kinh doanh theo hướng hiện đại, nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietinbank Việt Nam chỉ đạo. Bên cạnh đó để khẳng định vị trí của mình và đáp ứng yêu cầu của khách hàng nên VietinBank – CT luôn chủ động ra mắt nhiều dịch vụ mới, tiện ích hơn, bên cạnh đó NH đã đầu tư trang thiết bị cũng như nâng cao nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên và thực hiện các dự án đã được phê duyệt trước đó như: dự án thay thế corebanking cho phép Vietinbank linh hoạt đáp ứng các nhu cầu của khách hàng, mở rộng quy mô hoạt động và đáp ứng chiến lược dài hạn của Vietinbank; dự án MX3 của đối tác Murex ứng dụng cho khối kinh doanh vốn và thị trường,… từ những lý do trên nên chi phí ngoài lãi của NH tính đến 6 tháng đầu năm 2014 tăng gần 75% so với 6 tháng đầu năm 2013.

Về lợi nhuận

So với năm 2011, năm 2012 và năm 2013 lợi nhuận sụt giảm đáng kể. Theo báo cáo ngành NH của công ty chứng khoán Phương Nam thì tổng lợi nhuận toàn ngành năm 2012 là gần 29 nghìn tỷ đồng, sụt giảm gần 50% so với

Trang 37

năm 2011. Hầu hết các NH đều bị sụt giảm lợi nhuận rất mạnh, ngay cả những NH lớn như Vietcombank, BIDV, … cũng không tăng trưởng nhiều so với năm trước đó, dù vẫn đứng đầu toàn ngành về lợi nhuận. Ba nguyên nhân chính dẫn đến lợi nhuận giảm trong năm 2012: do tăng trưởng tín dụng trong năm 2012 khá thấp, lãi suất cho vay hạ nhiệt, chi phí dự phòng rủi ro tăng mạnh do nợ xấu gia tăng. Theo số liệu thống kê của Sở kế hoạch và đầu tư Cần Thơ thì năm 2012 có 130 doanh nghiệp bị giải thể, điều này cũng góp phần ảnh hưởng đến lợi nhuận của Vietinbank – CT. Bên cạnh đó thì chủ trương của Vietinbank là tăng cường việc thẩm định và kiểm soát cho vay, vì vậy một số DN mới thành lập không đủ điều kiện vay vốn ở Vietinbank, dẫn đến lợi nhuận của ngân hàng giảm mạnh vào năm 2012, giảm gần 67% so với năm 2011 (từ trên 68 tỷ đồng năm 2011 giảm xuống chỉ còn gần 23 tỷ đồng vào năm 2012).

Sang năm 2013, kinh tế có sự chuyển biến tích cực hơn, các chính sách tiền tệ, kiềm chế lạm phát của NH Nhà nước đã phát huy tác dụng. Điều này góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển hơn, tính đến tháng 9/2013 thì đã có 821 DN đăng kí kinh doanh, hoạt động của NH cũng tiến triển tốt hơn. Cụ thể năm 2013, lợi nhuận của VietinBank – CT là gần 26,5 tỷ đồng, tăng 15,08% so với năm 2012. Ngoài những nguyên nhân được sự hỗ trợ của nhà nước thì còn có sự nỗ lực của Vietinbank trong việc tìm kiếm khác hàng và mở rộng và phát triển thêm nhiều dịch vụ cho khách hàng. Mặc dù lợi nhuận tăng so với năm 2012 nhưng so với năm 2011, lợi nhuận vẫn còn rất thấp. Nguyên nhân là do tình hình hoạt động của toàn hệ thống NH vẫn chưa có nhiều chuyển biến, thanh khoản vẫn ổn định, lãi suất giảm nhưng không nhiều vì vậy nguồn vốn vẫn chưa đến với doanh nghiệp có nhu cầu. Vốn tín dụng cấp vào khu vực sản xuất vẫn chưa có nhiều cải thiện so với cuối năm 2012, điều này phản ánh khả năng sử dụng vốn của các doanh nghiệp trong tỉnh còn kém. Bức tranh lợi nhuận của NH tính đến 6 tháng đầu năm 2014 không mấy khả quan. Nợ xấu vẫn là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến lợi nhuận của NH, DN vẫn còn rất nhiều khó khăn, hàng tồn kho vẫn chưa giải quyết được. NH cũng đã hạn chế cho vay để giảm gánh nợ xấu nên tăng trưởng tín dụng vẫn thấp.

Một phần của tài liệu thực trạng thanh toán quốc tế bằng l c tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần công thƣơng việt nam – chi nhánh cần thơ (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)