Thư tín dụng hay còn gọi là L/C là một văn bản pháp lý quan trọng, là công cụ cốt lõi của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Theo tác giả Đinh Xuân Trình (2006) thì nó bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
Số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C: Tất cả các L/C đều phải có số hiệu riêng của nó để có thể trao đổi thư từ, điện tín có liên quan đến việc thực hiện thư tín dụng. Địa điểm mở L/C là nơi NH mở L/C viết cam kết trả tiền cho người xuất khẩu, địa điểm này có ý nghĩa trong việc chọn luật áp dụng khi xảy ra tranh chấp nếu có xung đột pháp luật về L/C đó. Ngày mở L/C là ngày bắt đầu phát sinh cam kết của NH mở L/C với người XK, là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C và là căn cứ để người XK kiểm tra xem người NK thực hiện việc mở L/C có đúng hạn như đã quy định trong hợp đồng không.
Loại L/C: ghi rõ loại L/C, nếu như không ghi rõ thì sẽ được hiểu là L/C không thể hủy ngang.
Tên và địa chỉ của những người có liên quan đến L/C: Những người có liên quan đến phương thức TDCT nói chung có hai loại, một là các thương nhân, hai là các NH. Các thương nhân chỉ bao gồm những nhà NK (là người yêu cầu mở L/C), người XK là người hưởng lợi từ L/C. Các NH tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ gồm có NH mở L/C, NH thông báo, NH trả tiền, NH xác nhận… NH mở L/C thường được hai bên mua bán thỏa thuận lựa chọn và quy định trong hợp đồng, nếu chưa có quy định trước, người NK có quyền chọn.
Số tiền của L/C: Số tiền của L/C phải vừa được ghi bằng số, vừa được ghi bằng chữ và thống nhất với nhau và đơn vị tiền tệ phải rõ ràng. Không nên ghi số tiền dưới dạng tuyệt đối. (Theo bản “Quy tắc và Thực hành thống nhất
Trang 12
Tín dụng chứng từ” thì những từ “khoảng”, “khoảng chừng” hoặc những từ có ý nghĩa tương tự được dùng để chỉ mức độ số tiền của L/C được hiểu là cho phép chênh lệch trong khoảng 10% của tổng số tiền đó).
Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời hạn giao hàng ghi trong L/C:
Thời hạn hiệu lực của L/C là thời hạn mà NH mở L/C cam kết trả tiền cho người XK nếu người XK xuất trình BCT phù hợp trong thời hạn đó. Thời hạn hiệu lực của L/C bắt đầu tính từ ngày mở L/C đến hết ngày hết hiệu lực L/C. Thời hạn trả tiền của L/C là thời hạn trả tiền ngay hay trả tiền về sau điều này hoàn toàn phụ thuộc vào quy định của hợp đồng. Nếu việc đòi tiền bằng hối phiếu thì thời hạn trả tiền được quy định ở yêu cầu ký phát hối phiếu. Thời hạn trả tiền có thể nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C nếu như trả tiền ngay hoặc có thể nằm ngoài thời hạn hiệu lực của L/C nếu như trả tiền có kỳ hạn (với điều kiện là những hối phiếu có kỳ hạn phải được xuất trình để chấp nhận trong thời hạn hiệu lực của L/C). Thời hạn giao hàng được ghi trong L/C và do hợp đồng mua bán quy định, nó có mối quan hệ chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của L/C.
Điều khoản về hàng hóa: Tên hàng hóa, số lượng, trọng lượng, giá cả, quy cách phẩm chất, bao bì, ký mã hiệu…
Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa: nơi gởi, nơi giao hàng, phương tiện vận chuyển, cách giao nhận hàng… Có thể áp dụng INCOTERMS, tùy theo thỏa thuận của người NK và người XK.
Các chứng từ mà người XK phải xuất trình: đây là nội dung then chốt của L/C vì BCT quy định trong L/C là bằng chứng của người XK chứng minh rằng mình đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và là đúng theo quy định của L/C.
Cam kết trả tiền của NH mở thư tín dụng:Điều này là sự ràng buộc trách nhiệm của NH mở L/C.
Những điều kiện đặc biệt khác:Tùy theo người NK và XK mà sẽ có thêm những điều kiện đặc biệt khác.
Chữ ký của Ngân hàng mở L/C: Chữ ký của NH mở L/C rất quan trọng vì nếu như thiếu nó thì L/C hoàn toàn không có giá trị.