Những phƣơng tiện thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu thực trạng thanh toán quốc tế bằng l c tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần công thƣơng việt nam – chi nhánh cần thơ (Trang 35)

a) Hối phiếu (Bill of exchange – Draffs)

- Định nghĩa: thường thì hối phiếu được định nghĩa không giống nhau nhưng nhìn chung có thể định nghĩa như sau: “Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho một người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy hoặc đến một ngày cụ thể nhất định hoặc đến một ngày có thể xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả ch người cầm phiếu” (Nguyễn Minh Kiều, 2007).

- Quyền lợi và nghĩa vụ của những người có liên quan:

+ Người ký phát (Drawer): thường là đơn vị XK có trách nhiệm ký phát cho đúng luật để đảm bảo được trả tiền.

+ Người trả tiền hối phiếu (Drawee): là đơn vị NK hoặc là một đơn vị khác do đơn vị NK chỉ định có trách nhiệm trả tiền, nếu hối phiếu có kỳ hạn thì ký chấp nhận trả tiền khi hối phiếu được xuất trình.

+ Người thụ hưởng hối phiếu: có quyền được nhận số tiền của hối phiếu.

+ Người chuyển nhượng hối phiếu: là đơn vị đem quyền hưởng lợi của mình chuyển cho đơn vị khác bằng thủ tục ký hậu.

- Phân loại:

+ Căn cứ vào thời hạn thanh toán gồm: Hối phiếu trả ngay (Sign draft hay Drafts at sign), Hối phiếu trả sau – Hối phiếu có kỳ hạn (Time draft).

+ Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng: Hối phiếu đích danh, Hối phiếu vô danh, Hối phiếu theo lệnh.

+ Căn cứ vào chủ thể ký phát hối phiếu: Hối phiếu thương mại (Commercial bills), Hối phiếu Ngân hàng (Bank bills).

Trang 21

+ Tính bắt buộc: là “tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện” trừ trường hợp hối phiếu được lập ra trái với các đạo luật chi phối nó.

+ Tính trừu tượng: Do trên trái phiếu không nêu nguyên nhân phát sinh việc lập hối phiếu, mà chỉ ghr số tiền phải trả và những nội dung liên quan đến việc trả tiền. Hiệu lực pháp lý của hối phiếu cũng không bị ràng buộc bởi bất cứ nguyên nhân gì sinh ra hối phiếu. Vì vậy, tính trừu tượng của hối phiếu nằm ở nghĩa vụ trả tiền.

+ Tính lưu thông: Hối phiếu có thể chuyển nhượng một hay nhiều lần trong thời hạn của nó (nó có tính chất này vì hối phiếu là lệnh đòi tiền của người này với người khác).

b)Lệnh phiếu (Promissory notes)

- Định nghĩa: “Lệnh phiếu là một lời hứa, lời cam kết trả tiền vô điều kiện trong đó người ký cam kết trả một số tiền nhất định vào một ngày xác định cho người thu hưởng lệnh phiếu hoặc theo lệnh người đó trả tiền” (Nguyễn Minh Kiều, 2007).

- Một số đặc điểm của lệnh phiếu:

+ Một lệnh phiếu có thể do một hay nhiều người ký cam kết thanh toán cho một hay nhiều người thụ hưởng.

+ Lệnh phiếu cần có sự bảo lãnh của NH hoặc công ty tài chính. Sự bảo lãnh này đảm bảo khả năng thanh toán của lệnh phiếu (với tính thụ động trong thanh toán nên lệnh phiếu ít sử dụng hơn hối phiếu).

+ Khác với hối phiếu thường gồm 2 bản thì lệnh phiếu chỉ có 1 bản chính do người nợ phát hành ra để chuyển cho người hưởng lợi.

+ Kỳ hạn được quy định trên lệnh phiếu. c) Séc (Cheque)

* Định nghĩa: Séc là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện của người chủ tài khoản, ra lệnh cho NH trích từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trong séc, hoặc trả cho người cầm séc một số tiền nhất định bằng tiền mặt hay chuyển khoản. Một tờ séc được thanh toán phải có đầy đủ tính chất pháp lý (Nguyễn Minh Kiều, 2007).

* Đặc điểm của séc cũng giống như của hối phiếu có tính trừu tượng, tính bắt buộc và tính lưu thông.

* Phân loại Séc:

Trang 22

- Theo tính lưu chuyển Séc ký danh, Séc vô danh, Séc theo lệnh.

- Theo mức độ đảm bảo người thụ hưởng sẽ nhận được tiền: Séc NH (hay séc tiền mặt), Séc bảo chi.

- Theo đặc điểm sử dụng Séc:

+ Séc gạch chéo (Crossed cheque): mặt sau được gạch hai đường chéo song song, Séc này chỉ có thể được trả tiền bằng hình thức ghi có vài tài khoản của người thụ hưởng tại NH.

+ Séc gạch chéo đặc biệt (Crossed cheque specially): mặt trước hoặc mặt sau của tờ Séc được gạch chéo hai đường song song, giữa hai đường chéo là tên NH hoặc cả chi nhánh NH. Séc gạch chéo đặc biệt cũng có thể ghi tên NH nhờ thu để tuận tiện cho việc giải quyết khi Séc bị NH từ chối thanh toán. Ngoài ra còn có Séc gạch chéo thường, Séc du lịch…

Một phần của tài liệu thực trạng thanh toán quốc tế bằng l c tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần công thƣơng việt nam – chi nhánh cần thơ (Trang 35)