Về lợi thế được thiên nhiên ưu đãi nên ĐBSCL là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để sản xuất lúa gạo, nuôi trồng thủy sản, hằng năm cung cấp hàng triệu tấn lúa gạo và thủy sản cho thị trường trong nước và thế giới, kim ngạch xuất khẩu gạo và thủy sản luôn đứng đầu cả nước. Vì cũng là một trong các tỉnh ĐBSCL nên hàng năm Cần Thơ cũng góp một lượng lớn gạo và thủy sản cho kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Việc phân tích các mặt hàng xuất nhập khẩu của khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT tại NH là rất quan trong, mặt hàng gạo và thủy sản là những mặt hàng xuất khẩu truyền thống của các DN ở Thành phố Cần Thơ và có thể nói doanh thu từ TTQT của NH tăng giảm theo sự tăng giảm kim ngạch XNK.
Trang 66
Bảng 4.6: Doanh số và số món thanh toán bằng L/C theo mặt hàng giai đoạn 2011 – 6T2014
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6T2014 Số món (món) Giá trị (1000 USD) Số món (món) Giá trị (1000 USD) Số món (món) Giá trị (1000 USD) Số món (món) Giá trị (1000 USD) Xuất khẩu 287 10.962 318 6.188 281 4.490 159 3.462 Gạo 138 4.025 174 4.086 156 2.464 78 1.556 Thủy sản 124 4.386 110 1.225 97 1.134 57 1.160 Dược phẩm 8 926 8 481 7 397 3 178 Khác 17 1.625 26 396 21 495 21 568 Nhập khẩu 36 2.887 12 1.135 28 1.487 27 814,225
Điện máy, điện tử 9 1.054 2 464 8 674 9 572
Thép 3 864 1 427 4 494 3 102
Nguyên liệu dược phẩm, hóa chất 11 276 7 154 9 167 5 74
Khác 23 693 2 90 7 152 10 66,225
Tổng 323 13.849 330 7.323 309 5.977 186 4.276,225
Trang 67
Qua bảng 4.6 chúng ta có thể thấy rõ được sự tăng giảm về số món và về giá trị của các mặt hàng chủ yếu được thực hiện TTQT bằng L/C tại VietinBank – CT giai đoạn 2011 – 6T2014.
- Về mặt hàng xuất khẩu:
Gạo là mặt hàng có doanh số và tỷ trọng thanh toán lớn nhất trong cơ cấu thanh toán XK tại Vietinbank – CT. Năm 2011 giá trị thanh toán là 4.025.000 USD với 138 món, sang năm 2012 thì con số này tăng lên đạt 174 món, nhưng năm 2013 thì số món lại giảm xuống chỉ còn 281 món tương ứng với 4.490.000 USD. Điều này không chứng tỏ kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2013 sụt giảm mà là do các đối tác tin tưởng lẫn nhau nên các DN ưu tiên chọn thanh toán bằng phương thức chuyển tiền thay cho L/C. Có thể nói các KH truyền thống của NH như CTCP lương thực Sông Hậu, CTCP Mekong,… có những đối tác XK lâu năm ở nước ngoài và uy tín của các DN Việt Nam và các nhà NK nước ngoài ngày càng được nâng cao. Lúa gạo ĐBSCL đã có mặt trên các thị trường lớn ở Châu Á và các thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản; hạt gạo Việt Nam hiện nay đã, đang và sẽ vươn xa trên thị trường tiềm năng như Châu Phi, Trung Đông và các nước Mỹ Latinh,… Thị trường ngày càng được mở rộng chính là điều kiện thuận lợi cho các DN XK gạo ở Việt Nam nói chung và ở Cần Thơ nói riêng. Với những điều kiện thuận lợi cho các DN XK, tăng kim ngạch XK thì Vietinbank – CT cũng mở rộng được hoạt động TTQT của mình, tăng doanh số thanh toán. Tính đến 31/10/2012, Việt Nam đã vươn lên vị trí số 1 về XK gạo trên thế giới (Vneconomy,2012), đây là mặt hàng thế mạnh và ổn định của nước ta từ trước cho đến nay.
Đứng sau gạo là thủy sản, đây cũng là một trong những mặt hàng XK chủ lực của Cần Thơ, nhưng nó gặp không ít khó khăn khi liên tục chịu áp lực về thuế chống bán phá giá của Mỹ, cụ thể là vào năm 2011 tăng 251 nghìn USD so với năm 2010, năm 2012 giảm xuống còn 3.554 nghìn USD. Hiện nay thì rào cản về thuế đã được khắc phục thì lại có rất nhiều rào cản khác xuất hiện như: rào cản thương mại tại Nhật Bản đối với các DN XK tôm, rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm, rào cản về chất lượng sản phẩm, rào cản về kỹ thuật,… bên cạnh đó tình hình làm ăn thua lỗ và phá sản của nhiều DN lớn trên địa bàn thành phố, đặc trưng là DN XNK thủy sản Bình An. Do gặp nhiều khó khăn nên tình hình XK thủy sản bị sụt giảm nên cũng ảnh hưởng đến việc TTQT tại NH, cụ thể là từ 124 món (tương ứng với 4.386.000 USD) năm 2011 giảm xuống còn 97 món (với giá trị là 1.134.000 USD) năm 2013.
Trang 68
- Mặt hàng NK chiếm tỷ trọng cao nhất là điện máy, điện tử, chúng ta có thể thấy rằng trong bối cảnh nền kinh tế hiện tại, rất nhiều rào cản và đối thủ cạnh tranh xuất hiện nên các DN muốn áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh và đổi mới máy móc thiết nhằm tiết kiệm nhân công và chi phí nhưng hiệu quả cũng như chất lượng sản phẩm tăng lên, có thể XK sang các thị trường khó tính như EU, Mỹ,…Tỷ trọng giá trị của mặt hàng này chiếm khoảng 36,5% - 45%. Xếp thứ 2 là nguyên liệu sản xuất dược phẩm, hóa chất, điều này dễ hiểu khi các DN XK phân bón và nông dược là KH của NH đang hoạt động kinh doanh khá hiệu quả.
Do chưa đẩy mạnh được việc tìm kiếm khách hàng mới và mở rộng quan hệ với khách hàng cũ nên số hợp đồng TTQT nói chung và TTQT bằng L/C vẫn chỉ là của những KH truyền thống. Nguyên nhân dẫn đến KH của Vietinbank – CT vẫn chưa thật sự nhiều một phần là do chính sách thắt chặt và nghiêm ngặt của Hội sở và sự đòi hỏi từ KH của Hội đồng quản trị Nhật Bản nên NH đã bỏ qua rất nhiều KH để cho vay hay các hợp đồng TTQT nên xét về mặt hàng TTQT ở Vietinbank – CT vẫn chưa nhiều và chưa đa dạng, bởi vì ở Cần Thơ còn rất nhiều các mặt hàng xuất khẩu khác như: thủ công mỹ nghệ, may mặc, giày dép,… vì vậy những thành tích mà Vietinbank – CT đạt được thực sự chưa nhiều xứng tầm với những thế mạnh và tiềm năng của NH.
4.1.8 So sánh phí thanh toán L/C của Vietinbank – Cần Thơ so với một số ngân hàng khác trên địa bàn TP. Cần Thơ
Thanh toán quốc tế bằng L/C là một hoạt động dịch vụ thu phí, hàng năm các khoản phí thu từ hoạt động thanh toán L/C nói riêng và tổng các phương thức thanh toán quốc tế nói chung đã góp một phần vào doanh thu của Vietinbank – CT. Ngoài ra hoạt động TTQT còn mang một ý nghĩa hết sức to lớn trong việc thể hiện tầm vóc và vị thế của Vietinbank – CT trong khối các NH, nhờ vào đó hệ thống có thể phát triển một cách toàn diện trong việc thu hút khách hàng và các hoạt động tài trợ XNK. Chính vì vậy Vietinbank – CT rất chú trọng trong việc nâng cao chất lượng phục vụ và xây dung hệ thống biểu phí phù hợp, để đảm bảo lợi ích của cả Vietinbank và cho cả khách hàng giao dịch. Để tìm hiểu kỹ hơn về năng lực cạnh tranh giữa Vietinbank và các NH khác trong khu vực trong lĩnh vực TTQT, tác giả thực hiện việc so sánh biểu phí dịch vụ thanh toán L/C của Vietinbank với Vietcombank và Eximbank vì đây là hai NH rất mạnh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ TTQT.
Trang 69
Bảng 4.7 Biểu phí thanh toán L/C của VietinBank so với VietcomBank và EximBank ở Cần Thơ năm 2011 – 6T2014
Đvt: USD
Khoản mục VietinBank – CT Eximbank – CT Vietcombank – CT
L/C xuất khẩu Thông báo Trực tiếp 30 15 20 Qua 1 NH 35 25 25 Qua 2 NH 20 USD + Phí NH1 10 + Phí NH TB 1 20 Tu chỉnh L/C Trực tiếp 15 5 10 Qua 1 NH 15 Qua 2 NH 5 + Phí NH TB 1 TT BCT theo L/C 0,18%/ trị giá BCT.
Tối thiểu là 20 USD, tối đa là 200 USD
0,15% / trị giá BCT Tối thiểu là 10 USD, tối đa là 200 USD
0,15% / trị giá BCT. Tối thiểu là 20 USD, tối đa là 200 USD
L/C nhập khẩu Phát hành L/C Ký quỹ 100% 0,05%/ trị giá L/C có ký quỹ hay 0,15%/ trị giá L/C không ký quỹ.
Tối thiểu là 50 USD
Tối thiểu là 0,075%/ trị giá L/C
0,05%/trị giá L/C Tối thiểu là 50 USD, tối đa là 500 USD Ký quỹ <100% Tối thiểu 0,075%/số
tiền ký quỹ hoặc tối thiểu 0,15%/số tiền chưa ký quỹ.
Tối thiểu 50 USD, tối đa là 2000 USD
Phát hành L/C sơ bộ 20 50 Tu
chỉnh L/C
Tăng trị giá Như phát hành L/C. Tối thiểu 30 USD
Như phát hành L/C Như phát hành L/C Khác 20 10 20
TT BCT theo L/C 0,2%/ trị giá thanh toán, tối thiểu là 30 USD
Tối thiểu 0,2%/trị giá thanh toán. Tối thiểu là 20 USD
0,2%/trị giá thanh toán. Tối thiểu 20 USD, tối đa 500 USD
Trang 70
Qua bảng so sánh biểu phí cho ta thấy rõ, tuy có sự tương đồng trong cách tính phí của ba ngân hàng nhưng hầu hết các mức phí của Vietinbank cao hơn so với Vietcombank và Eximbank, điều này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến tính cạnh tranh của Vietinbank mặc dù NH đã có nhiều cố gắng thay đổi mức phí của mình so với trước đây. Tuy nhiên có một điểm còn hạn chế đó là so với Vietcombank và Eximbank thì Vietinbank chỉ áp dụng mức tối thiểu chứ không áp dụng mức phí tối đa, điều này cho thấy cho dù giá trị nhỏ đến đâu thì KH đến với Vietinbank vẫn phải trả mức phí không thấp hơn mức phí tối thiểu, trong khi đó lại không áp dụng mức tối đa như hai ngân hàng trên. Vì vậy, nếu giá trị hợp đồng càng lớn thì mức phí cùng với đó sẽ tăng theo, đây là một trong những vấn đề mà các DN (đặc biệt là các DN vừa mới thành lập hay các DN vừa và nhỏ) cũng thường e ngại mỗi khi thực hiện một hợp đồng XNK có giá trị lớn.
Nhìn vào bảng trên ta có thể dễ dàng nhận thấy mức phí thanh toán BCT theo L/C xuất khẩu của Vietinbank là cao nhất trong ba ngân hàng, mà như chúng ta đã biết đa số các DN ở Cần Thơ đều là DN XK nên điều này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới tính cạnh tranh của Vietinbank trong mảng TTQT bằng