Đối với NHTM ở Cần Thơ nói chung và Vietinbank – CT nói riêng thì TTQT hàng XK luôn nhiều hơn thanh toán hàng NK, nguyên nhân là do đặc thù của kinh tế ở Cần Thơ là có thế mạnh về xuất khẩu gạo, thủy sản và chỉ nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất dược phẩm, phận bón,… hay máy móc thiết bị khi cần thiết. Bảng 4.3 sẽ minh chứng rõ hơn cho điều này.
Tiêu chí Chuyển tiền Nhờ thu L/C
1. Mức độ tin cậy Cao Vừa Thấp
2. Chi phí Thấp Vừa Cao
3. Rủi ro
- Người XK Cao Vừa Thấp
- Người NK Thấp Vừa Cao
Trang 54
Bảng 4.3 Số món và doanh số thanh toán L/C xuất khẩu và nhập khẩu
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6T2013 6T2014
Chênh lệch
2012/2011 2013/2012 6T2014/6T2013 Giá trị % Giá trị % Giá trị % L/C NK Giá trị (1000 USD) 2.887 1.135 1.487 764,176 814,225 (1.752.) (60,69) 352 31,01 50,049 6,55
Số món (món) 36 12 28 16 27 (24) (66,67) 16 133,33 11 68,75 L/C XK Giá trị (1000 USD) 10.962 6.188 4.490 2.256 3.462 (4.774) (43,55) (1.698) (27,44) 1.206 53,46 Số món (món) 287 318 281 127 159 31 10,81 (37) (11,64) 32 25,19
Trang 55
Hình 4.2 cho ta thấy rõ nét hơn về cơ cấu TTQT hàng nhập khẩu và xuất khẩu theo phương thức L/C ở Vietinbank – CT.
Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp, 2014
Hình 4.2 : Tỷ trọng thanh toán bằng L/C XK và NK của Vietinbank – CT giai đoạn 2011 – 6T2014
Qua hình 4.2 Ta thấy, tại Vietinbank – CT thanh toán hàng XK là hoạt động chủ yếu của TTQT khi nó liên tục chiếm trên 75% tổng giá trị thanh toán. Điều này dễ hiểu là do thế mạnh của thành phố Cần Thơ là về xuất khẩu thủy sản và gạo và chỉ nhập về nguyên vật liệu hay máy móc thiết bị để phục vụ sản xuất. Tuy nhiên do trong giai đoạn 2011 – 2013, doanh số thanh toán L/C xuất khẩu và nhập khẩu có nhiều biến động do chịu sự ảnh hưởng của đợt khủng hoảng tài chính 2008 – 2010 nên kinh tế Cần Thơ gặp không ít khó khăn. Theo báo cáo “Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội” năm 2011, năm 2012 và năm 2013 của Uỷ ban Nhân dân Cần Thơ thì giai đoạn 2011 – 2013, công nghiệp tăng trưởng chậm; doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn sản xuất, thị trường thu hẹp, số DN giải thể và ngừng hoạt động tăng cao làm ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của người lao động. Điều này gián tiếp ảnh hưởng đến doanh số TTQT bằng L/C tại NH, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng không đồng đều trong giai đoạn 2011 – 2013.
Trang 56
- Về thanh toán xuất khẩu bằng phương thức L/C:
Hoạt động thanh toán XK của NH chịu sự tác động của những biến động nền kinh tế của Việt Nam và của thị trường quốc tế. Trị giá thanh toán XK ở Vietinbank – CT tăng giảm không đồng đều trong giai đoạn 2011 – 6T2014. Chỉ qua hai năm, từ 2011 – 2013 mà giá trị thanh toán L/C XK giảm hơn một nữa, nhưng tính đến sáu tháng đầu năm 2014 thì nó lại tăng lên 25,19% so với sáu tháng đầu năm 2014.
Năm 2011, giá trị thanh toán xuất khẩu bằng L/C đạt gần 11 triệu USD. Tuy các DN ở Cần Thơ còn gặp nhiều khó khăn, kim ngạch XNK của thành phố giảm xuống, nhưng một phần do thế mạnh của mình, một phần là do tình hình XK thủy sản tiếp tục thuận lợi do nền kinh tế ở các nước như: Mỹ, EU, Nhật Bản (các thị trường nhập khẩu thủy sản chủ yếu của Cần Thơ) đang trên đà hồi phục, nhu cầu nhập khẩu tăng. Bên cạnh đó là chính sách hỗ trợ cho các DN XK của thành phố (chủ yếu là những mặt hàng gạo, thủy sản) đã giúp cho tình hình hoạt động kinh doanh của các DN XNK là khách hàng truyền thống của NH được cải thiện. Vì thế doanh thu từ hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu của Vietinbank – CT vẫn ở mức 8 con số.
Năm 2012, tuy tăng lên 10,81% về số món so với năm 2011 nhưng về giá trị thì lại giảm gần 44%. Nguyên nhân là do bị áp thuế chống bán phá giá vẫn còn khá cao nên mặc dù xuất khẩu nhiều nhưng lợi nhuận không cao và tuy nhiều về số lượng nhưng tính về giá trị của mỗi món thì thấp hơn so với năm 2011. Mặc dù các chính sách hỗ trợ như: tăng hạn mức tín dụng cho vay, ưu đãi lãi suất cho vay, tư vấn các kiến thức cần thiết cho việc thanh toán XNK,…được Vietinbank – CT thực hiện liên tục trước những khó khăn của các DN XNK, nhưng bản thân các nhà NK lại co hẹp, khó khăn về vốn nên ưu tiên chọn hình thức thanh toán chậm, kéo theo việc đình trệ về phục vụ cho sản xuất của các DN XNK, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ vủa Cần Thơ đạt gần 1,3 triệu USD, giảm 14,3% so với năm trước (Sở Kế hoạch và Đầu tư Cần Thơ, 2012) và theo thống kê của Cục thống kê Cần Thơ thì tính đến cuối tháng 12/2012 đã có 130 DN tuyên bố giải thể. Chính điều này đã góp một phần cho việc giảm sút thanh toán XK bằng L/C tại Vietinbank – CT, vì trong tình hình này L/C đã không còn là lựa chọn tối ưu của họ. nên giá trị thanh toán bằng L/C chẳng những không tăng mà còn giảm là điều dễ hiểu.
Năm 2013, một số doanh nghiệp trong tỉnh chỉ sản xuất cầm chừng, các DN lớn và đã có uy tín cũng như kinh nghiệm XK nên trong điều kiện khó khăn chồng chất khó khăn thì các DN ưu tiên chọn những phương thức đơn giản để tiết kiệm chi phí cũng như thời gian, các DN chọn L/C là vì để đảm
Trang 57
bảo tính thanh toán cho các bên trong các lần đầu mua bán với nhau nhưng trong tình hình khó khăn này các DN không mở rộng thị trường XK cũng như tìm kiếm thêm khách hàng. Bên cạnh đó, các NH cạnh tranh trực tiếp với chi nhánh như: Vietcombank, Eximbank, BIDV, HSBC,…đã san sẻ khách hàng và gây ra không ít khó khăn cho Vietcombank – CT. Chính vì những lí do đó nên doanh số thanh toán L/C hàng XK vẫn thấp hơn 27,44% so với năm 2012. Đến năm 2014 thì tình hình kinh tế lúc này khá ổn định nên các DN mở rộng sản xuất kinh doanh, nỗ lực trong việc tìm kiếm khách hàng mới và do mới hợp tác với nhau nên các DN ưu tiên chọn phương thức thanh toán L/C để đảm bảo quyền lợi cho mình. Bên cạnh đó với sự nỗ lực của NH để hòa nhập với thời kỳ đổi mới, NH đã triển khai mạnh mẽ hoạt động dịch vụ và phát triển sản phẩm, thiết lập quan hệ với các DN trên địa bàn thành phố, ngoài ra NH vẫn giữu được niềm tin với khách hàng quen thuộc của mình, từ đó mở rộng thêm quy mô hoạt động và củng cố thêm vị trí của mình trong hệ thống NH trên địa bàn. Vì lẽ đó nên tình hình thanh toán bằng L/C tính đến 6 tháng đầu năm 2014 tăng 53,46% về giá trị và tăng thêm 32 món.
- Về thanh toán nhập khẩu bằng phương thức L/C:
Nhìn chung kim ngạch nhập khẩu của Cần Thơ luôn thấp hơn so với kim ngạch xuất khẩu, từ đó hoạt động thanh toán hàng NK của NH cũng chiếm tỷ trọng nhỏ hơn. Qua bảng 4.3 cho thấy doanh số L/C hàng nhập khẩu biến động không đồng đều trong giai đoạn 2011 – 6T2014, cụ thể năm 2012 giảm mạnh và năm 2013 và sáu tháng 2014 lại tăng lên.
Năm 2011, số món L/C là 36 món, tương ứng với giá trị thanh toán là 2,887 triệu USD, chiếm tỷ trọng cao nhất trong 3 năm 2011- 2013. Cũng giống như thanh toán xuất khẩu, việc hội nhập và hợp tác quốc tế của nước ta ngày càng mở rộng và không chỉ riêng về lĩnh vực xuất khẩu mà cả lĩnh vực nhập khẩu cũng tăng lên. Năm 2011, kim ngạch nhập khẩu của Cần Thơ là 513,86 triệu USD (Sở kế hoạch và đầu tư Cần Thơ, 2011). Thành phố Cần Thơ tiếp tục thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư, dẫn đến lượng máy móc thiết bị nhập khẩu cho hoạt động sản xuất kinh doanh tăng cao. Các doanh nghiệp tại địa bàn thành phố cũng đẩy mạnh nhập khẩu các mặt hàng như: nguyên liệu dược phẩm,…do đó hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu của các NH trong thành phố nói chung và Vietinbank – CT nói riêng khá cao.
Năm 2012, về số món cũng như về giá trị thanh toán L/C nhập khẩu đều giảm so với năm 2011 và thấp nhất trong ba năm 2011 – 2013. Nguyên nhân là do chính sách ngoại thương của chính phủ trong thời gian này nhập siêu của nước ta luôn tục giảm, cụ thể là năm 2011 là 9,8 tỷ USD (giảm 21% so với
Trang 58
năm 2010) và năm 2012 nước ta lần đầu tiên xuất siêu với 284 triệu USD sau 20 năm. Các chương trình tài trợ NK đều bị thắt chặt, NH chưa dàn xếp được ngoại tệ cho DN khi họ mở L/C NK, dịch vụ này đang bị các NHTM trên địa bàn cạnh tranh trực tiếp, đặc biệt là Vietcombank, đây là NH chuyên về hoạt động ngoại thương nên luôn có lượng USD tích trữ cao, thêm vào đó là kinh nghiệm và thương hiệu lâu năm về TTQT nên thu hút được nhiều DN. Bên cạnh đó còn có nguyên nhân là do tình hình kinh tế khó khăn của các DN trong nước và cả các DN có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất, giảm nhập khẩu hàng hóa, máy móc, nguyên vật liệu sản xuất cũng là một phần lý do của tỷ trọng thanh toán hàng NK giảm đi.
Năm 2013, tình hình kinh tế có chút khởi sắc nên các DN phục hồi sản xuất nên việc thanh toán hàng NK mặc dù không cao nhưng vẫn tăng lên so với năm 2012. Do các DN mới phục hồi sản xuất, cũng như ở Cần Thơ có thêm 821 DN đăng kí kinh doanh nên nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh, vì để tạo lòng tin cho các nhà XK nước ngoài nên các DN ở Cần Thơ chọn phương thức thanh toán L/C, chính những điều đó đã là cho giá trị và số món thanh toán L/C NK tại Vietinbank – CT tăng lên. Số món giao dịch tăng lên còn thể hiện NH có nhiều hợp đồng giao dịch mới, tức là NH đã thu hút thêm được nhiều KH mới do quá trình nổ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ nhân viên của NH.
Tính đến sáu tháng đầu năm 2014 thì tình hình thanh toán nhập khẩu bằng L/C tăng lên khá cao so với sáu tháng đầu năm 2013, đặt biệt là về số món đã tăng lên gấp đôi. Nguyên nhân chính của việc tăng này là do các DN nhập khẩu trang thiết bị và áp dụng khoa học công nghệ để phục vụ cho sản xuất kinh doanh của mình. Từ đó chứng tỏ Vietinbank – CT không những giữ được khách hàng truyền thống mà còn luôn chủ động tìm kiếm khách hàng và tạo được mối quan hệ với các DN mới thành lập.
4.1.4 So sánh việc nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng L/C xuất khẩu và L/C nhập khẩu tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Vi ệt