Thực trạng thanh toán quốc tế bằng L/C theo từng thị trƣờng

Một phần của tài liệu thực trạng thanh toán quốc tế bằng l c tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần công thƣơng việt nam – chi nhánh cần thơ (Trang 74)

Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản là 4 thị trường XK chính của các DN XNK thủy sản Cần Thơ (Sở Công Thương TPCT, 2013) với hai sản phẩm chính là tôm sú và cá da trơn. Nhưng trong những năm qua, các DN XK thủy sản ở ĐBSCL và Cần Thơ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức từ thị trường NK, bên cạnh đó là khủng hoảng kinh tế toàn cầu đẫn đến một số nước NK thủy sản chính của Việt Nam áp dụng các biện pháp về thuế quan hay đòi hỏi tiêu chuẩn về kỹ thuật, điển hình như Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá đối với cá da trơn của Việt Nam XK sang thị trường này, hiện nay thì thuế chống bán phá giá đã giảm xuống đáng kể nhưng thay vào đó thì Hoa kỳ lại áp dụng các tiêu chuẩn đòi hỏi về kỹ thuật nhiều hơn, điều này gây ra không ít khó khăn cho DN XK Việt Nam nói chung và DN XK ở Cần Thơ nói riêng. Ngoài ra, cùng với các hàng rào thuế quan thì vào năm 2008 Hoa Kỳ ban hành Luật “Farm Bill”, theo đó cơ quan thanh tra nhập khẩu từ Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) sang trực thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) sẽ kiểm soát NK đối với cá da trơn vào Hoa Kỳ và mới đây vào ngày 07/02/2014 Thổng thống Obama đã chính thúc ký quyết đinh ban hành Luật Nông trại 2014. Bảng 4.4 giúp chúng ta hiểu rõ hơn tình hình thanh toán XNK bằng L/C của TP CT sang các thị trường chủ yếu như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU,…

Trang 60

Bảng 4.4: Doanh số và số món TTQT bằng L/C theo thị trường giao dịch giai đoạn 2011 – 6T2014

Quốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực 2011 2012 2013 6T2014 Số món (món) Giá trị (USD) Số món (món) Giá trị (USD) Số món (món) Giá trị (USD) Số món (món) Giá trị (USD) Xuất khẩu 287 10.962.000 318 6.188.000 281 4.490.000 159 3.462.000 Trung Quốc 126 5.684.000 132 3.352.000 107 1.808.000 46 1.184.000 Mỹ 37 1.568.000 51 958.000 38 759.000 21 538.000 EU 54 2.140.000 69 1.096.000 59 937.000 38 1.026.000 Nhật 26 606.000 32 462.000 30 375.000 24 394.000 Khác 44 964.000 34 320.000 47 611.000 30 320.000 Nhập khẩu 36 2.887.000 12 1.135.000 28 1.487.000 27 814.225 Trung Quốc 23 1.042.000 5 461.000 12 649.000 11 376.000 Hàn Quốc 5 738.000 2 212.000 5 216.000 6 73.000 Nhật 4 745.000 2 358.000 4 427.000 5 232.225 Khác 4 362.000 3 104.000 7 195.000 4 42.000

Trang 61

Trong những năm vừa qua, Trung Quốc là nước đứng đầu trong kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Theo thống kê của Tổng cục thống kê năm 2012 thì qua các năm Việt Nam vẫn là nước nhập siêu từ Trung Quốc và năm 2013 kim ngạch NK hàng hóa của Việt Nam từ Trung Quốc là 36,9 tỷ USD (chiếm tỷ trọng 28,1% tổng kim nghạch NK cả nước và tăng mạnh so với năm 2012 khoảng 28,4%). Trong cơ cấu TTQT tại Vietinbank – CT thì Trung Quốc là quôc gia có số lượt giao dịch chiếm tỷ trọng cao nhất, năm 2011 số món nhập khẩu là 126 món và lên 132 món vào năm 2012, nhưng con số này đã giảm xuống còn 107 món vào năm 2013 và nếu tính đến 6T2014 thì còn 46 món. Điều này có thể lý giả là do KH đã dần dần mất niềm tin với chất lượng hàng hóa của Trung Quốc, vì không ít sản phẩm (bánh kẹo, đồ chơi trẻ em,…) có xuất xứ từ Trung Quốc đượcbán ở thị trường Việt Nam gây ra các bệnh nguy hiểm cho người tiêu dùng, còn về phần công nghệ và điện tử tuy hình dáng, mẫu mã đẹp nhưn chất lượng lại không tương xứng với hình thức bên ngoài của sản phẩm và gần đây tình hình về Biển Đông cũng đã ảnh hưởng đến việc giao thương giữa hai nước. Bên cạnh việc nhập khẩu nhiều thì việc xuất khẩu sang Trung Quốc cũng chiếm tỷ trọng khá cao, chúng ta điều biết Trung Quốc là nước có dân số rất cao nên việc nhập khẩu lúa gạo và thủy sản của Việt Nam là điều dễ hiểu và việc nhập khẩu từ Việt Nam cũng khá thuận lợi một phần là do vị trí địa lý của 2 nước, có thể dễ dàng vận chuyển bằng đường biển và một phần là do giá sản phẩm của Việt Nam tương đối thấp so với các nước khác.

Bên cạnh Trung Quốc thì Mỹ cũng chính là khách hàng truyền thống của các DN XK Việt Nam và của cả Vietinbank – CT. Giá trị phí dịch vụ TTQT từ thị trường này khá cao góp phần lớn vào doanh thu từ hoạt động TTQT của NH. Cụ thể là năm 2011 với giá trị trên 1,5 triệu USD nhưng đến năm 2012 và năm 2013 thì con số này có xu hướng giảm, chỉ còn không tới một nửa vào năm 2013. Tuy Mỹ vẫn là một thị trường đầy tiềm năng nhưng vì có quá nhiều đối thủ cạnh tranh, các hàng rào phi thuế quan và thuế quan ngày càng nhiều bên cạnh đó là nhu cầu tiêu dùng giảm nên tỷ trọng của thị trường này đang giảm dần.

Đối với các nhóm quốc gia khác thì trong những năm gần đây Nhật Bản là một thị trường lớn của các DN XK, do Nhật Bản có nét tương đồng về văn hóa phong tục tập quá nên nhiều mặt hàng của địa phương có thể XK được sang thị trường này như thủy sản, thủ công mỹ nghệ,… Năm 2011, Việt anm đứng thứ ba trên thế giới về XK thủy hải sản sang thị trường Hàn Quốc, các mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu là tôm, mực, bạch

Trang 62

tuộc,… Đây là hai thị trường XK chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng giá trị TTQT tại NH.

Các nước ở khu vực Đông Nam Á, Châu Phi,… cũng có quan hệ thương mại với một số DN trong thành phố Cần Thơ, tuy nhiên đây là những khách hàng không thường xuyên, thiếu tính ổn định và giá trị không cao, chủ yêu cũng chỉ là những mặt hàng thông thường và nhỏ lẻ.

Mặc dù có nhiều biến động trong việc TTQT bằng L/C nhưng Vietinbank – CT vẫn có một số hợp đồng ổn định, đa số các khách hàng của NH đều là các DN lớn ở CT nên các rào cản của thị trường nước ngoài vẫn chưa thật sự làm khó được các DN nên tình hình XK của DN vẫn diễn ra khá tốt và Vietinbank – CT là sự lựa chọn của các DN này bởi vì Vietinbank có chi nhánh rộng rãi, đặc biệt là các nước Châu Âu, Hoa Kỳ,…(chính là thị trường của các DN XK ở Cần Thơ) nên thuận tiện cho việc thanh toán XNK. Tuy nhiên, ở một số thị trường khác thì Vietinbank chưa có đại lý như ở một số nước Châu Phi, Trung Đông,… mà hiện tại các DN đang đẩy mạnh mở rộng thị trường XK Gạo sang các thị trường này do Hàn Quốc, Indonexia đã dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu gạo trong thời gian dài. Qua đó chúng ta nhận thấy rằng Vietinbank – CT đã bỏ qua rất nhiều khách hàng cũng như những hợp đồng xuất khẩu sang các thị trường này.

Tóm lại, TTQT theo quốc gia hiện tại tại Vietinbank – CT vẫn chỉ gói gọn ở một số thị trường quen thuộc với những khách hàng quen thuộc. Việc mở rộng thị trường mới và tìm kiếm khách hàng mới vẫn đang là thách thức của Vietinbank – CT .

Một phần của tài liệu thực trạng thanh toán quốc tế bằng l c tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần công thƣơng việt nam – chi nhánh cần thơ (Trang 74)