Phân loại L/C

Một phần của tài liệu thực trạng thanh toán quốc tế bằng l c tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần công thƣơng việt nam – chi nhánh cần thơ (Trang 27)

Có nhiều cách phân loại L/C nhưng theo tác giả Trần Hoàng Ngân và Nguyễn Minh Kiều (2008) thì có một số cách phân loại sau:

Trang 13

L/C có thể hủy ngang (Revocable L/C): là L/C mà sau khi được mở thì tổ chức NK có thể sửa đổi, bổ sung hoặc hủy nó bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho người hưởng lợi L/C. Loại thư tín dụng này ít được sử dụng vì L/C có thể hủy ngang chỉ là một lời hứa không có cam kết đảm bảo một cách chắc chắn cho nhà XK.

L/C không thể hủy ngang (Irrevocable letter of credit): Là L/C mà sau khi mở thì NH phát hành L/C phải chịu trách nhiệm thanh toán tiền cho tổ chức XK và tổ chức NK sẽ không được tự ý sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ những nội dung của L/C nếu không có sự đồng ý của tổ chức XK. Loại L.C không hủy ngang đảm bảo quyền lợi cho bên XK và hiện nay đang được sử dụng phổ biến.

* Một số điểm cần chú ý khi sử dụng L/C không thể hủy ngang:

- Nếu L/C không ghi là hủy ngang hay không được hủy ngang thì nó đương nhiên được hiểu là không thể hủy ngang (Điều 3 UCP 600 – ICC 2006).

- Thời gian không thể hủy bỏ L/C là thời hạn hiệu lực của L/C.

- Muốn hủy bỏ, bổ sung hoặc sửa đổi nội dung L/C thì phải tiến hành tu chỉnh L/C. Quy tắc tu chỉnh như sau:

+ Bằng văn bản.

+ Thông qua ngân hàng thông báo và phải được sự đồng ý của ngân hàng phát hành L/C.

+ Phí tu chỉnh do người đề nghị tu chỉnh chịu.

Trang 14

Hợp đồng ngoạithương

3. Hàng hóa

9. Thanh 4. BCT 2. L/C 1. Đơn 6. Bộ 7. Thanh toán + xin chứng toán HP mở L/C từ

2. L/C

5. BCT + HP + thư đòi tiền

8. Thanh toán

Nguồn: Trần Hoàng Ngân và Nguyễn Minh Kiều, 2008

Hình 2.3 Quy trình nghiệp vụ L/C không thể hủy ngang b) Căn cứ vào thời hạn thanh toán

L/C trả ngay (L/C at sight): Là loại thư tín dụng trong đó người xuất khẩu sẽ được thanh toán ngay khi xuất trình các chứng từ phù hợp với điều khoản quy định trong L/C tại NH chỉ định thanh toán. Trong trường hợp này người XK sẽ ký phát hối phiếu trả ngay để yêu cầu thanh toán.

L/C trả chậm (Deffered payment L/C): Là loại thư tín dụng không hủy ngang trong đó NH mở L/C cam kết với người hưởng lợi sẽ thanh toán toàn bộ số tiền L/C vào thời hạn cụ thể trong tương lai ghi trên L/C sau khi nhận được chứng từ và không cần hối phiếu. Khi chỉ định một NH thanh toán trả chậm, NH phát hành cho phép NH đó thực hiện thanh toán BCT được xuất trình phù hợp với quy định trong L/C vào một thời điểm xác định trong tương lai đã nêu trong L/C. Đồng thời, NH phát hành cũng cam kết bồi hoàn cho NH thanh toán đúng thời hạn.

c) Một số loại L/C đặc biệt

L/C không hủy ngang có xác nhận(Confirmed irrevocable letter of credit): Là L/C không thể hủy ngang và được một NH thứ ba đứng ra bảo đảm việc trả tiền theo L/C đó cùng với NH mở L/C. Điều đó có nghĩa là NH xác nhận chịu trách nhiệm thanh toán tiền cho người XK, nếu như NH mở L/C không trả tiền được. Sở dĩ có loại L/C này là do phòng trường hợp tổ chức XK không hoàn toàn tin tưởng vào nhà NK cũng như NH mở L/C và giá trị L/C tương đối lớn.

Nhà nhập khẩu Nhà xuất khẩu

Ngân hàng thông báo/ ngân hàng trả tiền

Trang 15 Hợp đồng ngoạithương 4. Hàng hóa 10. 5. BCT 3. L/C 1. Đơn 7. Bộ 8.Thanh Thanh + được xin chứng toán toán HP xác nhận mở L/C từ

2. L/C

6 . BCT + HP + thư đòi tiền

9. Thanh toán

Nguồn: Trần Hoàng Ngân và Nguyễn Minh Kiều, 2008

Hình 2.4 Quy trình nghiệp vụ L/C không thể hủy ngang có xác nhận

L/C chuyển nhượng (Irrevocable Tranferable L/C):

- Là L/C không thể hủy ngang, người hưởng lợi thứ nhất chuyển nhượng 1 phần hay toàn bộ nghĩa vụ thực hiện L/C và quyền đòi tiền cho những người hưởng lợi thứ hai.

- Chỉ được chuyển nhượng 1 lần.

- Chi phí chuyển nhượng thường do người hưởng lợi ban đầu chịu. - Được sử dụng khi người hưởng lợi thứ nhất không tự cung cấp hàng hóa mà chỉ là người môi giới.

- Sự chuyển nhượng phải được thực hiện theo L/C gốc.

L/C giáp lưng (Back to back letter of credit):

- Người XK sử dụng một L/C đã được mở để thế chấp và mở một L/C khác cho người khác thụ hưởng với nội dung gần giống như L/C ban đầu.

- L/C được đem thế chấp gọi là L/C chủ, L/C thành lập sau gọi là L/C giáp lưng.

- Người xin mở L/C giáp lưng gọi là nhà trung gian.

L/C tuần hoàn (Revolving letter of credit): là L/C không thể hủy ngang mà sau khi đã sử dụng hết giá trị của nó hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì nó tự động có giá trị như cũ và tiếp tục được sử dụng một cách tuần hoàn trong một thời hạn nhất định cho đến khi tổng giá trị hợp đồng được thực hiện.

Nhà nhập khẩu Nhà xuất khẩu

Ngân hàng thông báo/ ngân hàng trả tiền

Trang 16

L/C dự phòng(Stand – by letter of credit): Để bảo vệ quyền lợi của nhà NK khi nhà XK đã nhận được L/C, tiền ứng trước nhưng không có khả năng giao hàng, đòi hỏi NH phục vụ nhà XK phát hành một L/C trong đó cam kết với nhà NK là sẽ hoàn trả lại số tiền đã đặt cọc và chi phí mở L/C.

L/C đối ứng(Reciprocal letter of credit): là L/C chỉ bắt đầu có hiệu lực khi L/C kia đối ứng với nó được mở. Trong hai L/C sẽ có một L/C mở trước ghi: “L/C này chỉ có hiệu lực khi người hưởng lợi đã mở một L/C đối ứng cho người mở L/C này hưởng” và trong L/C đối ứng phải ghi: “L/C này đối ứng với L/C số…mở ngày…tại NH…”.

L/C điều khoản đỏ (Red clause letter of credit):

- Là L/C mà NH phát hành cho phép NH thông báo ứng trước cho người thụ hưởng. Điều cần hiểu là số tiền ứng trước được lấy từ tài khoản của người mở, nghĩa là tín dụng thương mại, mà không phải là tín dụng của NH thông báo hay NH phát hành.

- L/C có tên như vậy vì trước đây được in bằng mực đỏ để tăng chú ý. - NH cam kết ứng trước một số tiền khi nhận được các chứng từ: Hối phiếu của số tiền ứng trước, hóa đơn, giấy nhận nợ hoặc cam kết giao hàng…

L/C miễn truy đòi (Irrevocable without recourse letter of credit):

Là lọai L/C mà sau khi người hưởng lợi đã trả được tiền thì NH phát hành L/C không còn quyền đòi lại tiền người hưởng lợi L/C trong bất cứ trường hợp nào.

Khi dùng loại L/C này người hưởng lợi phải ghỉ trên hối phiếu câu : “Miễn truy đòi lại người ký phát” (Without recourse to drawer) và trong L/C cũng phải ghi như vậy. L/C miễn truy đòi cũng được sử dụng rộng rãi trong TTQT.

Một phần của tài liệu thực trạng thanh toán quốc tế bằng l c tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần công thƣơng việt nam – chi nhánh cần thơ (Trang 27)