Các kết quả khảo sát được trình bày ở bảng 3.22 và hình 3.19.
Kết quả khảo sát cho thấy, hệ số tiêu tốn thức ăn trung bình ở các lô có bổ sung chế phẩm BAQ22 (1,50) thấp hơn so với lô ĐC1 (1,66). Riêng ở lô ĐC2 (bổ sung chế phẩm Bio Natto) có hệ số tiêu tốn thức ăn thấp nhất (1,46). Điều này có lẽ liên quan đến chất lượng enzyme do B. subtylis sản sinh ra, đã kích thích khả năng tiêu hóa thức ăn, làm heo con tăng trọng nhanh.
Bảng 3.22. Hệ số tiêu tốn thức ăn trong thời gian TN Chỉ tiêu
Các lô thí nghiệm
Lô ĐC1 Lô ĐC2 Lô TN3 Lô TN4 Lô TN5
Số heo con TN (con) 8 8 8 8 8
Số kg thức ăn tiêu thụ (kg/lô) 129,50 138,40 113388,,0055 139,36 139,89 Tăng trọng bình quân (kg/lô) 9,75 × 8 11,81×8 11,36×8 11,77×8 11,58×8
Hệ số tiêu tốn thức ăn 1,66 1,46 1,52 1,48 1,51
Hình 3.19. Hệ số tiêu tốn thức ăn giữa các lô TN
Các kết quả trên cũng cho thấy khi bổ sung chế phẩm probiotic vào trong khẩu phần ăn của heo con, các VSV có lợi sẽ nhanh chóng PT, kết hợp với enzyme sản sinh ra làm cho heo con ăn nhiều hơn, hấp thu dưỡng chất tốt hơn, chuyển hóa thức ăn tốt hơn, heo tăng trọng mau hơn và giảm hệ số tiêu tốn thức ăn.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Trần Thị Thu Thủy (2003) và Trần Thị Mỹ Trang (2006), Nguyễn Thị Thu Thảo (2007). Các tác giả đều cho rằng, ở tất cả các lô có bổ sung chế phẩm sinh học đều có hệ số tiêu tốn thức ăn thấp hơn so với lô ĐC (không bổ sung chế phẩm).
Theo Nguyễn Ngọc Tuân, Trần Thị Dân (2000) và tài liệu của Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam, hệ số tiêu hóa thức ăn của heo con sau cai sữa trong khoảng trọng lượng 6-22kg: khá (2,0), tốt (1,7) và tốt nhất, đạt hiệu quả kinh tế nhất
(1,4). Kết quả cho thấy hệ số tiêu tốn thức ăn của chế phẩm BAQ22 đạt trung bình là 1,5 ( 1,4<1,5<1,7), có thể được đánh giá là tương đối tốt.
Qua các kết quả thử nghiệm chế phẩm ở trên, chúng tôi nhận thấy hiệu quả phòng bệnh đường ruột của chế phẩm BAQ22 tương đối tốt, nhưng thấp hơn so với hiệu quả của chế phẩm Bio Natto với nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Nhật Bản. Tuy nhiên, hệ số tiêu tốn thức ăn của chế phẩm BAQ22 và Bio Natto chênh lệch không đáng kể, có lẽ do cả 2 chế phẩm đều có chứa enzyme ngoại bào (protease, amylase, cellulase) nên có hiệu quả cao trong việc kích thích khả năng chuyển hóa thức ăn ở vật nuôi .
Như vậy, việc bổ sung chế phẩm probiotic vào khẩu phần ăn của heo con sau cai sữa bước đầu đã mang lại hiệu quả đáng khích lệ cho trại chăn nuôi của gia đình anh Trần Tấn Luật. Từ hiệu quả đó, chúng ta có thể khuyến cáo các trang trại chăn nuôi heo nên có thói quen sử dụng chế phẩm probiotic để phòng bệnh đường ruột cho heo, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn (giảm hệ số tiêu tốn thức ăn) thay vì chỉ sử dụng chế phẩm probiotic hổ trợ với thuốc KS khi heo bị bệnh tiêu chảy. Tuy nhiên, các số liệu chúng tôi ghi nhận được chỉ là bước thử nghiệm do thời gian có hạn và số lượng heo con thỏa mãn điều kiện thí nghiệm còn hạn chế.
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ