Tạo chế phẩm probiotic

Một phần của tài liệu nghiên cứu và tuyển chọn một số chủng bacillus làm probiotic trong chăn nuôi (Trang 100)

- Tiến hành nhân giống và lên men chủng B. amyloliquefaciens Q22 trong MT4 (MT đã tối ưu theo mục 2.3.17.9) với tỉ lệ cấy giống 2% (theo thể tích), nhiệt độ 370C, pH 7, lắc 180 vòng/phút trong khoảng 24-28 giờ.

- Sau 24-28 giờ nuôi cấy, ly tâm thu sinh khối TB với tốc độ 5000 vòng/phút, nhiệt độ 40C trong 10 phút.

- Tiếp theo rửa TB (2 lần) bằng dung dịch NaCl 0,85%.

- Dịch sinh khối sau ly tâm (có dạng paste) được phối trộn với các chất mang theo tỉ lệ 10% đường sucrose. Sau đó tiếp tục trộn với cám gạo theo tỉ lệ: 40g sinh khối: 100g cám gạo thu được chế phẩm dạng bột.

- Do điều kiện phòng thí nghiệm, nên chúng tôi sử dụng phương pháp sấy khô để làm khô chế phẩm. Hỗn hợp sau phối trộn được sấy khô bằng tủ sấy có quạt gió, ở nhiệt độ ≤450C đến khi chế phẩm có khối lượng không đổi (độ ẩm đạt 8-12%).

- Thời gian sấy khô chế phẩm khoảng 4-5 giờ. Chúng tôi nhận thấy khoảng thời gian này tương đối ít có thể là do cám gạo trước khi trộn với sinh khối TB đã được sấy khô hoàn toàn nên hút nước nhanh và trương nở mạnh. Do đó đã giảm bớt thời gian sấy khô chế phẩm. Đồng thời cám gạo còn chứa thành phần dinh dưỡng rất phong phú (hàm lượng protein 12,5%, hàm lượng dầu 13,5%) và có giá thành rẻ (4.800-5.150 đồng/kg) [72] nên có thể cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho heo con.

- Chế phẩm được bảo quản trong bao nhôm, đóng gói 50g/gói và được giữ ở nhiệt độ phòng [28]. Chế phẩm trên được chúng tôi đạt tên là BAQ22.

- Tiến hành kiểm tra mật độ TB, hoạt tính enzyme và hoạt tính đối kháng với VSV kiểm định của chế phẩm ngay sau khi sấy khô. Kết quả kiểm tra được trình bày ở bảng 3.18.

Bảng 3.18. Đặc tính probiotic của chế phẩm BAQ22 sau sấy khô

Chỉ tiêu kiểm tra Chế phẩm sau

sấy khô Mật độ TB (CFU/g chế phẩm) 7,82.109 Hoạt tính đối kháng với VSV kiểm định Đường kính vòng kháng khuẩn (cm) E. coli K88 2,03±0,03 Sal. typhimurium 1,97±0,02 Shigella sp. 2,30±0,05 Hoạt tính enzyme ngoại bào Đường kính vòng phân giải (cm) Protease 1,95±0,05 Cellulase 2,30±0,02 Amylase 1,62±0,07

Qua số liệu ở bảng 3.18, chúng tôi nhận thấy sau sấy khô, số lượng TB của chủng B. amyloliquefaciens Q22 đạt 7,82.109. Điều đó chứng tỏ tỉ lệ sống sót sau sấy khô của chủng này là tương đối cao so với mức cho phép (109 CFU/g chế phẩm). Điều này có thể giải thích là do sinh khối TB được phối trộn với đường sucrose và cám gạo. Nhiều nghiên cứu cho thấy, đường sucrose và cám gạo có thể rút nước bên trong TB ra ngoài, bảo vệ TB khỏi bị tổn thương bằng cách ổn định

màng TB nên giảm bớt thời gian sấy khô chế phẩm. Đồng thời cũng có thể trong điều kiện thiếu dinh dưỡng và chứa nhiều sản phẩm trao đổi chất có hại của pha ổn định, nội bào tử đã hình thành giúp TB có sức đề kháng cao trong suốt qúa trình sấy khô. Và cũng có thể do chế phẩm được bảo quản tốt trong bao nhôm nên ít bị hao hụt.

Riêng hoạt tính enzyme ngoại bào của chủng nghiên cứu trong chế phẩm có thay đổi nhưng không đáng kể so với khảo sát ban đầu, cụ thể đường kính vòng phân giải casein, cellulose, tinh bột lần lượt là 1,95±0,05cm; 2,30±0,02cm và 1,62±0,07cm. Đồng thời sau sấy khô, khả năng đối kháng của chủng nghiên cứu với các VK gây bệnh đường ruột cho heo cũng có thay đổi so với khảo sát ban đầu nhưng vẫn còn ở mức tương đối mạnh (Bảng 3.18).

Tóm lại, chế phẩm BAQ22 có những đặc điểm sau:

- Chứa sinh khối TB của chủng B. amyloliquefaciens Q22 (đạt 7,82.109

CFU/g chế phẩm).

- Có hoạt tính enzyme ngoại bào và hoạt tính đối kháng với VK gây bệnh đường ruột cho heo.

- Có dạng bột, tương đối mịn và xốp.

- Không mùi, có màu nhạt vàng của chất mang (cám gạo). - Độ ẩm đạt khoảng 8-10%.

- Rất thuận tiện khi sử dụng: chỉ cần bổ sung 1-1,5g/kg thức ăn (0,1%) để phòng bệnh đường ruột cho heo con sau cai sữa [20].

Như vậy, chế phẩm BAQ22 của chúng tôi đảm bảo yêu cầu của một chế phẩm probiotic. Do đó việc thử nghiệm chế phẩm BAQ22 để phòng bệnh đường ruột cho heo con sau cai sữa là hoàn toàn có cơ sở.

Theo nghiên cứu của Lương Đức Phẩm, đối với chế phẩm probiotic dạng bột nên sử dụng tốt nhất sau khi sản xuất trong vòng 1 tháng. Các chế phẩm đó có thể giữ được hoạt tính sau 90 ngày hoặc 180 ngày (có thể giảm khoảng 25% hoạt tính) [20]. Chính vì thế, ngay sau khi sản xuất và kiểm tra chất lượng chế phẩm, chúng tôi tiến hành thử nghiệm hiệu quả của chế phẩm BAQ22 trên heo con sau cai sữa.

Hình 3.14. Chế phẩm BAQ22 dạng bột và dạng đóng gói

Một phần của tài liệu nghiên cứu và tuyển chọn một số chủng bacillus làm probiotic trong chăn nuôi (Trang 100)