phẩm BAQ22
Để khảo sát tính ổn định của chế phẩm BAQ22, chúng tôi tiến hành kiểm tra khả năng sống sót của chủng B. amyloliquefaciens Q22 trong suốt quá trình bảo quản. Do thời gian có hạn, chúng tôi chỉ kiểm tra được số lượng TB của chủng nghiên cứu sau 8 tuần bảo quản (so với số lượng TB ngay sau khi sản xuất chế phẩm). Kết quả được thể hiện qua bảng 3.19 và hình 3.15.
Bảng 3.19. Sự biến động số lượng tế bào của chủng B. amyloliquefaciens Q22
trong chế phẩm BAQ22 theo thời gian bảo quản
Ghi chú: (0) Số lượng TB ngay sau khi sấy khô
Từ kết quả ở bảng 3.19 và hình 3.15 bên dưới, chúng tôi nhận thấy sau 4 tuần bảo quản tỉ lệ sống sót của chủng B. amyloliquefaciens Q22 trong chế phẩm BAQ22 tương đối ổn định, mặc dù có thay đổi nhưng không đáng kể (>99%). Tuy nhiên, từ
Chủng Q22 Thời gian (tuần)
0 1 2 3 4 5 6 7 8 Số lượng × 109 CFU/ 1g chế phẩm 7,82 7,80 7,78 7,75 7,75 7,43 7,19 7,13 7,03 Tỉ lệ sống sót (%) 100 99,74 99,49 99,10 99,10 95,01 91,94 91,18 89,90
tuần thứ 5 trở đi, tỉ lệ sống sót của chủng nghiên cứu có xu hướng giảm nhẹ. Đến cuối tuần thứ 8, tỉ lệ sống sót chỉ còn khoảng 89,90%.
Sau 8 tuần bảo quản, số lượng TB của chủng Q22 có xu hướng giảm nhưng vẫn đạt 7,03.109 CFU/g chế phẩm (>109 CFU/g chế phẩm).
Nhiều tác giả cho rằng, số lượng TB của các chủng VSV trong chế phẩm probiotic đạt trên 109 CFU/1g chế phẩm là tốt nhất và sẽ mang lại hiệu quả cao nhất [20].
Hình 3.15. Sự biến động số lượng TB của chủng B. amyloliquefaciens Q22
trong chế phẩm BAQ22 theo thời gian bảo quản