Để xác định thời điểm nuôi cấy thích hợp cho sự ST và sinh chất kháng khuẩn của chủng B. amyloliquefaciens Q22, nhằm thu nhận sinh khối TB hiệu quả sử dụng cho các thí nghiệm tiếp theo, chúng tôi tiến hành nuôi cấy chủng nghiên cứu trên MT2 ở nhiệt độ phòng. Thu nhận mẫu tại các thời điểm 0, 12, 24, 36, 48, 60, 72 giờ.
Kiểm tra mật độ TB và hoạt tính kháng khuẩn của chủng trên. Kết quả được thể hiện qua bảng 3.7 và hình 3.4.
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy đến sự tạo thành sinh khối và
hoạt tính kháng khuẩn của chủng B. amyloliquefaciens Q22
Thời gian (giờ) Mật độ tế bào (OD620nm)
Hoạt tính đối kháng với
E. coli (D-d, cm) 0 0,001 0,00 12 1,290 ± 0,016 1,30 ± 0,04 24 2,264 ± 0,007 2,08 ± 0,01 36 2,257 ± 0,006 2,05 ± 0,03 48 1,840 ± 0,004 1,12 ± 0,06 60 1,565 ± 0,011 0,85 ± 0,01 72 1,450 ± 0,001 0,60 ± 0,03
12 giờ 24 giờ 36 giờ
Hình 3.4. Hoạt tính kháng khuẩn của chủng B. amyloliquefaciens đối với E.
coli được nuôi cấy qua các khoảng thời gian khác nhau
Nhận xét: Qua số liệu ở bảng 3.7 chúng tôi nhận thấy, sự ST của chủng B. amyloliquefaciensQ22 đạt cực đại ở thời điểm 24 giờ (OD620= 2,264), tương đối ổn định đến 36 giờ (OD620= 2,257) và sau đó giảm dần. Như vậy, có thể xác định đường cong ST của chủng B. amyloliquefaciens 22 như sau (Phụ lục 4): pha tiềm
phát từ 0-12 giờ, pha logarit từ 12-24 giờ, pha ổn định từ 24-36 giờ (TB ở trạng thái cân bằng động nên mật độ TB có khi tăng, giảm tuy nhiên luôn ổn định) và pha suy vong ở thời điểm sau 48 giờ. Hoạt tính đối kháng của chủng nghiên cứu đạt cực đại ở thời điểm 24 giờ, ổn định đến 36 giờ, sau đó giảm nhẹ và giảm mạnh sau 48 giờ nuôi cấy. Như vậy, chất kháng khuẩn có thể được tạo ra từ pha log trong quá trình ST. Khi mật độ TB của chủng nghiên cứu giảm, thì hoạt tính kháng khuẩn của nó cũng giảm theo. Điều này có thể giải thích là do trong giai đoạn này, chất dinh dưỡng trong MT nuôi cấy bắt đầu cạn kiệt, các sản phẩm trao đổi chất được sinh ra nhiều, không còn nguyên liệu cho quá trình sinh tổng hợp chất kháng khuẩn. Và cũng có thể, trong giai đoạn này trong MT nuôi cấy xuất hiện các sản phẩm trao đổi chất bất lợi cho sự ST nên hiệu quả kháng khuẩn cũng giảm theo.
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Trần Trường Nhân (2009) khi nghiên cứu các chủng B. subtylis phân lập từ phân heo cho hoạt tính đối kháng với E. coli
mạnh nhất sau 24 giờ nuôi cấy trong môi trường TSB. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Đào Thị Thanh Xuân (2008) khi nghiên cứu khả năng sinh chất kháng khuẩn của một số chủng Bacillus đối kháng với vi khuẩn V. furnissii (gây bệnh cho tôm, cá).
Như vậy, để thu sinh khối chủng B. amyloliquefaciensQ22 hiệu quả có thể thu ở thời điểm 24 giờ. Đây là giai đoạn chuyển từ pha logarit sang pha phát triển ổn định trong quá trình ST. Tại thời điểm này, mật độ TB và hoạt tính kháng khuẩn thể hiện mạnh nhất. Vì vậy, thu sinh khối ở thời điểm này là tốt nhất.