Bước đầu thử nghiệm chế phẩm BAQ22 trên heo con sau cai sữa

Một phần của tài liệu nghiên cứu và tuyển chọn một số chủng bacillus làm probiotic trong chăn nuôi (Trang 104)

Mục đích thí nghiệm là bước đầu thử nghiệm tác dụng của chế phẩm BAQ22 đến việc phòng ngừa bệnh tiêu chảy, hệ số chuyển hóa thức ăn và khả năng tăng trọng của heo con sau cai sữa giai đoạn từ 28-56 ngày tuổi. So sánh hiệu quả của chế phẩm BAQ22 với hiệu quả của chế phẩm Bio Natto (chứa 100% tế bào B. subtylis nhập khẩu từ Nhật Bản) do Công ty TNHH Sao Mai nhập khẩu sản xuất và so với đối chứng không dùng chế phẩm.

Hình 3.16. Chế phẩm Bio Natto dạng bột và dạng đóng gói 3.6.1. Tỉ lệ tiêu chảy ở heo con sau cai sữa

Kết quả theo dõi tỉ lệ tiêu chảy ở heo con sau cai sữa (28 ngày tuổi) được trình bày qua bảng 3.20 và hình 3.17.

Bảng 3.20. Tỉ lệ tiêu chảy trên heo con sau cai sữa ở các lô TN Chỉ tiêu Các lô thí nghiệm ĐC1 ĐC2 TN3 TN4 TN5

Tổng số ngày heo con bị tiêu chảy 15 3 6 3 4

Tổng số ngày nuôi của các lô TN 224 224 224 224 224

Tỉ lệ tiêu chảy (%) 6,70 1,34 2,68 1,34 1,79

% so với lô ĐC 100 20,00 40,00 20,00 26,72

Giảm so với ĐC (%) - 80,00 60,00 80,00 73,28

Nhận xét: Kết quả khảo sát cho thấy, bệnh tiêu chảy đã xảy ra ở tất cả các lô ĐC và lô TN vì heo con sau cai sữa thường khó nuôi do thiếu HCl (bộ máy tiêu hóa phát triển chưa hoàn chỉnh) và bị stress do cai sữa (chuyển từ bú sữa mẹ sang ăn hoàn toàn bằng thức ăn hỗn hợp) dẫn đến rối loạn hệ VSV đường ruột tạo thời cơ cho VK gây bệnh hoành hành mà hậu quả là heo con bị tiêu chảy [25].

Tuy nhiên, tổng số ngày heo con sau cai sữa bị tiêu chảy ở 5 lô TN tương đối thấp. Điều này có thể giải thích là do đây là trại chăn nuôi bán công nghiệp nên công tác quản lý, chăm sóc (ủ ấm, tiêm phòng, vệ sinh,…) cho heo mẹ và heo con tương đối chặt chẽ. Đặc biệt, có thể do heo con theo mẹ từ 7-10 ngày tuổi đã được tập ăn khá tốt nên đến khi cai sữa, heo con đã thích nghi dần với thức ăn có thành phần phức tạp nên tỉ lệ tiêu chảy xảy ra tương đối ít.

Khi so sánh giữa các lô TN chúng tôi thấy rằng, ở các lô TN3, 4, 5 được bổ sung chế phẩm BAQ22 với liều 109 CFU/kg thức ăn, có tỉ lệ tiêu chảy trung bình (1,94%) thấp hơn so với lô ĐC1 (6,7%). Như vậy, việc bổ sung liên tục BAQ22 với liều 109 CFU/kg thức ăn cho heo con giai đoạn sau cai sữa đã làm tỉ lệ tiêu chảy giảm từ 60,00- 80,00% so với lô ĐC1. Có thể chứng tỏ rằng, BAQ22 ngoài tác dụng cạnh tranh và đối kháng để loại trừ VSV gây bệnh, còn cung cấp thêm một lượng lớn VSV có lợi giúp duy trì sự cân bằng hệ VSV đường ruột, từ đó làm giảm tỉ lệ tiêu chảy ở heo con. Tuy nhiên, tỉ lệ tiêu chảy ở lô ĐC2 (có bổ sung chế phẩm Bio Natto) chỉ có 1,34%, thấp hơn rất nhiều so với lô ĐC1 (6,70%) và thấp hơn cả so với các lô TN3, 4, 5. Điều này có thể giải thích là do chế phẩm Bio Natto chứa 100% tế bào B. subtylis nhập khẩu từ Nhật Bản và được sản xuất theo quy trình công nghệ chặt chẽ nên hiệu quả cao trong việc phòng và hỗ trợ điều trị bệnh đường ruột cho heo con.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Trần Thị Thu Thủy (2003) và Trần Thị Mỹ Trang (2006). Các tác giả đều cho rằng, ở tất cả các lô có bổ sung chế phẩm đều có tỉ lệ tiêu chảy thấp hơn so với lô ĐC không bổ sung chế phẩm.

3.6.2. Tăng trọng ở heo con sau cai sữa

Kết quả khảo sát trọng lượng heo con ở 28 ngày tuổi, 56 ngày tuổi và tăng trọng bình quân từ 28-56 ngày tuổi được trình bày qua bảng 3.21 và hình 3.18.

Bảng 3.21. Tăng trọng bình quân của heo con từ 28 đến 56 ngày tuổi Chỉ tiêu Các lô thí nghiệm ĐC1 ĐC2 TN3 TN4 TN5

Số heo con TN (con) 8 8 8 8 8

Thời gian TN (ngày) 28 28 28 28 28

Trọng lượng heo 28 ngày tuổi (kg/con) 9,81 9,78 9,82 9,76 9,81

Trọng lượng heo 56 ngày tuổi (kg/con) 19,56 21,59 21,18 21,53 21,39

Tăng trọng bình quân (kg/con) 9,75 11,81 11,36 11,77 11,58

Tăng trọng trung bình trong 1 ngày

(g/ngày/con) 348,2 421,8 405,7 420,4 413,6

Hình 3.18. Kết quả tăng trọng bình quân giữa các lô TN

Kết quả khảo sát cho thấy, trọng lượng heo con sau cai sữa trung bình ở các lô khi bố trí thí nghiệm tương đối đồng đều nhau. Qua 28 ngày thí nghiệm, chúng tôi nhận thấy tăng trọng trung bình trong 1 ngày ở lô ĐC2 là cao nhất (421,8g/con/ngày). Còn ở các lô TN3, 4, 5 đạt 413,2g/con/ngày cao hơn nhiều so

với lô ĐC1 (348,2g/con/ngày). Như vậy, ở các lô có bổ sung chế phẩm đều cho kết quả tăng trọng cao hơn ở lô ĐC1 (không bổ sung chế phẩm).

Điều này có thể được giải thích là do chế phẩm này khi vào cơ thể có tác dụng ức chế VSV có hại trong đường ruột và sản sinh một số enzyme tiêu hóa (protease, amylase,…) nên kích thích khả năng tiêu hóa và nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn nên heo con tăng trọng nhanh hơn.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Trần Thị Thu Thủy (2003) và Trần Thị Mỹ Trang (2006). Các tác giả đều cho rằng, ở tất cả các lô có bổ sung chế phẩm probiotic đều mang lại hiệu quả tăng trọng nhanh hơn so với lô ĐC (không bổ sung chế phẩm).

Theo PGS. TS. Nguyễn Thiện và PGS.TS. Võ Trọng Hốt: “Nuôi heo con tốt sẽ tạo tiền đề tốt cho chăn nuôi heo thịt. Trọng lượng heo thịt lúc giết thịt có tương quan thuận với trọng lượng heo con sau cai sữa lúc bắt đầu đưa vào nuôi thịt. Cho nên cần phải tạo được những heo con có khả năng tăng trọng cao trước khi đưa vào nuôi thịt” [25]. Ngoài ra, theo tài liệu của KS. Trần Ngọc Phương và KS. Lê Quang Minh, trọng lượng heo sau cai sữa (56 ngày tuổi) phải đạt trung bình từ 15-20 kg mới được chọn để nuôi thịt [22]. Từ kết quả ở bảng 3.21 và biểu đồ 3.12, chúng tôi nhận thấy trọng lượng heo con (56 ngày tuổi) trung bình ở lô TN3, 4, 5 đạt 21,37 kg/con. Với mức trọng lượng trên, các heo con trong TN của chúng tôi đã đạt tiêu chuẩn để có thể chuyển sang giai đoạn nuôi thịt hoặc chọn giống để nuôi hậu bị đạt hiệu quả cao.

3.6.3. Hệ số tiêu tốn thức ăn

Các kết quả khảo sát được trình bày ở bảng 3.22 và hình 3.19.

Kết quả khảo sát cho thấy, hệ số tiêu tốn thức ăn trung bình ở các lô có bổ sung chế phẩm BAQ22 (1,50) thấp hơn so với lô ĐC1 (1,66). Riêng ở lô ĐC2 (bổ sung chế phẩm Bio Natto) có hệ số tiêu tốn thức ăn thấp nhất (1,46). Điều này có lẽ liên quan đến chất lượng enzyme do B. subtylis sản sinh ra, đã kích thích khả năng tiêu hóa thức ăn, làm heo con tăng trọng nhanh.

Bảng 3.22. Hệ số tiêu tốn thức ăn trong thời gian TN Chỉ tiêu

Các lô thí nghiệm

Lô ĐC1 Lô ĐC2 Lô TN3 Lô TN4 Lô TN5

Số heo con TN (con) 8 8 8 8 8

Số kg thức ăn tiêu thụ (kg/lô) 129,50 138,40 113388,,0055 139,36 139,89 Tăng trọng bình quân (kg/lô) 9,75 × 8 11,81×8 11,36×8 11,77×8 11,58×8

Hệ số tiêu tốn thức ăn 1,66 1,46 1,52 1,48 1,51

Hình 3.19. Hệ số tiêu tốn thức ăn giữa các lô TN

Các kết quả trên cũng cho thấy khi bổ sung chế phẩm probiotic vào trong khẩu phần ăn của heo con, các VSV có lợi sẽ nhanh chóng PT, kết hợp với enzyme sản sinh ra làm cho heo con ăn nhiều hơn, hấp thu dưỡng chất tốt hơn, chuyển hóa thức ăn tốt hơn, heo tăng trọng mau hơn và giảm hệ số tiêu tốn thức ăn.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Trần Thị Thu Thủy (2003) và Trần Thị Mỹ Trang (2006), Nguyễn Thị Thu Thảo (2007). Các tác giả đều cho rằng, ở tất cả các lô có bổ sung chế phẩm sinh học đều có hệ số tiêu tốn thức ăn thấp hơn so với lô ĐC (không bổ sung chế phẩm).

Theo Nguyễn Ngọc Tuân, Trần Thị Dân (2000) và tài liệu của Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam, hệ số tiêu hóa thức ăn của heo con sau cai sữa trong khoảng trọng lượng 6-22kg: khá (2,0), tốt (1,7) và tốt nhất, đạt hiệu quả kinh tế nhất

(1,4). Kết quả cho thấy hệ số tiêu tốn thức ăn của chế phẩm BAQ22 đạt trung bình là 1,5 ( 1,4<1,5<1,7), có thể được đánh giá là tương đối tốt.

Qua các kết quả thử nghiệm chế phẩm ở trên, chúng tôi nhận thấy hiệu quả phòng bệnh đường ruột của chế phẩm BAQ22 tương đối tốt, nhưng thấp hơn so với hiệu quả của chế phẩm Bio Natto với nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Nhật Bản. Tuy nhiên, hệ số tiêu tốn thức ăn của chế phẩm BAQ22 và Bio Natto chênh lệch không đáng kể, có lẽ do cả 2 chế phẩm đều có chứa enzyme ngoại bào (protease, amylase, cellulase) nên có hiệu quả cao trong việc kích thích khả năng chuyển hóa thức ăn ở vật nuôi .

Như vậy, việc bổ sung chế phẩm probiotic vào khẩu phần ăn của heo con sau cai sữa bước đầu đã mang lại hiệu quả đáng khích lệ cho trại chăn nuôi của gia đình anh Trần Tấn Luật. Từ hiệu quả đó, chúng ta có thể khuyến cáo các trang trại chăn nuôi heo nên có thói quen sử dụng chế phẩm probiotic để phòng bệnh đường ruột cho heo, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn (giảm hệ số tiêu tốn thức ăn) thay vì chỉ sử dụng chế phẩm probiotic hổ trợ với thuốc KS khi heo bị bệnh tiêu chảy. Tuy nhiên, các số liệu chúng tôi ghi nhận được chỉ là bước thử nghiệm do thời gian có hạn và số lượng heo con thỏa mãn điều kiện thí nghiệm còn hạn chế.

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. Kết luận

Từ những thực nghiệm trên, chúng tôi đã thu được những kết quả sau:

1. Từ 40 mẫu phân heo thu được từ các trại chăn nuôi, chúng tôi đã phân lập được 32 chủng VK, trong đó có 26 chủng thuộc chi Bacillus.

2. Qua 4 bước sàng lọc và tuyển chọn các đặc tính probiotic của các chủng

Bacillus trong điều kiện in vitro, chúng tôi nhận thấy 4 chủng Q1, Q16, Q22 và Q29 có tiềm năng sử dụng làm probiotic. Nhưng chúng tôi quyết định chọn chủng Q22 để nghiên cứu thu sinh khối TB tạo chế phẩm probiotic vì chủng Q22 có nhiều ưu điểm vượt trội hơn như:

- Có khả năng đối kháng mạnh với các VK gây bệnh đường ruột cho heo (E. coli K88, Sal. typhimurium, Shigella sp.).

- Có khả năng sinh cả 3 loại enzyme ngoại bào (trong đó protease và celulase có hoạt tính rất mạnh, còn hoạt tính amylase ở mức trung bình).

- Có khả năng chịu pH thấp ở dạ dày với tỉ lệ sống sót lần lượt là 14,14%; 45,93% và 76,23% tương ứng với các mức pH 1,5; 2 và 2,5 sau 180 phút khảo sát.

- Có khả năng chịu muối mật ở ruột non với tỉ lệ sống sót lần lượt là 116,83%; 108,95% và 105,85% tương ứng với các nồng độ muối mật 0,5; 1 và 2% sau 4 giờ khảo sát.

3.Kết quả định danh tới loài bằng kĩ thuật di truyền sinh học phân tử cho thấy chủng Q22 là B. amyloliquefaciens. Đây có thể là chủng VK an toàn với người và động vật.

4. Đã xác định được các điều kiện nuôi cấy thích hợp cho sinh khối TB cao nhất:

- Môi trường 4: cao thịt 10g (1%), peptone 10g (1%), glucose 10g (1%), nước cất 1000ml.

- Tỉ lệ cấy giống: 2%. - pH ban đầu: 7,0.

- Thời gian thu sinh khối TB: 24-28 giờ.

5. Đã tạo được chế phẩm BAQ22 đảm bảo yêu cầu của chế phẩm probiotic, với các đặc điểm như sau:

- Chứa sinh khối TB của chủng B. amyloliquefaciens Q22 (đạt 7,82.109

CFU/g chế phẩm sau sấy khô).

- Có hoạt tính enzyme (protease, amylase, celulase) và hoạt tính đối kháng với VK gây bệnh đường ruột cho heo (E. coli K88, Sal. typhimurium, Shigella sp.)

tương đối cao.

- Có dạng bột, tương đối mịn và xốp.

- Không mùi, có màu nhạt vàng của chất mang (cám gạo). - Độ ẩm đạt khoảng 8-10%.

6. Kết quả kiểm tra khả năng sống sót của chủng B. amyloliquefaciens Q22 trong chế phẩm BAQ22 cho thấy:

- Sau 4 tuần bảo quản, tỉ lệ sống sót tương đối cao (>99%).

- Sau 8 tuần bảo quản, tỉ lệ sống sót đã giảm xuống còn 89,90% nhưng vẫn đạt 7,03.109 CFU/g chế phẩm (>109 CFU/g chế phẩm).

7.Kết quả thử nghiệm hiệu quả của chế phẩm BAQ22 trên heo con sau cai sữa (giai đoạn từ 28-56 ngày tuổi) cho thấy hiệu quả phòng bệnh đường ruột cho heo con sau cai sữa của chế phẩm BAQ22 tương đối tốt so với ĐC không sử dụng chế phẩm probiotic, nhưng thấp hơn so với hiệu quả của chế phẩm Bio Natto với nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Nhật Bản.

4.2. Kiến nghị

Do thời gian nghiên cứu khá hạn hẹp nên chúng tôi không thể thực hiện tất cả nội dung nghiên cứu một cách sâu sắc. Do đó, nếu có điều kiện tiếp tục nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi xin đề nghị nghiên cứu tiếp một số nội dung sau:

- Nghiên cứu và khảo sát chất lượng của chế phẩm BAQ22 sau thời gian bảo quản lâu hơn ở nhiệt độ phòng (3; 4; 5; 6 tháng).

- Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng đường sucrose và cám gạo tới thời gian sấy khô và bảo quản chế phẩm probiotic.

- Tiếp tục thử nghiệm chế phẩm trên quy mô chăn nuôi rộng hơn làm cơ sở cho việc sản xuất và sử dụng chế phẩm đại trà.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt

1. Kiều Hữu Ảnh (1999), Giáo trình VSV Công nghiệp, NXB Khoa học và kỹ thuật, tr.100-108.

2. Nguyễn Văn Bá và c.s (2002), Sử dụng chế phẩm Lactic phòng và chống tiêu chảy heo con, Báo cáo nghiệm thu đề tài cấp Bộ, Trường ĐH Cần Thơ. 3. Phạm Thị Trân Châu (2007), Công nghệ sinh học(tập 3), NXB Giáo dục.

4. Trần Thị Dân (2002), Thay đổi sinh lý heo con, Tài liệu giảng dạy, Trường ĐH Nông lâm Tp. HCM.

5. Nguyễn Lân Dũng và c.s (1972), Một số phương pháp nghiên cứu VSV học, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, tr. 224-230.

6. Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đình Quyến, Phạm Văn Ty (2008), Vi sinh vật học, NXB Giáo dục.

7. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ (1995), Bệnh đường tiêu hóa ở lợn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Trần Thị Minh Định (2012), Nghiên cứu khả năng sinh KS của các chủng nấm Aspergillus sp. phân lập từ rừng ngập mặn Cần Giờ, Luận văn Thạc sĩ Sinh học, Trường ĐH Sư phạm Tp. HCM, tr. 36-37.

9. Nguyễn Thị Hoàng Hải (2009), Nghiên cứu thu nhận enzyme α- amylase từ trực khuẩn cỏ khô, Luận văn Thạc sĩ Sinh học, Trường ĐH Sư phạm Tp. HCM. 10. Hội Chăn nuôi Việt Nam (2008), “Probiotic - lợi ích và triển vọng”, Tạp chí

chăn nuôi, 08 (1), tr.5-9.

11. Hội Nhi khoa Tp. HCM (2007), Bacillus clausii và vai trò probiotics trong điều trị tiêu chảy, Báo cáo hội thảo chuyên đề probiotic, tr.1-12.

12. Bùi Thị Thu Huyền, Dương Văn Hợp, Đào Thị Lương, Trần Quốc Việt (2010), “Nghiên cứu các thông số kĩ thuật cho sản xuất chế phẩm VSV cấy dạng lỏng và dạng bột dùng trong chế biến, bảo quản thức ăn thô xanh và phụ phẩm nông nghiệp cho gia súc nhai lại”, Tạp chí khoa học hàng năm, Viện Chăn nuôi Việt Nam.

13. Lã Văn Kính (1998), Những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công nghệ sản xuất thức ăn gia súc và vai trò của probiotic đối với sức khỏe động vật, Báo cáo khoa học, Trung tâm Thông tin KH & CN, Sở KHCN và Môi trường Tp. HCM.

14. Trần Thị Ái Liên (2011), Nghiên cứu đặc điểm và vai trò của Lactobacillus acidophilus trong chế phẩm probiotic, Luận văn Thạc sĩ Sinh học, Trường ĐH Sư phạm Tp. HCM, tr. 7-9, 39-40.

15. Nguyễn Đức Lượng, Phan Thị Huyền, Nguyễn Ánh Tuyết (2006), Thí nghiệm vi sinh vật học (tập 2), NXB Đại học Quốc gia Tp. HCM.

16. Lê Văn Việt Mẫn, Lại Mai Hương (2008), Thí nghiệm vi sinh vật học thực phẩm,NXB Đại học Quốc gia Tp. HCM.

Một phần của tài liệu nghiên cứu và tuyển chọn một số chủng bacillus làm probiotic trong chăn nuôi (Trang 104)