Phương pháp thử nghiệm chế phẩm trên heo con sau cai sữa

Một phần của tài liệu nghiên cứu và tuyển chọn một số chủng bacillus làm probiotic trong chăn nuôi (Trang 64)

2.3.19.1. Bố trí thí nghiệm

- Đối tượng thí nghiệm:

+ Heo con sau cai sữa (28 ngày tuổi) được theo dõi tình trạng sức khỏe, không bị còi, không bị bệnh tật và được tiêm phòng đầy đủ theo quy trình của trại chăn nuôi.

+ Heo được chọn làm thí nghiệm có trọng lượng tương đối đồng đều nhau. + Heo được cho ăn 3 lần/ngày. Sau mỗi bữa ăn, heo con được theo dõi tình trạng sức khỏe để có biện pháp can thiệp kịp thời. Trong trường hợp heo bị tiêu chảy sẽ được điều trị theo quy trình của trại.

- Thức ăn và nước uống

+ Thức ăn: Do Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam (chi nhánh Tiền Giang) cung cấp, loại Hi-gro 551 (heo con tập ăn từ 7 ngày tuổi-30 kg thể trọng).

+ Nước uống: được lấy từ các nguồn nước máy hoặc giếng khoan của địa phương.

+ Chuồng nuôi được xây dựng kiên cố.

+ Diện tích mỗi ô chuồng là 5m x 2m, mỗi ô nuôi 10 con.

+ Máng ăn bằng xi măng, dài 1,8m, có hệ thống núm uống tự động cao 0,3m so với nền.

- Vệ sinh sát trùng: Công nhân và cán bộ thú y có phận sự phải tắm rửa sạch sẽ, mang ủng chân trước khi vào trại. Sử dụng NaOH 5% và bột vôi để sát trùng trại.

- Thời gian TN: từ ngày 7/8/2012 đến ngày 3/9/2012.

- Địa điểm tiến hành TN: trại chăn nuôi heo của gia đình anh Trần Tấn Luật, ấp Tân Điền, xã Thành Thới B, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre.

- Cách bố trí TN như sau (Phụ lục 6):

+ Thí nghiệm sử dụng 40 heo con sau cai sữa (28 ngày tuổi), phân thành 5 lô (8 con/lô) cụ thể như sau:

▪ Lô ĐC1: sử dụng thức ăn Hi-gro 551 (không bổ sung chế phẩm probiotic).

▪ Lô ĐC2: sử dụng thức ăn Hi-gro 551 (có bổ sung chế phẩm Bio Natto

(chứa 100% tế bào vi khuẩn Bacillus subtylis nhập khẩu từ Nhật Bản) do Công ty TNHH Sao Mai nhập khẩu sản xuất, với liều khoảng 109TB/kg thức ăn).

▪ Lô TN (3, 4 và 5): sử dụng thức ăn Hi-gro 551 (bổ sung chế phẩm nghiên cứu với liều khoảng 109TB/kg thức ăn).

- Cách bổ sung chế phẩm (Hình 2.2):

+ Trải tấm bạc trên mặt đất, đổ 10kg thức ăn lên trên rồi cho 10g chế phẩm Bio Natto (đối với lô ĐC2), 10g chế phẩm nghiên cứu (đối với lô TN 3, 4 và 5).

+ Dùng tay (đã mang găng tay) trộn nhiều lần để lượng chế phẩm phân bố đều khắp 10kg thức ăn (cho mỗi lần trộn) hoặc có thể sử dụng máy trộn.

Hình 2.2. Cách bổ sung chế phẩm

2.3.19.2. Các chỉ tiêu theo dõi [28], [32]

Tỷ lệ tiêu chảy

Trong quá trình TN, heo con được theo dõi từng ngày, số con tiêu chảy ở từng lô được ghi nhận lại:

Tỉ lệ tiêu chảy (%) = (Tổng số ngày con tiêu chảy/Tổng số ngày con nuôi) × 100%

Tỷ lệ chết do tiêu chảy

Là số heo chết do tiêu chảy được tính trong suốt quá trình TN.

Tỷ lệ chết do tiêu chảy (%) = (Số con chết do tiêu chảy/Số con nuôi) × 100%

Tăng trọng heo con trong thời gian TN

Tăng trọng (kg) = Trọng lượng ngày kết thúc TN - Trọng lượng ngày bắt đầu TN Trọng lượng đầu và trọng lượng cuối TN được xác định bằng cách dùng cân đồng hồ cân trực tiếp từng con vào buổi sáng khi chưa cho heo ăn và chỉ dùng duy nhất một cân trong suốt quá trình TN.

Hệ số tiêu tốn thức ăn

Thức ăn cho mỗi lô TN được cân từng ngày để cho ăn, thức ăn thừa trong máng sẽ được cân lại vào buổi sáng hôm sau. Từ đó, tính lượng thức ăn tiêu thụ của các lô TN.

Hệ số tiêu tốn thức ăn = (Tổng kg thức ăn tiêu thụ/Tổng kg tăng trọng) ×100%

Một phần của tài liệu nghiên cứu và tuyển chọn một số chủng bacillus làm probiotic trong chăn nuôi (Trang 64)