Động thái quá trình tạo sinh khối TB của chủng Bacillus đã tuyển chọn

Một phần của tài liệu nghiên cứu và tuyển chọn một số chủng bacillus làm probiotic trong chăn nuôi (Trang 98)

trong điều kiện tối ưu

Qua các kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện MT đến khả năng tạo sinh khối TB của chủng B. amyloliquefaciens Q22. Chúng tôi có thể xác định được các điều kiện tối ưu cho sự tạo thành sinh khối TB của chủng này như sau:

 MT4 là môi trường thích hợp nhất, tỉ lệ cấy giống 2%.

Nguồn C là đường glucose với nồng độ là 1%.

 Nguồn N là cao thịt và peptone với nồng độ cao thịt là 1%, nồng độ peptone là 1%.

Nhiệt độ nuôi cấy là 370

C.

pH ban đầu là 7,0.

Nuôi lắc 180 vòng/phút.

Nuôi chủng B. amyloliquefaciens Q22 trên MT4 với các điều kiện nuôi cấy thích hợp đã xác định được. Sau mỗi 4 giờ, xác định độ pH của MT bằng pH kế, xác định sinh khối TB bằng cách đo mật độ quang (OD620) và kiểm tra hoạt tính

kháng khuẩn bằng phương pháp khoan lỗ thạch. Kết quả được trình bày ở bảng 3.17 và hình 3.13.

Bảng 3.17. Động học quá trình lên men của chủng B. amyloliquefaciens Q22

Thời gian

(giờ) Mật độ tế bào (OD620nm) pH sau

Hoạt tính đối kháng với

E. coli (D-d, cm) 4 0,712 ± 0,002 7,05 ± 0,02 0,00 8 0,853 ± 0,010 7,12 ± 0,01 0,32 ± 0,02 12 1,265 ± 0,007 7,45 ± 0,05 1,25 ± 0,01 16 2,315 ± 0,005 7,54 ± 0,02 1,50 ± 0,01 20 2,594 ± 0,003 7,86 ± 0,05 1,75 ± 0,15 24 2,673 ± 0,057 8,23 ± 0,07 2,35 ± 0,05 28 2,665 ± 0,010 8,29 ± 0,05 2,30 ± 0,00 32 2,662 ± 0,003 8,29 ± 0,03 2,31 ± 0,15 36 2,665 ± 0,008 8,32 ± 0,11 2,29 ± 0,03 40 2,318 ± 0,007 8,49 ± 0,02 1,75 ± 0,05 48 2,210 ± 0,006 8,52 ± 0,05 1,12 ± 0,02

Qua bảng 3.17 chúng tôi nhận thấy, khi nuôi cấy chủng nghiên cứu trong điều kiện tối ưu như đã khảo sát, khả năng ST của chủng bắt đầu tăng lên từ thời điểm 8 giờ, đạt cực đại ở thời điểm 24 giờ và ổn định đến 36 giờ nuôi cấy. Sau 36 giờ, sự ST bắt đầu có xu hướng giảm. Song song đó, hoạt tính kháng khuẩn cũng thể hiện mạnh nhất sau 24 giờ nuôi cấy và tương đối ổn định đến 36 giờ, sau đó giảm mạnh. Đồng thời, trong 24 giờ đầu, pH môi trường nuôi cấy tăng rất nhanh từ 7,05 lên đến 8,23 và đến cuối thí nghiệm-tương ứng với thời điểm 48 giờ- pH đạt 8,52.

Như vậy, có thể thấy thời gian thích hợp cho chủng nghiên cứu ST tốt nhất là 24-28 giờ. Tại thời điểm này, mật độ TB thu được cao nhất đồng thời cũng là thời điểm hoạt tính kháng khuẩn thể hiện mạnh nhất. Với mục đích thu được sinh khối TB nhiều nhất để đảm bảo chất lượng của chế phẩm probiotic thì có thể nói 24-28 giờ là thời điểm thu hoạch tốt nhất. Kết quả này cũng trùng khớp với kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy ở phần trước.

Một phần của tài liệu nghiên cứu và tuyển chọn một số chủng bacillus làm probiotic trong chăn nuôi (Trang 98)