Vai trò của probiotic đối với vật nuôi

Một phần của tài liệu nghiên cứu và tuyển chọn một số chủng bacillus làm probiotic trong chăn nuôi (Trang 25)

Probiotic có tác dụng tốt đối với vật nuôi như gia súc, gia cầm, thủy cầm, thủy sản. Cụ thể như sau:

+ Probiotic giúp phát triển hệ VSV đường ruột bình thường, tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng từ các loại thức ăn. Đối với gia súc dạ cỏ, probiotic còn giúp hệ VSV dạ cỏ phát triển và hoạt động tốt hơn.

+ Ức chế và có thể tiêu diệt được các VSV có hại. Làm tăng sức đề kháng và khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi đối với vật nuôi, phòng chống các dịch bệnh thường gặp, nhất là bệnh phân trắng ở heo con do E. coli.

Nghiên cứu của Phạm Khắc Hiếu và cộng sự (2002) về tác dụng kháng khuẩn của chế phẩm EM1 (do Nhật Bản sản xuất) cho thấy: chế phẩm này có tác dụng ức chế E. coli, Salmonella, Klebsiella, Shigella, Proteus, Staphylococcus, Streptococcus, Clostridium perfringens, Sarcina lutea. Sau khi dùng chế phẩm EM1 trộn với thức ăn cho heo (khoảng 109CFU/kg thức ăn), kết quả kiểm tra số lượng E. colitrong 1g phân heo đã giảm 7% ở heo từ 1-21 ngày tuổi, giảm 5,3% ở heo từ 22- 60 ngày tuổi [28].

+ Làm cho gia súc, gia cầm cái mắn đẻ hơn, tăng chất lượng thịt và tăng năng suất chăn nuôi [20].

Lã Văn Kính (1998) đã tổng hợp các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài khi sử dụng các chế phẩm probiotic trên gà đẻ và gà thịt với kết quả như sau: Đối với gà đẻ, sản lượng trứng tăng 5% ở mức bổ sung 100mg probiotic/kg thức ăn (Mohal và ctv, 1995). Khi bổ sung hỗn hợp L. acidophilusL. casei

(khoảng 106 CFU/kg thức ăn) đã cải thiện số ngày đẻ trứng, hệ số chuyển hóa thức ăn và chất lượng lòng trắng (Tortuero và Fernandez, 1995). Đối với gà thịt, tăng trọng cao và tiêu tốn thức ăn thấp hơn đối chứng. Đặc biệt là hiệu quả sử dụng thức ăn đã cải thiện 2% khi bổ sung hỗn hợp L. acidophilusS. faecium (2x109 CFU/kg thức ăn) cho gà thịt.

+ Góp phần cải thiện chất lượng nước, chống ô nhiễm MT nước, tăng cường khả năng phân hủy các chất hữu cơ, giảm nồng độ N và P, kích thích ST của

tảo, giảm nguy cơ mắc bệnh và tăng năng suất tôm, cá,…[3], [36], [40]. Chẳng hạn như sử dụng chế phẩm chứa B. subtilis, B. licheniformis, B. polymixa, B. circulans, B. laterosporus đã làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn và thúc đẩy tăng trưởng của ấu trùng cá tầm Acipenser nudiventris [63].

+ Đặc biệt, dùng chế phẩm probiotic hòa vào thức ăn hay nước uống cho vật nuôi sẽ làm giảm hoặc làm mất mùi hôi thối gây ô nhiễm chuồng trại chăn nuôi. Có thể dùng dạng dịch pha loãng phun trực tiếp lên cơ thể vật nuôi như chó, lợn,…sẽ mất mùi thối, phun trực tiếp vào bầu vú con cái khi cho con bú sẽ tránh bị nhiễm khuẩn có hại [20].

Tóm lại, probiotic đã trở thành sản phẩm hữu hiệu, là bạn đồng hành của người chăn nuôi, giúp người chăn nuôi tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi [1], [10] .

Một phần của tài liệu nghiên cứu và tuyển chọn một số chủng bacillus làm probiotic trong chăn nuôi (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)