1.3.4.1. Phòng bệnh
Để phòng bệnh có hiệu quả, người chăn nuôi cần tiến hành đồng bộ và chính xác các giải pháp sau đây:
Thức ăn-dinh dưỡng:
- Thức ăn cho nái và heo con phải cân đối, đầy đủ và phù hợp dinh dưỡng, không bị ẩm mốc, ôi chua.
- Cung cấp sắt dạng tiêm hay uống để ngăn ngừa thiếu máu là một giải pháp bắt buộc nhằm giúp heo con PT tốt, đồng thời hạn chế nhiễm trùng kế phát khi heo con bị tiêu chảy do thiếu sắt. Nếu cần tập cho heo con biết ăn sớm thì nên tiêm 1ml sắt vào ngày tuổi thứ 3 để có thể cung cấp đủ nhu cầu sắt cho heo con. Tuy nhiên, nếu heo con biết ăn trễ thì việc tiêm 1ml sắt bổ sung vào ngày tuổi thứ 10 cũng cần thiết để phòng thiếu máu cho heo con khi lượng sắt từ thức ăn chưa được cung cấp đầy đủ.
- Một trong những yếu tố quan trọng nhất để phòng bệnh cho tiêu chảy do E. colilà phải giữ ấm cho heo con từ 32-340C (đối với heo con chưa cai sữa) và từ 28- 300C (đối với heo con vừa mới cai sữa) sẽ giúp heo con PT và kháng bệnh rất tốt.
Có thể dùng đèn hồng ngoại để sưởi ấm cho heo con vì đèn hồng ngoại cung cấp nhiều nhiệt năng hơn đèn bóng tròn và ánh sáng hồng ngoại có khả năng sát khuẩn tốt.
- Khẩu phần ăn luôn được cải tiến nhằm giảm sự khu trú của E. colitrong ruột. Việc bổ sung axit lactic vào nước uống có thể làm giảm độ pH dạ dày và sẽ ức chế sự nhân lên nhanh chóng của E. coligây bệnh,…
Vệ sinh-chăm sóc:
- Chuồng trại phải khô ráo, sạch sẽ, tránh gió lùa, có hệ thống thông gió, khi trời lạnh phải có đèn sưởi cho heo con vì heo con rất dễ bị mất nhiệt do bề mặt da quá rộng so với thể trọng heo.
- Thường xuyên tiêu độc, sát trùng chuồng trại để diệt mầm bệnh, có thể sử dụng chế phẩm Benkocid: 20-25ml/10 lít nước sạch, phun đều lên nền chuồng, định kỳ 1-2 lần/ tuần.
- Tiêm vacxin phòng bệnh cho heo nái mang thai để heo con sơ sinh nhận kháng thể thụ động từ mẹ hoặc sử dụng chế phẩm kháng thể. Ngoài ra, cũng nên tiêm chủng hoặc cho heo con uống vacxin phòng bệnh.
1.3.4.2. Điều trị
Điều trị bằng KS
Việc trị bệnh cho heo mắc phải hội chứng tiêu chảy chỉ thật sự có hiệu quả cao và nhanh chóng khi các nguyên nhân gây nên hội chứng này được khắc phục. Vì vậy, việc xác định nguyên nhân là việc làm trước tiên và rất cần thiết. Liệu pháp KS là giải pháp nhanh chóng, được ưa chuộng trong điều trị. Trong thực tế có nhiều loại KS được sử dụng để điều trị bệnh như: colistin, kanamycin, bacitracin, tetracylin, doxycyclin, amoxicillin, norfloxaxin,…. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng các loại KS trên dao động trong một giới hạn rất khác nhau.
Nguyên nhân hiệu quả thuốc KS bị giảm là do tập đoàn VK gây bệnh khá đa dạng và có khả năng biến dị để kháng thuốc một cách nhanh chóng. Để việc điều trị có hiệu quả cần dựa vào độ nhạy cảm của mầm bệnh đối với thuốc để chọn thuốc. Để xác định độ nhạy cảm đó phải tiến hành lập KS đồ đối với từng loại VK gây
bệnh và dựa trên đối tượng xác định cụ thể [37]. Kết quả nghiên cứu của Lý thị Liên Khai và cộng sự (2003) cho thấy gentamycin, colistin tỏ ra rất có hiệu quả trong điều trị hội chứng tiêu chảy ở heo con. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu của Trung tâm chẩn đoán và cố vấn thú y-Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam (2010) cũng cho thấy E. coli khá nhạy cảm với colistin và norfloxaxin. Còn apramycin và halquinol thì rất hiệu quả trong điều trị hội chứng tiêu chảy ở heo con do
Salmonella spp [34].
Ngoài KS có thể dùng các chế phẩm như Sulfamid, Nitrofuran, Scour- Solution, Navet-Saracin, Navet-Enro, Vita-Electrolytes (bù nước và các chất điện giải đã mất). Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà có thể chọn lựa loại KS và liều dùng phù hợp để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Điều trị bằng probiotic
- Mặc dù việc dùng KS trong điều trị đã mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên nhiều nghiên cứu gần đây đã công bố rằng việc sử dụng KS không kiểm soát đã tạo ra hiện tượng kháng thuốc, làm giảm hiệu quả điều trị và gây ra tình trạng tồn dư KS trong sản phẩm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Chính vì thế, các nhà khoa học khuyến cáo người nông dân nên hạn chế sử dụng KS trong việc phòng và trị bệnh cho vật nuôi.
- Xuất phát từ cơ sở trên, nhiều chế phẩm sinh học đã ra đời và được ứng dụng rộng rãi như các chế phẩm probiotic. Probiotic chứa các VK có lợi giúp tăng cường sức khỏe đường ruột, cạnh tranh và làm giảm mật độ VK có hại, giúp cân bằng hệ VSV đường ruột,...[10]. Các chế phẩm probiotic dùng trong gia súc được sản xuất dưới dạng bột hay dạng dung dịch. Và được sử dụng bằng cách pha chế phẩm với nước hoặc sữa theo hướng dẫn rồi cho gia súc uống hoặc trộn chế phẩm vào thức ăn chăn nuôi.
- Trên thị trường hiện nay, các chế phẩm probiotic như: EM, Emina, Biosubtyl, Oganic Green ZS, Paciflor, Pacicoli, EM, Bio I, Bio II, BioLactyl [2], Bio Natto,…được sử dụng rộng rãi và đã mang lại hiệu quả cao trong việc phòng và trị bệnh cho heo.
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP