Ảnh hưởng của nhiệt độ nuôi cấy

Một phần của tài liệu nghiên cứu và tuyển chọn một số chủng bacillus làm probiotic trong chăn nuôi (Trang 96)

Nhiệt độ nuôi cấy là một trong những yếu tố MT có ảnh hưởng mạnh đến ST và khả năng sinh tổng hợp các chất của VSV. Đặc biệt, nhiều nghiên cứu cho thấy, nhờ khả năng sinh bào tử nên Bacillus có khả năng ST ở dải nhiệt độ khá rộng, nhưng hầu hết đều là loài ưa nhiệt trung bình với nhiệt độ dao động từ 20-450C

[17], [40], [61]. Nhằm tìm được nhiệt độ tối ưu cho chủng B. amyloliquefaciens

Q22 phát triển tốt nhất, chúng tôi nuôi chủng này ở điều kiện lắc 180 vòng/phút với các mốc nhiệt độ khác nhau từ 20-450C. Thu nhận mẫu sau 24 giờ nuôi cấy và xác định mật độ TB (OD620). Kết quả được thể hiện chi tiết ở bảng 3.16 và hình 3.12.

Bảng 3.16. Ảnh hưởng của nhiệt độ nuôi cấy đến sự tạo thành sinh khối

của chủng B. amyloliquefaciens Q22

STT Nhiệt độ nuôi cấy (0C) Mật độ tế bào (OD620nm)

1 20 1,853 ± 0,018 2 25 2,512 ± 0,007 3 30 2,684 ± 0,017 4 35 2,806 ± 0,005 5 37 2,826 ± 0,018 6 40 2,470 ± 0,003 7 45 2,295 ± 0,001

Hình 3.12. Ảnh hưởng của nhiệt độ nuôi cấy đến sự tạo thành sinh khối

của chủng B. amyloliquefaciens Q22

Nhận xét: Kết quả được trình bày trong bảng 3.16 cho thấy, khi nhiệt độ nuôi cấy tăng thì mật độ TB của chủng B. amyloliquefaciens Q22 cũng tăng theo. Khi nhiệt độ tăng từ 20-250C thì mật độ TB bắt đầu tăng dần và khi nhiệt độ tăng từ 30-

370C thì chủng này ST khá tốt, đặc biệt mật độ TB cao nhất ở nhiệt độ 370C (OD620=2,826). Sau đó, khi nhiệt độ tăng tới 400C thì chủng này bắt đầu ST yếu dần nhưng vẫn sống sót ở nhiệt độ 450

C (OD620=2,295). Như vậy, chủng B. amyloliquefaciens Q22 có khả năng ST trong khoảng nhiệt độ 20-450C nhưng ST mạnh nhất ở nhiệt độ 370

C.

Vì vậy, chúng tôi chọn nhiệt độ nuôi cấy thích hợp cho chủng B. amyloliquefaciens Q22 là 370C, là khoảng nhiệt độ rất gần với nhiệt độ cơ thể heo con sau cai sữa (38,50C). Đặc điểm này có lợi cho việc sử dụng chủng nghiên cứu vào sản xuất chế phẩm probiotic để phòng và trị bệnh đường ruột cho heo. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của tác giả Đào Thị Thanh Xuân (2008), Văn Thị Thủy (2011) các chủng Bacillus tác giả này nghiên cứu đều ST mạnh nhất ở nhiệt độ 370C. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đức Quỳnh Như (2008) khi phân lập và sàng lọc một số chủng Bacillus có hoạt tính probiotic trong nuôi trồng thủy sản.

Một phần của tài liệu nghiên cứu và tuyển chọn một số chủng bacillus làm probiotic trong chăn nuôi (Trang 96)