Ảnh hưởng của MT nuôi cấy

Một phần của tài liệu nghiên cứu và tuyển chọn một số chủng bacillus làm probiotic trong chăn nuôi (Trang 86)

Quá trình tạo sinh khối TB phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện và thành phần MT nuôi cấy. Do đó, việc nghiên cứu lựa chọn MT thích hợp cho mục đích này là điều rất cần thiết. Song vấn đề đặt ra là phải tìm được MT thích hợp nhưng đơn giản, với nguyên liệu tương đối rẻ tiền phù hợp với điều kiện sản xuất chế phẩm sinh học ở nước ta.

Để khảo sát ảnh hưởng của MT lên khả năng ST của chủng nghiên cứu, chúng tôi nuôi chủng này trên các MT khác nhau (MT2, MT3, MT4 và MT5 như đã trình bày trong phần 2.2.). Sau 24 giờ nuôi cấy xác định mật độ TB (OD620). Kết quả được trình bày trong bảng 3.9 và hình 3.5.

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của MT nuôi cấy đến sự tạo thành sinh khối của

chủng B. amyloliquefaciens Q22

STT Môi trường Mật độ tế bào (OD620nm)

1 MT2 2,145 ± 0,003

2 MT3 0,958 ± 0,012

3 MT4 2,390 ± 0,003

4 MT5 2,281 ± 0,002

Hình 3.5. Ảnh hưởng của MT nuôi cấy đến sự tạo thành sinh khối của

chủng B. amyloliquefaciens Q22

Nhận xét: Qua kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng, MT4 vẫn là MT thích hợp nhất cho sự ST của chủng nghiên cứu. Vì vậy mà mật độ TB của chủng này đạt cực đại (OD620= 2,390) sau 24 giờ nghiên cứu. Điều này có thể giải thích là do trong thành phần của MT4 có cao thịt, peptone cung cấp nguồn N và đường glucose đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng C của Bacillus. Đây là các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho quá trình ST và PT của các chủng Bacillus.

Ở MT5 cũng chứa các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho quá trình ST và PT của các chủng Bacillusnhư tryptone, soytone, glucose nên mật độ TB tương đối cao (OD620= 2,281) xấp xỉ mật độ TB ở MT4. Tuy nhiên, xét về hiệu quả kinh tế, các thành phần trong MT4 có giá thành rẻ hơn so với MT5 nên chúng tôi chọn MT4 để thu sinh khối TB của B. amyloliquefaciensQ22. Đây cũng là MT mà các tác giả

Đào Thị Thanh Xuân (2008), Văn Thị Thủy (2011) sử dụng để nghiên cứu các đặc tính probiotic và thu sinh khối của các chủng Bacillus.

Theo báo cáo của Trần Quốc Việt và cộng sự (2008), nhóm Bacillus có khả năng ST mạnh ở hầu hết các loại MT, kể cả các MT không đặc trưng cho chúng. Đó là các đặc tính rất quí của các chủng Bacillus khi chúng thật sự là những VK hữu ích được sử dụng như nguồn probiotic dùng trong chăn nuôi. Tuy nhiên, MT dùng để nuôi thu sinh khối VK cần đảm bảo đủ thành phần chất dinh dưỡng và một yêu cầu đối với sản xuất công nghiệp là nguyên liệu phải rẻ tiền [39].

Một phần của tài liệu nghiên cứu và tuyển chọn một số chủng bacillus làm probiotic trong chăn nuôi (Trang 86)