Môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP sài gòn chi nhánh khánh hòa (Trang 33)

7. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

1.3.1Môi trường bên ngoài

1.3.1.1 Môi trường vĩ mô

a. Yếu tố chính trị - pháp luật

Không một quốc gia nào có thể phát triển nếu môi trường chính trị không ổn định. Sự ổn định về chính trị hay về chính sách ngoại giao cũng tác động mạnh mẽ đến quan hệ vốn của NH với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Điều này cũng là nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM.

Hoạt động của Ngân hàng có mức độ ảnh hưởng, tác động hết sức mạnh mẽ đối với nền kinh tế của bất kỳ quốc gia nào. Cụ thể, các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đều tác động trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, thu nhập của các chủ thể, tốc độ chu chuyển vốn, tình trạng thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát,… Chính vì lẽ đó, hoạt động của Ngân hàng phải chịu sự quản lý chặt chẽ gắt gao hơn so với các doanh nghiệp khác. Thực tế là Ngân hàng phải chịu sự điều chỉnh của rất nhiều luật định của chính phủ, NHNN và hàng loạt hệ thống các quy định cụ thể trong từng thời kỳ về lãi suất, dự trữ, hạn mức,… Trong sự ràng buộc về luật pháp, các yếu tố của hoạt động kinh doanh bị thay đổi làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Hành lang pháp lý tốt có thể tạo đà mở rộng thông thoáng hơn trên con đường phát triển của Ngân hàng nhưng ngược lại, nó cũng có thể kìm hãm sự phát triển một cách đáng kể nếu không có sự quản lý giám sát một cách phù hợp, đồng bộ giữa các ban ngành liên quan.

b. Yếu tố kinh tế

Môi trường kinh tế là một yếu tố vĩ mô có tác động trực tiếp đến mọi hoạt động của NHTM. Các chỉ tiêu kinh tế như tốc độ tăng trưởng, thu nhập, tình trạng thất nghiệp, lạm phát … có tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM.

Cụ thể, trong điều kiện nền kinh tế phát triển ổn định, lạm phát được kiểm soát, không có dấu hiệu của khủng hoảng, suy thoái, mức sống của người dân được đảm bảo, thu nhập tăng thì nguồn tiền chảy vào ngân hàng cũng ổn định, lượng tiền gửi huy động được của NH ngày càng tăng lên và cơ hội đầu tư cho vay của NH cũng được mở

24

rộng do lòng tin của các nhà đầu tư vào nền kinh tế. Từ đó thúc đẩy hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng tăng cao. Nếu nền kinh tế suy thoái, thu nhập dân cư biến động thì lòng tin về đồng tiền của dân chúng bị giảm sút. Khi đó khả năng huy động tiền gửi của NH không những bị giảm xuống mà lượng tiền dân cư đã ký gửi vào NH cũng có nguy cơ bị rút ra. Và như vậy NH sẽ gặp khó khăn trong công tác huy động tiền gửi, quản lý dự trữ và củng cố niềm tin cho khách hàng; cơ hội đầu tư cho vay của NH cũng bị thu hẹp, do vậy hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng sụt giảm.

c. Yếu tố xã hội

Các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng như trình độ dân trí, tập quán sử dụng tiền mặt và sự hiểu biết của người dân về hệ thống ngân hàng. Bất cứ doanh nghiệp nào muốn hoạt động kinh doanh đều phải tìm hiểu phong tục tập quán, các yếu tố văn hóa đặc trưng của dân tộc đó. Yếu tố này ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Ngoài ra, hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng còn chịu ảnh hưởng của yếu tố mật độ dân cư, các tổ chức kinh tế trên địa bàn hoạt động. Nếu ngân hàng có địa bàn hoạt động ở khu vực tập trung đông dân cư và nhiều tổ chức kinh tế thì sẽ có khả năng huy động được nhiều vốn hơn và việc sử dụng vốn cũng được chủ động hơn là ngân hàng hoạt động ở các địa bàn miền núi hay hải đảo xa xôi. Từ đó, hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng được cải thiện hơn.

d. Yếu tố khoa học, công nghệ

Với sự phát triển và hiện đại hóa của khoa học, công nghệ đã tạo điều kiện cho việc nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí đầu vào, đẩy nhanh quá trình cung cấp các sản phẩm và dịch vụ với chi phí thấp nhất, tiện lợi nhất, nhanh chóng và kịp thời sẽ thuận lợi hơn trong việc thu hút khách hàng, từ đó thúc đẩy hiệu quả hoạt động kinh doanh ngày càng được nâng cao.

1.3.1.2 Môi trường ngành

a. Áp lực từ nhà cung cấp

Trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, nhà cung cấp chính và có khả năng gây ra ảnh hưởng đối với ngân hàng là nhà cung cấp công nghệ. Một số nhân tố mà nhà cung cấp công nghệ có khả năng gây sức ép với các ngân hàng là: số lượng nhà cung cấp công nghệ

25

mang tính đặc thù, khả năng thay thế công nghệ và mức độ quan trọng của một loại công nghệ nhất định đối với ngân hàng, chi phí chuyển đổi nhà cung cấp liên quan đến các chi phí lớn khác. Nếu việc sử dụng một công nghệ mà chi phí của nó ảnh hưởng đến giá bán dịch vụ thì sức ép của nhà cung cấp công nghệ với ngân hàng càng lớn.

b. Khách hàng

Khách hàng là một bộ phận rất quan trọng góp phần vào sự thành công của ngân hàng. Không một ngân hàng nào hoạt động được nếu không có khách hàng. Do vậy, chúng ta cần điều tra tình hình dân cư, sở thích và tâm lý của từng bộ phân dân cư để kịp thời đáp ứng các nhu cầu của họ bằng các sản phẩm, dịch vụ tương ứng. Từ đó, góp phần thúc đẩy hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

c. Đối thủ cạnh tranh hiện hữu

Trong nền kinh tế thị trường, vì lợi ích của bản thân mình nên các NHTM phải cạnh tranh với nhau. Các ngân hàng cạnh tranh gay gắt với nhau để chiếm thị phần, khách hàng thông qua việc gia tăng vốn, đổi mới công nghệ, chính sách sản phẩm dịch vụ, quan tâm chăm sóc khách hàng. Sự cạnh tranh giữa các NHTM sẽ thúc đẩy các ngân hàng sử dụng và phân bổ các nguồn lực tài chính có hiệu quả hơn. Kết quả ngân hàng nào hoạt động hiệu quả sẽ tồn tại và phát triển, ngân hàng nào hoạt động kém hiệu quả sẽ thu hẹp phạm vi hoạt động và bị thị trường đào thải.

d. Đối thủ tiềm năng

Hiện nay, hoạt động ngân hàng ngày càng có sự tham gia của nhiều loại hình ngân hàng mới như chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, NHTM 100% vốn nước ngoài và các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Xu hướng cạnh tranh trong ngành ngân hàng càng gia tăng do các yếu tố như thay đổi chính sách tài chính tiền tệ, đổi mới tài chính của doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ… dẫn đến nguy cơ thu hẹp hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH trên thị trường. Bên cạnh đó, sự cọ sát với các ngân hàng nước ngoài cũng sẽ là động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới, cải cách ngân hàng đem lại hiệu quả hoạt động cao hơn.

e. Sản phẩm thay thế

Với sự hấp dẫn của thị trường tài chính cá nhân thì ngày càng có nhiều tổ chức, không chỉ có ngân hàng mà cả các tổ chức phi ngân hàng tham gia cung ứng các dịch vụ bán lẻ như công ty bảo hiểm, bưu điện, các quỹ, các công ty tài chính,… Điều này

26

làm gia tăng sự sẵn có của các sản phẩm thay thế. Để sinh lợi, một cá nhân có thể lựa chọn gửi tiết kiệm hay dùng tiền để đầu tư cho chứng khoán, vàng, bất động sản,… Bên cạnh đó, có thể kể đến một số nhân tố khiến cho sản phẩm thay thế trở thành mối đe dọa đối với hoạt động bán lẻ của ngân hàng: mức giá tương đương của dịch vụ thay thế; chi phí chuyển đổi sản phẩm thấp; khách hàng không nhận thức rõ về độ khác biệt sản phẩm; thói quen tiêu dùng của khách hàng; sự thay thế công nghệ và cải tiến sản phẩm. Thực tế, tại Việt Nam dịch vụ thay thế có tính tương tự như dịch vụ bán lẻ của ngân hàng là có, nhưng mức độ đa dạng và chuyên biệt không thể ngang bằng các ngân hàng thương mại. Vì thế lực lượng này chưa đủ mạnh để ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng sản phẩm thay thế của khách hàng.

1.3.2 Môi trường bên trong (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.3.2.1 Mục tiêu, chiến lược kinh doanh của Ngân hàng

Mục tiêu, chiến lược kinh doanh của Ngân hàng cũng ảnh hưởng đến công tác hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. NHTM cần phải xác định rõ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của ngân hàng mình nhằm đánh giá vị thế hiện tại của ngân hàng, đồng thời có những dự đoán sự thay đổi của môi trường để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, trong đó chiến lược phát triển quy mô và chất lượng nguồn vốn là một bộ phận quan trọng.

1.3.2.2 Chính sách Marketing

Marketing là việc ngân hàng sử dụng các công cụ truyền tin để cung cấp thông tin, hình ảnh, dịch vụ ngân hàng nhằm xây dựng mối thông tin hai chiều giữa ngân hàng và khách hàng nhằm đạt được mục tiêu nhất định. Một ngân hàng với quy mô lớn, mạng lưới rộng khắp chắc chắn sẽ tạo ra uy tín, sự tin tưởng đối với khách hàng, hoạt động quảng bá sẽ dễ dàng hơn, tiếp xúc với khách hàng cũng sẽ dễ dàng hơn.

Mỗi NH tùy theo chiến lược phát triển sẽ có chính sách Marketing khác nhau, sử dụng các công cụ khác nhau của riêng mình như quảng cáo, khuyến mại, quan hệ công chúng,… Mỗi chính sách sẽ mang lại những hiệu quả khác nhau, nhưng nhìn chung đều hướng tới mục tiêu quảng bá hình ảnh ngân hàng. Chính sách Marketing thành công sẽ là cầu nối giữa NH với khách hàng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

27

1.3.2.3 Năng lực tài chính

Đây là yếu tố thể hiện quy mô hoạt động của ngân hàng. Bất kỳ ngân hàng nào có vốn tự có lớn sẽ có khả năng huy động vốn và cung ứng tín dụng cao. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, với tình hình cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực ngân hàng, việc tăng vốn tự có của bản thân mỗi ngân hàng là hết sức cần thiết. Các ngân hàng có vốn điều lệ tương đối lớn đã không ngừng mở rộng quy mô hoạt động, đa dạng hóa các sản phẩm để chiếm thị phần, nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ và tạo ra tiện ích cho khách hàng.

1.3.2.4 Nguồn nhân lực của ngân hàng

Chất lượng của đội ngũ nhân sự là yếu tố quyết định đến thành công hay thất bại của một tổ chức. Chất lượng đội ngũ nhân sự thể hiện ở phong cách, thái độ, kỹ năng nghiệp vụ, trình độ chuyên môn của đội ngũ lãnh đạo, nhân viên ngân hàng. Đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng am hiểu nghiệp vụ, chuyên nghiệp trong phong cách phục vụ khách hàng sẽ tạo cảm giác thoải mái và tin tưởng khi khách hàng đến giao dịch. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

1.3.2.5 Uy tín của Ngân hàng

Uy tín của Ngân Hàng cũng có ảnh hưởng nhất định đối với hoạt động kinh doanh. Sự tin tưởng của khách hàng sẽ giúp cho Ngân Hàng có khả năng ổn định khối lượng tiền gửi huy động và tiết kiệm chi phí huy động, từ đó NH có thể đề ra chiến lược sử dụng vốn dễ dàng hơn và hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng được cải thiện hơn. Thậm chí trong điều kiện lãi suất gửi tiền tại NH uy tín có thấp hơn đôi chút, những người có tiền vẫn lựa chọn NH đó để gửi mà không tìm những nơi trả lãi hấp dẫn hơn vì họ tin rằng ở đây đồng vốn của mình sẽ tuyệt đối an toàn.

1.4 PHÂN TÍCH SWOT

Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. Viết tắt của 4 chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ), SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược giúp các nhà quản trị tổng kết các kết quả nghiên cứu môi trường (bên trong lẫn bên ngoài) và đề ra các chiến lược một cách khoa học.

28

Phân tích SWOT là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được sắp xếp theo định dạng SWOT dưới một trật tự lô gíc dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận và dễ đưa ra quyết định, có thể được sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định. Các mẫu SWOT cho phép kích thích suy nghĩ hơn là dựa trên các phản ứng theo thói quen hoặc theo bản năng. Mẫu phân tích SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận 2 hàng 2 cột, chia làm 4 phần: Strengths, Weaknesses, Opportunities and Threats.

Mô hình SWOT thường đưa ra 4 dạng phương án cơ bản:

- Chiến lược SO: sử dụng những điểm mạnh trong nội bộ doanh nghiệp để khai

thác các cơ hội của môi trường bên ngoài.

- Chiến lược WO: tận dụng những cơ hội bên ngoài để cải thiện những điểm yếu

bên trong. Những điểm yếu này ngăn cản doanh nghiệp khai thác các cơ hội, do đó doanh nghiệp cần khắc phục điểm yếu càng nhanh càng tốt.

- Chiến lược ST: sử dụng những điểm mạnh của doanh nghiệp để tránh hay giảm

các mối đe dọa từ môi trường bên ngoài.

- Chiến lược WT: đây là những chiến lược phòng thủ nhằm làm giảm đi những

điểm yếu bên trong và tránh những mối đe dọa từ bên ngoài. Một doanh nghiệp gặp phải những mối đe dọa bên ngoài kết hợp với các điểm yếu nội tại đang đứng trước những rủi ro rất lớn, có khả năng phải liên kết, sáp nhập, hạn chế chi tiêu, hay thậm chí phải phá sản.

Việc thiết lập ma trận SWOT được thực hiện qua 8 bước như sau: - Bước 1: Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong của công ty. - Bước 2: Liệt kê các điểm yếu bên trong của công ty.

- Bước 3: Liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài công ty.

- Bước 4: Liệt kê các mối đe dọa quan trọng bên ngoài công ty.

- Bước 5: Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược SO vào ô tương ứng.

- Bước 6: Kết hợp điểm yếu bên trong với những cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược WO vào ô tương ứng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bước 7: Kết hợp điểm mạnh bên trong với mối đe dọa bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược ST vào ô tương ứng.

29

- Bước 8: Kết hợp điểm yếu bên trong với mối đe dọa bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược WT vào ô tương ứng.

Một ma trận SWOT được minh hoạ bằng các ô như sau:

SWOT

O

(Liệt kê các cơ hội)

1. 2. . n.

T

(Liệt kê các nguy cơ)

1. 2. . n.

S

(Liệt kê các điểm mạnh)

1. 2. .

n.

Chiến lược SO Chiến lược ST

W

(Liệt kê các điểm yếu)

1. 2. . n.

Chiến lược WO Chiến lược WT

30

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Để có cái nhìn khái quát về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM trong chương này, luận văn đã tổng hợp lý luận cho việc nghiên cứu đề tài với một số nội dung cơ bản sau:

Trước hết luận văn đã đề cập tổng quan về NHTM và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM.

Từ đó, luận văn đi sâu phân tích mô hình CAMELS, đây là phần trọng tâm được nghiên cứu trong luận văn.

Bên cạnh đó, luận văn còn dẫn ra công cụ phân tích SWOT để tiến hành phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng trong chương tiếp theo.

Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, ứng dụng vào thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh Khánh Hòa được phân tích ở

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP sài gòn chi nhánh khánh hòa (Trang 33)