7. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
1.2.5.6. S– Sensitivity to Market Risk Độ nhạy cảm với rủi ro thị trường
Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường được thể hiện bằng chữ cái S (Sensitivity) trong hệ thống phân tích CAMELS. Phân tích S nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của sự thay đổi về lãi suất và/hoặc tỷ giá đến giá trị của lợi nhuận hay vốn cổ phần. Phân tích S quan tâm đến khả năng của ban lãnh đạo Ngân hàng trong việc xác định, giám sát, quản lý và kiểm soát rủi ro thị trường, đồng thời đưa ra dấu hiệu chỉ dẫn định hướng rõ ràng và tập trung.
22 Chỉ tiêu đánh giá:
Thu nhập lãi – Chi phí lãi Hệ số thu nhập lãi
cận biên (NIM) = Tổng tài sản Có sinh lãi
Trong đó: - Thu nhập lãi: lãi cho vay, lãi tiền gửi tại Ngân hàng khác, lãi đầu tư chứng khoán…
- Chi phí lãi: chi phí huy động vốn, lãi vay…
- Tổng tài sản Có sinh lời = Tổng tài sản Có – Tiền mặt & Tài sản cố định. Ý nghĩa: giúp dự báo khả năng sinh lãi của Ngân hàng thông qua việc kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và việc tìm kiếm những nguồn vốn có chi phí thấp nhất. Công thức trên cho thấy nếu chi phí huy động vốn tăng nhanh hơn thu từ cho vay và đầu tư hoặc lãi thu từ cho vay và đầu tư giảm nhanh hơn chi phí huy động vốn thì NIM bị thu hẹp, rủi ro lãi suất lớn.
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng chịu sự tác động bởi nhiều yếu tố sau: - Những thay đổi trong lãi suất.
- Những thay đổi trong mức chênh lệch giữa lãi thu từ tài sản và chi phí trả lãi cho nguồn vốn.
- Những thay đổi về giá trị tài sản (sinh lời) nhạy cảm lãi suất mà ngân hảng nắm giữ khi mở rộng hoặc thu hẹp quy mô hoạt động của mình.
- Những thay đổi về giá trị nguồn vốn phải trả lãi mà ngân hàng sử dụng để tài trợ cho danh mục tài sản sinh lời khi mở rộng hoặc thu hẹp hoạt động.
- Những thay đổi về cấu trúc tài sản và nợ mà ngân hàng thực hiện khi tiến hành chuyển đổi tài sản, nợ giữa lãi suất cố định và lãi suất thả nổi, giữa kỳ hạn ngắn và kỳ hạn dài, giữa tài sản mang lại mức thu nhập thấp và tài sản mang lại mức thu nhập cao.
Thu nhập ngoài lãi – Chi phí ngoài lãi Hệ số thu nhập ngoài
lãi cận biên (MN) = Tổng tài sản Có sinh lãi
Ý nghĩa: đo lường sự chênh lệch giữa nguồn thu ngoài lãi (thu phí dịch vụ) với mức chi ngoài lãi (chi lương, sửa chữa máy móc, bảo hành, tổn thất tín dụng…)
23