0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CHI NHÁNH KHÁNH HÒA (Trang 66 -66 )

7. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CHI NHÁNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2010 - 2013 THEO PHÂN TÍCH CAMELS

Qua phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của SCB Khánh Hòa trong 4 năm 2010-2013, điểm của từng chỉ tiêu theo phân tích CAMELS như sau:

- Vốn tự có: 10 điểm

- Chất lượng tài sản: 23 điểm - Năng lực quản lý: 13 điểm

- Kết quả hoạt động kinh doanh: 15 điểm - Khả năng thanh khoản: 15 điểm

Vậy tổng số điểm của SCB Khánh Hòa là 76 điểm. Bên cạnh đó, điểm số của 5 chỉ tiêu đều lớn hơn 50% số điểm tối đa của từng chỉ tiêu. Vì vậy, SCB Khánh Hòa được xếp chi nhánh ngân hàng loại B.

Tuy nhiên, chỉ trong thời gian ngắn, SCB Khánh Hòa đã vươn lên đứng thứ 3 trong khối Ngân hàng TMCP trên địa bàn về huy động vốn (sau ACB và Sacombank - 2 NHCP có mặt đầu tiên trên địa bàn đã xác định được uy tín & thương hiệu) và đứng vị trí thứ 7 trong toàn khối NH (sau VietinBank, VCB, BIDV, Agribank, ACB và Sacombank). Đây không những là sự thành công đáng khích lệ của Chi nhánh mà còn cho thấy niềm tin của khách hàng đối với đơn vị. Điều đáng nói hơn là tuy vốn huy động có trả lãi gần như chiếm 100% tổng nguồn vốn nhưng Chi nhánh vẫn luôn đảm bảo được khả năng thanh khoản của mình.

57

Ngược với hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng của SCB Khánh Hòa lại chưa phát triển trong thời gian qua. Mặc dù thu nhập từ lãi của Chi nhánh vẫn cao nhưng phần lớn thu nhập này lại đến từ việc điều chuyển vốn nội bộ. Vậy, nếu những năm tới tín dụng của Chi nhánh có thể phát triển hơn thì kì vọng LNTT của đơn vị sẽ còn cao hơn nữa.

Bên cạnh 2 hoạt động chính thì hoạt động dịch vụ của Chi nhánh cũng còn chưa đa dạng, kém cạnh tranh so với các đối thủ trên địa bàn nên thu nhập tạo ra từ hoạt động này chưa cao như mong đợi.

Tóm lại, qua cách chấm điểm từng chỉ tiêu theo phân tích CAMELS cho thấy hoạt động kinh doanh của Chi Nhánh Khánh Hòa có hiệu quả. Tuy vậy, tính hiệu quả chưa cao, chưa thật sự ổn định và còn mất cân đối. Chưa cao vì hầu như Chi nhánh chưa mạnh dạn đầu tư vào hoạt động cho vay, nguồn tiền gửi huy động được lại sử dụng cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, gửi vốn Hội sở, không chú trọng phát triển tín dụng (tuy rủi ro cao nhưng lợi nhuận đem lại cũng cao không kém do chênh lệch giữa lãi suất vay và lãi suất tiền gửi là khá lớn trong khi đó lãi suất gửi vốn Hội Sở lại thấp hơn lãi suất cho vay). Bên cạnh đó, hoạt động dịch vụ chưa phát triển thể hiện qua điểm thưởng từ hoạt động dịch vụ 0 điểm, nên chỉ cần Hội sở điều chỉnh lãi suất gửi vốn nội bộ thì lập tức ảnh hưởng ngay đến hiệu quả kinh doanh. Mất cân đối vì SCB Khánh Hòa huy động tốt nhưng cho vay ít, nguồn thu nhiều nhưng nguồn thu từ dịch vụ lại chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CHI NHÁNH KHÁNH HÒA (Trang 66 -66 )

×