L– Liquidity – Khả năng thanh khoản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP sài gòn chi nhánh khánh hòa (Trang 30)

7. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

1.2.5.5.L– Liquidity – Khả năng thanh khoản

Khả năng thanh khoản là một chuẩn mực đối với hoạt động của Ngân hàng. Đây là một chỉ tiêu rất nhạy cảm, góp phần tạo nên uy tín của NHTM.

Có hai nguyên nhân giải thích tại sao thanh khoản lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với kinh doanh Ngân hàng. Thứ nhất, cần phải có thanh khoản để đáp ứng yêu cầu vay mới mà không cần phải thu hồi những khoản cho vay đang trong hạn hoặc thanh lý các khoản đầu tư có kỳ hạn. Thứ hai, cần có thanh khoản để đáp ứng tất cả các biến động hàng ngày hay theo mùa vụ về nhu cầu rút tiền một cách kịp thời và có trật tự. Do ngân hàng thường xuyên huy động tiền gửi ngắn hạn (với lãi suất thấp) và cho vay số tiền đó với thời hạn dài (lãi suất cao hơn) nên ngân hàng về cơ bản luôn có nhu cầu thanh khoản rất lớn.

21

Thanh khoản còn ảnh hưởng đến lòng tin của người gửi tiền và người cho vay. Thanh khoản kém là nguyên nhân trực tiếp của hầu hết các trường hợp đổ vỡ Ngân hàng.

Nói chung có thể đánh giá mức độ thanh khoản dựa trên khả năng của ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động của mình.

Chỉ tiêu đánh giá:

Tài sản Có có thể thanh toán ngay Hệ số khả năng chi trả = Tài sản Nợ phải thanh toán ngay (Nợ

phải trả)

 Điều kiện tối ưu: ≥ 15%

 Khả năng thanh khoản có mức điểm tối đa 15 điểm và tối thiểu 0 điểm. - Khả năng thanh toán ngay = Tài sản “có” có thể thanh toán ngay/ Tài sản “nợ” phải thanh toán ngay:

+ Ngân hàng thương mại cổ phần đảm bảo tỷ lệ khả năng chi trả theo quy định của Ngân hàng Nhà nước được điểm tối đa 12 điểm.

+ Ngân hàng thương mại cổ phần không đảm bảo tỷ lệ khả năng chi trả theo quy định của Ngân hàng Nhà nước bị trừ điểm như sau: vi phạm 1 lần không đảm bảo tỷ lệ khả năng chi trả: trừ 5 điểm; vi phạm nhiều lần dẫn đến việc Ngân hàng Nhà nước có văn bản nhắc nhở hoặc xử phạt vi phạm hành chính đối với ngân hàng thương mại cổ phần về việc vi phạm quy định bảo đảm tỷ lệ khả năng chi trả: trừ 12 điểm.

- Tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn: Không vi phạm việc đảm bảo tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn: 3 điểm; Vi phạm 1 lần không đảm bảo tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn: trừ 2 điểm; Vi phạm nhiều lần không đảm bảo tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn: trừ 3 điểm. [5]

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP sài gòn chi nhánh khánh hòa (Trang 30)