Đối với Ngân hàng Nhà Nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP sài gòn chi nhánh khánh hòa (Trang 99)

7. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

3.3.2.Đối với Ngân hàng Nhà Nước

- Quy định về trần – sàn lãi suất: Theo chủ trương chung của Chính phủ cũng như NHNN, chính sách tiền tệ trong năm 2014 sẽ được định hướng chặt chẽ, nhưng sẽ giảm dần lãi suất để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Việc sử dụng các mệnh lệnh hành chính để buộc các ngân hàng chỉ huy động với lãi suất không vượt quá trần có lẽ đây chỉ là giải pháp tình thế, đây không phải là giải pháp mang tính thị trường. Đây sẽ là một trong những nguyên nhân chủ quan khiến các ngân hàng tiếp tục gặp khó khăn trong việc thu hút tiền gửi VND. Do đó, NHNN cần linh hoạt hơn trong việc quản lý lãi suất huy động theo tình hình kinh tế theo từng thời kỳ.

- Đối với tỷ lệ dự trữ bắt buộc: NHNN cần áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc phù hợp với tình hình thực tế, vừa đảm bảo thanh khoản, vừa đảm bảo cho ngân hàng tận dụng hiệu quả nguồn vốn huy động của mình vào các hoạt động sinh lời. Nếu khoản dự trữ bắt buộc đó quá cao thì NHNN nên có chính sách bù lỗ hoặc trả lãi hợp lý.

- Về tỷ giá, để hạn chế sự biến động về tỷ giá, tạo sự an tâm cho khách hàng gửi tiền cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động huy động tiền gửi của các ngân hàng thương mại, NHNN cần tiếp tục hoàn thiện và tập trung các vấn đề như hoàn thiện thị trường hối đoái và thị trường tiền tệ, hình thành các quỹ ngoại tệ tập trung do NHNN trực tiếp đứng ra điều hành và quản lý nhằm dự trữ một lượng ngoại tệ đủ mạnh để can thiệp vào thị trường khi cần thiết, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về ngoại hối, xác định tỷ giá sát với thực tế quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường.

90

- Triển khai toàn diện và đồng bộ đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, kiên quyết xử lý dứt điểm những ngân hàng yếu kém để lành mạnh hóa hoạt động của hệ thống. Những biến động trên thị trường tiền tệ vừa qua, trong đó có hiện tượng các ngân hàng vẫn tiếp tục cuộc chạy đua lãi suất cho thấy, khi nào những ngân hàng yếu kém còn tồn tại thì lúc đó hệ thống ngân hàng chưa thực sự khỏe mạnh. Việc giải quyết những ngân hàng yếu kém nhằm tái cơ cấu hệ thống ngân hàng là rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Từ đó, lòng tin được củng cố, người dân sẽ chi tiêu nhiều hơn, tăng gửi tiền vào ngân hàng. Các doanh nghiệp cũng sẽ mạnh dạn mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, NHNN cần phát huy vai trò quản lý đối với các ngân hàng thương mại, cần tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra để nâng cao hiệu quả cho vay và sử dụng nguồn tiền huy động được để làm cho hoạt động của ngân hàng trở nên lành mạnh và hiệu quả. NHNN yêu cầu các NHTM định kỳ gửi báo cáo kịp thời, theo dõi chặt chẽ việc chỉnh sửa khắc phục những tồn tại sau đợt kiểm tra. Điều này giúp NHNN phát hiện kịp thời những sai lầm ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng. Nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác thanh kiểm tra (như lãi suất cho vay, huy động không được vượt trần, việc tăng lãi suất huy động phải chứng minh phương án sử dụng vốn hiệu quả) nhằm đạt mục tiêu giữ vững an toàn hệ thống ngân hàng. NHNN cần yêu cầu ngân hàng thương mại công khai những đánh giá về hoạt động của ngân hàng để có định hướng cho người gửi tiền.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP sài gòn chi nhánh khánh hòa (Trang 99)