0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CHI NHÁNH KHÁNH HÒA (Trang 100 -100 )

7. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

3.3.3. Đối với Chính phủ

- Ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát: tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ - tài khóa chặt chẽ, kiểm soát lạm phát, tiến hành đánh giá lại nhằm quản lý tốt hơn đầu tư công, thu – chi ngân sách hợp lý, nhằm giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách. Việc kiểm soát lạm phát có ý nghĩa lớn trong việc tạo điều kiện cho các NHTM huy động vốn từ các thành phần kinh tế trong xã hội bởi sự biến động mạnh và bất thường trong tỷ lệ lạm phát sẽ làm cho các NHTM gặp rủi ro nhiều hơn vì ngân hàng khó điều chỉnh lãi suất kịp thời theo lạm phát.

- Hoàn thiện môi trường pháp lý, hoàn thiện môi trường đầu tư. Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu để giảm nhập siêu, cải thiện cán cân thương mại và ổn định tỷ giá.

91

- Quy chế bảo hiểm tiền gửi hiện nay với mức bảo hiểm tiền gửi là 50 triệu đồng. Việc giới hạn số tiền bảo hiểm làm hạn chế khả năng huy động vốn tiền gửi của các NHTM đối với những món tiền gửi lớn. Khi nền kinh tế bất ổn, niềm tin của người dân gửi tiền vào ngân hàng có xu hướng sụt giảm. Vì vậy, mức bảo hiểm tiền gửi cần được áp dụng theo hướng gia tăng theo một tỷ lệ nhất định đối với số tiền thực gửi của khách hàng giúp bảo vệ tốt hơn quyền lợi người gửi tiền, tạo tâm lý yên tâm, qua đó hạn chế tình trạng rút tiền hàng loạt khi có sự cố, góp phần ổn định hệ thống ngân hàng. Ban hành luật bảo vệ người gửi tiền nhằm bảo đảm mọi quyền lợi và lợi ích của người gửi tiền khi có bất cứ chuyện gì xảy ra và buộc các NHTM cần nghiêm túc thực hiện. Việc thực hiện điều này khẳng định được uy tín của hệ thống ngân hàng và tạo cho người dân lòng tin đối với ngân hàng.

92

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Dựa trên cơ sở lý luận ở chương 1 và thực hiện phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh tại SCB Khánh Hòa trong chương 2. Chương 3 đã đưa ra được một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại SCB Khánh Hòa trong thời gian tới. Các giải pháp đưa ra mang tính thực tiễn, gắn liền với thực trạng hiện tại của SCB Khánh Hòa.

- Giải phápđẩy mạnh cho vay tại chỗ

- Giải pháp đầu tư công nghệ và nâng cao chất lượng dịch vụ - Mở rộng mạng lưới

- Tăng cường quảng cáo, khuyến mãi

- Ngoài ra, còn có những giải pháp bổ trợ như đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, giải pháp về hoạt động huy động vốn

Trên đây là một số giải pháp nhằm góp phần giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại SCB Khánh Hòa.

93

KẾT LUẬN

Thời gian vừa qua, hiệu quả hoạt động kinh doanh luôn được các NHTM quan tâm rất nhiều vì nó đánh giá thế mạnh và sự phát triển của ngân hàng trước tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Tuy nhiên hiệu quả hoạt động kinh doanh của SCB Khánh Hòa hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế và nhiều khó khăn do sự biến động của nền kinh tế trong và ngoài nước, tâm lý của khách hàng và những nguyên nhân chủ quan của ngân hàng. Do đó SCB Khánh Hòa cần có những biện pháp, chính sách hợp lý để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài " Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh Khánh Hòa", nội dung luận văn hoàn thành được một số nhiệm vụ cơ bản sau:

- Nêu lên những vấn đề cơ bản về NHTM, hiệu quả hoạt động kinh doanh của NTHM, mô hình xác định hiệu quả kinh doanh của NHTM (CAMELS), các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh như: môi trường vĩ mô, môi trường ngành, môi trường bên trong. Bên cạnh đó, luận văn còn nêu ra phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng (phân tích SWOT).

- Qua quá trình phân tích thực trạng, phần nào đánh giá được hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh 4 năm qua. Trong hoạt động kinh doanh, SCB Khánh Hòa có những điểm mạnh như: có đội ngũ nhân sự có trình độ, trẻ, năng động, dễ thích nghi với sự thay đổi; huy động vốn tốt; mức độ nhận biết về sản phẩm huy động vốn của khách hàng tăng lên và được đánh giá là Ngân hàng có tính nhân văn và cộng đồng cao;… Bên cạnh đó, SCB Khánh Hòa lại có những điểm yếu như: sản phẩm tín dụng, đặc biệt là tín dụng cá nhân và các dịch vụ ngoài tiền gửi chưa phát triển và đi sau đối thủ; cơ cấu sử dụng vốn chưa hợp lý (chủ yếu là gửi vốn nội bộ); công tác Marketing và nhận diện thương hiệu chưa tốt. Khách hàng vẫn còn nhẫm lẫn SCB với các thương hiệu đã tồn tại trước đó và đã có tên tuổi trên thị trường.

- Trên cơ sở phân tích SWOT, luận văn đã đề xuất một số giải pháp chiến lược như: giải pháp đẩy mạnh cho vay tại chỗ, giải pháp đầu tư công nghệ và nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng lưới, tăng cường quảng cáo, khuyến mãi, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, giải pháp về hoạt động huy động vốn.

Do khả năng của tác giả và thời gian còn hạn chế, luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả xin chân thành tiếp thu các ý kiến đóng góp của Quý Thầy Cô để hoàn thành luận văn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Sài Gòn năm 2010-2013.

[2] Báo cáo Tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Chi nhánh Khánh Hòa năm 2010-2013.

[3] Báo cáo Tổng hợp của Ngân hàng Nhà Nước Khánh Hòa năm 2010-2013.

[4] Bảng cân đối kế toán của Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Chi nhánh Khánh Hòa năm 2010-2013.

[5] Ngân hàng Nhà Nước, Quyết định số 06/2008/QĐ-NHNN ngày 12/03/2008 ban hành quy định xếp loại ngân hàng thương mại cổ phần.

[6] Ngân hàng Nhà Nước, Thông tư số 10/2014/TT-NHNN ngày 20/03/2014 về việc sửa đổi, bổ sung một số tài khoản trong Hệ thống tài khoản kế toán các Tổ chức tín dụng.

[7] Peter.S. Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính 2001, Hà Nội (bản dịch tiếng Việt của Trường Đại học kinh tế quốc dân).

[8] Quốc Hội, Luật các TCTD, số 47/2010/QH12, ngày 16/06/2010. [9] Quốc Hội, Luật đầu tư, số 59/2005/QH11, ngày 29/11/2005.

[10] PGS.TS.Trần Huy Hoàng (2011), Giáo trình quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Lao Động Xã Hội, TP HCM. [11] Các trang web: - http://www.khanhhoa.gov.vn - http://www.tapchitaichinh.vn - http://doc.edu.vn - http://sbv.gov.vn - http://www.thesaigontimes.vn


Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CHI NHÁNH KHÁNH HÒA (Trang 100 -100 )

×