7. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
1.4 PHÂN TÍCH SWOT
Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. Viết tắt của 4 chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ), SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược giúp các nhà quản trị tổng kết các kết quả nghiên cứu môi trường (bên trong lẫn bên ngoài) và đề ra các chiến lược một cách khoa học.
28
Phân tích SWOT là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được sắp xếp theo định dạng SWOT dưới một trật tự lô gíc dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận và dễ đưa ra quyết định, có thể được sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định. Các mẫu SWOT cho phép kích thích suy nghĩ hơn là dựa trên các phản ứng theo thói quen hoặc theo bản năng. Mẫu phân tích SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận 2 hàng 2 cột, chia làm 4 phần: Strengths, Weaknesses, Opportunities and Threats.
Mô hình SWOT thường đưa ra 4 dạng phương án cơ bản:
- Chiến lược SO: sử dụng những điểm mạnh trong nội bộ doanh nghiệp để khai
thác các cơ hội của môi trường bên ngoài.
- Chiến lược WO: tận dụng những cơ hội bên ngoài để cải thiện những điểm yếu
bên trong. Những điểm yếu này ngăn cản doanh nghiệp khai thác các cơ hội, do đó doanh nghiệp cần khắc phục điểm yếu càng nhanh càng tốt.
- Chiến lược ST: sử dụng những điểm mạnh của doanh nghiệp để tránh hay giảm
các mối đe dọa từ môi trường bên ngoài.
- Chiến lược WT: đây là những chiến lược phòng thủ nhằm làm giảm đi những
điểm yếu bên trong và tránh những mối đe dọa từ bên ngoài. Một doanh nghiệp gặp phải những mối đe dọa bên ngoài kết hợp với các điểm yếu nội tại đang đứng trước những rủi ro rất lớn, có khả năng phải liên kết, sáp nhập, hạn chế chi tiêu, hay thậm chí phải phá sản.
Việc thiết lập ma trận SWOT được thực hiện qua 8 bước như sau: - Bước 1: Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong của công ty. - Bước 2: Liệt kê các điểm yếu bên trong của công ty.
- Bước 3: Liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài công ty.
- Bước 4: Liệt kê các mối đe dọa quan trọng bên ngoài công ty.
- Bước 5: Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược SO vào ô tương ứng.
- Bước 6: Kết hợp điểm yếu bên trong với những cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược WO vào ô tương ứng.
- Bước 7: Kết hợp điểm mạnh bên trong với mối đe dọa bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược ST vào ô tương ứng.
29
- Bước 8: Kết hợp điểm yếu bên trong với mối đe dọa bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược WT vào ô tương ứng.
Một ma trận SWOT được minh hoạ bằng các ô như sau:
SWOT
O
(Liệt kê các cơ hội)
1. 2. . n.
T
(Liệt kê các nguy cơ)
1. 2. . n.
S
(Liệt kê các điểm mạnh)
1. 2. .
n.
Chiến lược SO Chiến lược ST
W
(Liệt kê các điểm yếu)
1. 2. . n.
Chiến lược WO Chiến lược WT
30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Để có cái nhìn khái quát về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM trong chương này, luận văn đã tổng hợp lý luận cho việc nghiên cứu đề tài với một số nội dung cơ bản sau:
Trước hết luận văn đã đề cập tổng quan về NHTM và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM.
Từ đó, luận văn đi sâu phân tích mô hình CAMELS, đây là phần trọng tâm được nghiên cứu trong luận văn.
Bên cạnh đó, luận văn còn dẫn ra công cụ phân tích SWOT để tiến hành phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng trong chương tiếp theo.
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, ứng dụng vào thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh Khánh Hòa được phân tích ở chương 2 để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh Khánh Hòa ở chương 3.
31
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CHI NHÁNH KHÁNH HÒA