M– Management ability Năng lực quản lý

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP sài gòn chi nhánh khánh hòa (Trang 54)

7. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

2.2.3. M– Management ability Năng lực quản lý

Nói đến năng lực quản lý là nói đến yếu tố con người, tổ chức và chính sách. Việc đánh giá dựa trên trình độ học vấn, năng lực điều hành và lãnh đạo, khả năng tuân thủ pháp luật và các quy định, khả năng lên kế hoạch và đối phó với những biến động của môi trường,...

Tính đến ngày 31/12/2013, tổng số cán bộ nhân viên Chi nhánh là 36 người. Trong đó, trình độ trên Đại học: 01 người, Đại học: 24 người, Cao đẳng và trung cấp: 03 người và Trung học phổ thông: 08 người (tài xế, bảo vệ, tạp vụ). Đa phần nhân viên thực hiện nghiệp vụ chuyên môn đều là tốt nghiệp Đại học Ngân hàng, Đại học kinh tế Tp.HCM, Đại học Nha Trang và đều trẻ, tích cực, năng động, sáng tạo, có sức bật cao. Đội ngũ cán bộ nhiệt tình, năng động, có trình độ đào tạo bài bản, đủ năng lực tư vấn, hỗ trợ khách hàng. Thái độ nhân viên làm việc tận tình, trách nhiệm, quan tâm chú ý đến khách hàng, biết lắng nghe ý kiến của khách hàng để kịp thời sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm. Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo SCB Khánh Hòa cũng có nhiều kinh nghiệm về chuyên môn lẫn quản lý (có kinh nghiệm từ 5 đến 10 năm trong ngành Ngân hàng) và am hiểu các nghiệp vụ kinh doanh, có đạo đức nghề nghiệp nên đã hạn chế được tối đa sai sót trong công tác quản trị điều hành, nghiệp vụ kinh doanh, rủi ro hoạt động,... Từ đó, nâng cao chất lượng dịch vụ, mức độ hài lòng của khách hàng đối với Ngân hàng.

Về cơ cấu tổ chức, SCB Khánh Hòa chưa thật sự có được sự phân định rõ ràng trách nhiệm giữa các nhân viên, các bộ phận trong công việc. Do nguồn nhân sự còn thiếu nên đôi lúc các nhân viên, bộ phận phải kiêm nhiệm thêm, có khả năng gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Tuy nhiên, Chi nhánh luôn cố gắng tạo dựng một môi trường làm việc lành mạnh, không khí cởi mở nhằm kích thích tinh thần làm việc của nhân viên.

45

Đặc biệt, công tác quản lý của SCB đã được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 nên mọi hoạt động đều thực hiện theo quy trình, quy định hẳn hoi. Thêm vào đó, tất cả các công tác quản lý từ nhân sự, kế toán, tín dụng, thanh toán quốc tế đến quản lý rủi ro vận hành đều được quản lý tự động thông qua các phần mềm nên việc truy xuất thông tin để phục vụ nhu cầu quản lý rất tốt, đáp ứng nhanh chóng cho việc phân tích, đánh giá và ra quyết định.

Đại hội đồng Cổ đông năm 2013 tổ chức ngày 17/03/2014 đã bầu ra Hội đồng quản trị của Ngân hàng TMCP Sài Gòn gồm 6 thành viên trong đó có 1 chủ tịch, 2 phó chủ tịch, 3 thành viên Hội đồng quản trị (1 thành viên độc lập, 1 thành viên kiêm Tổng giám đốc). Ban kiểm soát của SCB gồm 3 thành viên trong đó có 1 trưởng Ban kiểm soát. Hiện nay 3 thành viên này đều chỉ làm việc tại SCB và không làm việc cho TCTD hay doanh nghiệp nào khác. Bên cạnh đó, vốn điều lệ cuối năm 2013 của SCB là 12.294,8 tỷ đồng cao hơn mức quy định tối thiểu của NHNN. Với hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, SCB luôn đảm bảo sự phát triển đồng bộ về chất lượng, tạo điều kiện cải tiến về chất lượng làm việc trong tương lai. Về hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ, các hoạt động đã được thực hiện bao gồm: giám sát việc tuân thủ các quy định Pháp luật và Điều lệ SCB trong quản trị, điều hành; giám sát và kiểm tra việc tuân thủ các quy định, quy trình SCB ban hành; giám sát việc thực hiện kế hoạch tái cơ cấu năm 2013; tham gia tổ chức Đại hội đồng cổ đông, giám sát việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông của SCB; ban hành các quy định nội bộ của Kiểm toán nội bộ; tổ chức, chỉ đạo và tham gia vào công tác Kiểm toán nội bộ; đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của SCB; thẩm định báo cáo tài chính theo quy định; thẩm định hồ sơ chuyển nhượng, hồ sơ mua cổ phần của một số cổ đông cá thể và tổ chức;...

Với tất cả những tiêu chí trên, chỉ tiêu năng lực quản lý của SCB được 15 điểm. Nhưng xét riêng SCB Khánh Hòa, do phạm vi chi nhánh nên không có Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát nhưng công tác quản lý của SCB đã được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, vì vậy chỉ tiêu này sẽ bị trừ 3 điểm. Tóm lại, với chỉ tiêu năng lực quản lý, SCB Khánh Hòa được 12 điểm.

46

2.2.4. E – Earning – Khả năng sinh lời

Đánh giá khả năng sinh lời cho phép ta nhận định về một phương diện nhất định của kết quả kinh doanh, đánh giá công tác quản lý của Ngân hàng là thành công hay thất bại. 2.2.4.1. Đánh giá thu nhập Bảng 2.7: THU NHẬP ĐVT: triệu đồng 2011/ 2012/ 2013/ 2010 2011 2012 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 +/- +/- +/- 1. Thu nhập lãi và các

khoản thu nhập tương tự 81.727 117.679 138.991 230.705 35.952 21.312 91.714

Trong đó: Thu nhập điều

chuyển vốn nội bộ 78.439 117.058 137.122 213.179 38.619 20.064 76.057 2. Thu từ dịch vụ 225 515 344 528 290 (171) 184 Trong đó: Thu dịch vụ thanh toán 76 314 144 264 238 (170) 120 Thu từ dịch vụ ngân quỹ 5 3 4 10 (2) 1 6 Thu từ nghiệp vụ ủy thác và đại lý 0 0 0 0 0 0 0 Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh 0 0 12 62 0 12 50 Thu khác từ dịch vụ 144 198 184 192 54 (14) 8 3. Thu nhập khác 47 9 71 3 (38) 62 (68) Trong đó: Thu khác từ phí dịch vụ tăng thêm 27 0 0 0 (27) 0 0 Thu nhập khác 20 9 71 3 (11) 62 (68) Tổng thu nhập 81.999 118.203 139.406 231.236 36.204 21.203 91.830

47

Bảng 2.7 thể hiện chi tiết các khoản thu nhập của SCB Khánh Hòa trong 4 năm qua. Tổng thu của Ngân hàng năm 2010 đạt gần 82 tỷ đồng, năm 2011 là 118,203 tỷ, năm 2012 là 139,406 tỷ đồng và đến năm 2013 tăng lên vượt bậc 231,236 tỷ đồng. Trong đó, nguồn thu chính đến từ việc điều chuyển vốn nội bộ: thu nhập từ cho vay Hội sở năm 2010 là 78,439 tỷ đồng (chiếm gần 96% tổng thu nhập của đơn vị); đến năm 2011 thì tăng thêm hơn 39 tỷ đồng, đạt 117,058 tỷ đồng (tương ứng hơn 99% doanh thu); sang năm 2012 lãi thu được từ cho vay nội bộ là 137,122 tỷ đồng, tăng hơn 20 tỷ đồng so với năm 2011 (đạt hơn 98% tổng thu nhập); đến năm 2013 tăng thêm 76 tỷ đồng, chiếm hơn 92% tổng thu nhập. Bên cạnh đó, đơn vị cũng có thu nhập từ dịch vụ và thu nhập khác.

Năm 2011, ngoại trừ thu từ dịch vụ ngân quỹ và thu nhập khác thì tất cả các khoản thu nhập còn lại của Chi nhánh đều tăng, đặc biệt thu từ dịch vụ tăng hơn gấp đôi so với năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2011, với chính sách giảm phí và tỷ giá tương đối thấp nên Chi nhánh thực hiện nghiệp vụ bán USD và chuyển USD ra nước ngoài trả tiền hàng nhập khẩu cho Công ty TNHH Ngọc Trai Nha Trang nên phí thu được cao, các khoản thu khác từ dịch vụ cũng tăng/giảm nhưng không đáng kể. Năm 2012 có phần hơi ngược lại với năm 2011, thu từ dịch vụ giảm và giảm hơn 33% so với năm 2011, thu nhập lãi và thu nhập khác tăng. Nguyên nhân thu từ dịch vụ giảm do doanh số chuyển tiền ra nước ngoải của công ty này giảm nên phí thu được cũng giảm; nguyên nhân chủ yếu là do giá bán USD năm 2012 khá cao và một phần nguồn USD trong thời gian này của SCB bị hạn chế nên Công ty TNHH Ngọc Trai không tiếp tục giao dịch nữa mà chuyển qua thực hiện nghiệp vụ với Ngân hàng Vietinbank, Sacombank.

Năm 2013, thu nhập lãi và thu từ dịch vụ tăng nhưng thu nhập khác lại giảm. Lượng tiền gửi huy động được trong năm này khá lớn, phần lớn dùng gửi vốn Hội sở nên thu nhập điều chuyển vốn nội bộ tăng hơn 76 tỷ đồng, cao hơn so với năm 2012. Một phần cũng là do lãi suất gửi vốn khá cao nên thu nhập mang lại cũng lớn. Bên cạnh đó, năm 2013, SCB triển khai chương trình “Chuyển tiền nhanh – Ưu đãi lớn” giảm 30% phí chuyển tiền và tỷ giá cũng tương đối thấp hơn so với các ngân hàng bạn nên đã thu về lại doanh số chuyển tiền của Công ty TNHH Ngọc Trai, đẩy thu nhập từ dịch vụ tăng trở lại góp phần làm tăng thu nhập của Chi nhánh trong năm 2013.

48

Như vậy, nguồn thu chính của SCB Khánh Hòa trong 4 năm qua là từ việc Chi nhánh cho vay Hội sở còn các hoạt động khác hầu như không mấy hiệu quả, nguồn thu từ dịch vụ có tăng nhưng lại không đáng kể. Trong tình hình các Ngân hàng đang chạy đua lãi suất như hiện nay, chi phí lãi tăng cao sẽ buộc Hội sở giảm lãi suất vay vốn đối với các Chi nhánh. Vì vậy, SCB Khánh Hòa cần thiết phải có biện pháp tăng doanh thu từ các nguồn khác để phát triển ổn định hơn trong tương lai.

2.2.4.2. Đánh giá chi phí

Để có thể đánh giá đầy đủ về lợi nhuận và khả năng sinh lời, sau khi đã xem xét doanh thu giai đoạn 2010 - 2013, ta cần phân tích để hiểu thêm về chi phí của SCB Khánh Hòa trong 4 năm qua.

Bảng 2.8: CHI PHÍ ĐVT: triệu đồng 2011/ 2010 2012/ 2011 2013/ 2012 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 +/- +/- +/- 1. Chi phí lãi và các

khoản chi phí tương tự 63.754 99.823 91.076 181.933 36.069 (8.747) 90.857

Trong đó: Chi phí điều

chuyển vốn nội bộ 359 1.180 14 0 821 (1.166) (14)

2. Chi dịch vụ 294 274 232 222 (20) (42) (10)

- Chi dịch vụ thanh toán 30 14 39 43 (16) 25 4

- Chi từ ngân quỹ 92 87 56 51 (5) (31) (5)

- Chi cước phí bưu điện

và mạng viễn thông 172 173 137 128 1 (36) (9)

3. Chi phí họat động 7.645 10.555 17.318 11.842 2.910 6.763 (5.476)

- Chi phí nộp thuế và

các khoản phí, lệ phí 4 3 5 10 (1) 2 5

- Chi phí Nhân viên 4.431 5.929 4.948 5.003 1.498 (981) 55

- Chi về Tài sản 1.549 1.574 1.591 1.753 25 17 162

- Chi cho hoạt động

quản lý công vụ 959 2.149 10.044 3.285 1.190 7.895 (6.759)

- Chi nộp BHTG 702 900 730 1.791 198 (170) 1.061

- Chi phí dự phòng 0 0 0 0 0 0 0

Tổng Chi phí 71.693 110.652 108.626 193.997 38.959 (2.026) 85.371

49

Căn cứ theo số liệu trên, tổng chi phí của Ngân hàng năm 2010 là 71,693 tỷ đồng. Năm 2011 chi phí tăng lên gần 39 tỷ so với 2010, đạt hơn 110 tỷ. Năm 2012 chi phí giảm hơn 2 tỷ so với năm 2011 và năm 2013 chi phí là 193,997 tỷ đồng, tăng hơn 85 tỷ đồng. Trong đó, lớn nhất là chi phí lãi và các khoản tương tự. Tiếp theo là chi phí hoạt động và cuối cùng là chi phí dịch vụ.

Hình 2.3: Chi phí của SCB Khánh Hòa 2010-2013

( Nguồn: tổng hợp từ các BCTC của SCB Khánh Hòa)

Nhìn vào biểu đồ, ta thấy có sự chênh lệch rất lớn giữa chi phí lãi và các khoản chi phí còn lại của Chi nhánh. Năm 2011, chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự tăng 56,58% nhưng đến năm 2012, chi phí lãi giảm 8,76%. Sang năm 2013, chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự tăng 99,76% so với năm 2012. Trong khi đó chi phí hoạt động lại tăng liên tục qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và có dấu hiệu giảm lại trong năm 2013.

Khi phân tích thu nhập, ta thấy thu từ điều chuyển nội bộ là khoản thu chính của thu nhập từ lãi. Tuy nhiên, khi xét về cơ cấu chi phí lãi thì chi phí điều chuyển vốn nội bộ không phải là chi phí chủ yếu. Ngoài ra chi phí hoạt động cũng chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng cơ cấu chi phí.

0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000 180,000 200,000 2010 2011 2012 2013

Chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự

Chi dịch vụ Chi phí họat động

50

Bảng 2.9: CƠ CẤU CHI PHÍ LÃI VÀ CÁC KHOẢN CHI PHÍ TƯƠNG TỰ

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Tỷ trọng Năm 2011 Tỷ trọng Năm 2012 Tỷ trọng Năm 2013 Tỷ trọng

Chi phí điều chuyển vốn nội

bộ 359 0,56% 1.180 1,18% 14 0,02% 0 0%

Chi phí lãi và các khoản chi

phí tương tự khác 63.395 99,44% 98.643 98,82% 91.062 99,98% 181.933 100%

Chi phí lãi và các khoản chi

phí tương tự 63.754 100% 99.823 100% 91.076 100% 181.933 100%

( Nguồn: tổng hợp từ các BCTC của SCB Khánh Hòa)

Trong cả 3 năm, chi phí điều chuyển vốn nội bộ luôn chiếm tỷ trọng rất thấp. Chứng tỏ Chi nhánh ít khi thiếu vốn trong quá trình hoạt động. Điều này được giải thích bởi khả năng huy động vốn của SCB Khánh Hòa. Cũng vì huy động mạnh nên các khoản lãi phải trả khác như: lãi tiền gửi, lãi phát hành giấy tờ có giá,... chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng chi phí lãi của Ngân hàng.

Bên cạnh chi phí lãi, chi phí dịch vụ cũng giảm đều qua mỗi năm. Thậm chí năm 2010, 2012 và 2013, chi phí dịch vụ còn lớn hơn thu từ dịch vụ:

 2010: thu dịch vụ 225 triệu, chi dịch vụ 294 triệu, lỗ 69 triệu đồng.

 2012: thu dịch vụ 344 triệu, chi dịch vụ 232 triệu, lỗ 112 triệu đồng.

 2013: thu dịch vụ 528 triệu, chi dịch vụ 222 triệu, lỗ 306 triệu đồng. Như vậy, hoạt động dịch vụ của Chi nhánh còn đơn điệu, kém hiệu quả, cần nhanh chóng cải thiện.

2.2.4.3. Đánh giá khả năng sinh lời

Bảng 2.10: BẢNG TÍNH KHẢ NĂNG SINH LỜI

ĐVT: triệu đồng 2011/2010 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 +/- % +/- % +/- % Doanh thu 81.998 118.204 139.406 165.029 36.206 44% 21,202 18% 25.623 18% Chi phí 71.693 110.653 108.626 136.443 38.960 54% -2.027 -2% 27.817 26% LNTT (1) 10.305 7.551 30.780 28.586 -2.754 -27% 23.229 308% -2,194 -7% Tổng số vốn tự có bình quân (2) 35.185 66.136 82.968 121.984 30.952 88% 16,.31 25% 39.016 47 % Tổng tài sản bq (3) 449.518 844.971 1.078.044 1.680.695 395.453 88% 233.073 28% 602.652 56% ROE {= (1)/(2)} 0,29 0,11 0,37 0,23 -0,18 -61% 0,26 225% -0,14 -37% ROA {= (1)/(3)} 0,02 0,01 0,03 0,02 -0,01 -61% 0,02 219% -0,01 -40%

51

Hình 2.4: Chỉ số ROA, ROE của SCB Khánh Hòa

( Nguồn: tổng hợp từ các BCTC của SCB Khánh Hòa)

Thông qua bảng 2.10 và hình 2.4, qua 4 năm ta nhận thấy SCB Khánh Hòa luôn kinh doanh có lợi nhuận, đặc biệt là năm 2012.

Cả 2 chỉ số ROE và ROA năm 2011 đều giảm so với năm 2010 nhưng tăng mạnh vào năm 2012. Nguyên nhân là do vốn tự có bình quân và tổng tài sản bình quân tăng đều mỗi năm trong khi LNTT lại giảm vào năm 2011 và tăng mạnh năm 2012 (tăng 308% so với năm 2011). Sang năm 2013, chỉ số ROE và ROA đều giảm hơn so với năm 2012 (giảm hơn 40%).

Năm 2010 thật sự là một năm hoạt động đầy khó khăn của các Ngân hàng. Sự giảm sút của các khoản thu kinh doanh vàng, ngoại hối (dưới tác động của sự kiện đóng cửa sàn vàng trong năm), thu dịch vụ,... đã ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Ngân hàng. Về sự giảm sút trong thu nhập lãi thuần, một phần do tỷ lệ lãi biên thấp (do Hội sở điều chỉnh giảm lãi suất nhận gửi vốn nội bộ) một phần do tăng trưởng tín dụng cũng gặp nhiều khó khăn; mặt khác do mặt bằng lãi suất huy động hiện nay từ 12-14%/năm nên phải cho vay ra với lãi suất từ 17-19%/năm mới có lãi. Tuy nhiên, với mức lãi như trên thì lại khiến khách hàng không còn mặn mà tiếp cận vốn vay Ngân hàng.

Năm 2011 thực sự là một năm đầy khó khăn với SCB nói chung và SCB Khánh Hòa nói riêng. Vào khoảng gần cuối năm 2011, thông tin hợp nhất ba ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Ngân hàng TMCP Đệ Nhất, Ngân hàng TMCP Việt

52

Nam Tín Nghĩa đã gây tâm lý lo ngại cho khách hàng. Vì là Ngân hàng tiên phong

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP sài gòn chi nhánh khánh hòa (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)