0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

PHÂN TÍCH SWOT CHO SCB KHÁNH HÒA

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CHI NHÁNH KHÁNH HÒA (Trang 67 -67 )

7. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

2.4 PHÂN TÍCH SWOT CHO SCB KHÁNH HÒA

Mục đích của phân tích này là giúp cho chúng ta kết hợp được đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Khánh Hòa với việc phân tích những yếu tố tác động bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, cũng như giúp ta nhận định được cơ hội, thách thức từ đó chúng ta sẽ dễ dàng đưa ra các nhóm giải pháp phù hợp hơn cho thực trạng của hoạt động SCB Khánh Hòa.

2.4.1 Môi trường bên ngoài 2.4.1.1 Môi trường vĩ mô 2.4.1.1 Môi trường vĩ mô

a. Yếu tố chính trị - pháp luật

Chính trị: Nền chính trị ở Việt Nam được đánh giá thuộc vào dạng ổn định trên thế giới. Đây là một yếu tố rất thuận lợi cho sự phát triển của ngành ngân hàng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.

58

Khi các doanh nghiệp phát triển và các doanh nghiệp nước ngoài yên tâm đầu tư vốn vào ngành kinh doanh trong nước sẽ thúc đẩy ngành Ngân hàng phát triển.

Các tập đoàn tài chính nước ngoài đầu tư vốn vào ngành Ngân hàng tại Việt Nam dẫn đến cường độ cạnh tranh trong ngành Ngân hàng tăng lên, tạo điều kiện thúc đẩy ngành Ngân hàng phát triển.

Nền chính trị ổn định sẽ làm giảm các nguy cơ về khủng bố, đình công, bãi công,… Từ đó giúp cho quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tránh được những rủi ro. Và thông qua đó, sẽ thu hút đầu tư vào các ngành nghề, trong đó có ngành Ngân hàng

Pháp luật: Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng chịu sự tác động mạnh mẽ của luật pháp, đặc biệt là đối với doanh nghiệp kinh doanh trong ngành Ngân hàng, một ngành có tác động tới toàn bộ nền kinh tế. Các hoạt động của ngành Ngân hàng được điều chỉnh một cách chặt chẽ của Ngân hàng Nhà Nước, chịu sự chi phối của các văn bản luật và dưới luật trong ngành như: Luật các tổ chức tín dụng, Luật Ngân hàng, Các Nghị định, Thông tư có liên quan để điều chỉnh các hành vi cạnh tranh đa dạng và liên tục thay đổi nhằm duy trì môi trường kinh doanh lành mạnh cho tất cả các tổ chức tín dụng.

Với những đặc điểm đó, cơ hội cho SCB Khánh Hòa: môi trường chính trị, pháp luật ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển Ngân hàng.

b. Yếu tố kinh tế

Tình hình kinh tế thế giới năm 2013 có nhiều điểm tích cực hơn so với năm 2012. Mỹ - nền kinh tế số một thế giới có một năm phục hồi vượt kỳ vọng, tăng trưởng GDP mạnh mẽ và thị trường việc làm cải thiện đáng kể về cuối năm. Tuy nhiên, khu vực Eurozone vẫn tiềm ẩn rủi ro lớn đối với nền kinh tế toàn cầu. Các ngân hàng nhìn chung đạt lợi nhuận thấp, nguồn cung tín dụng bị hạn chế, các rủi ro chính trị và tài khóa cũng khiến khả năng phục hồi của khu vực này càng thêm mờ nhạt. GDP năm 2013 chỉ tăng 0,5%, dự báo sẽ tăng 0,9% trong năm 2014.

Kinh tế Việt Nam năm 2013 đang dần ổn định với lạm phát tiếp tục được kiềm chế ở mức thấp, cán cân thương mại thâm hụt thấp, cán cân tổng thể thặng dư lớn tạo điều kiện để ổn định tỷ giá và thực hiện được một bước tiến quan trọng trong việc giảm phụ thuộc vào vàng và đô-la trong các giao dịch kinh tế và đầu cơ. Nền kinh tế vẫn tiếp tục tăng trưởng chậm (GDP tăng 5,42%) do những vấn đề căn bản chưa được

59

giải quyết, dẫn đến sự tiếp diễn của tình trạng nợ xấu cao, tồn kho lớn gắn với lĩnh vực bất động sản, suy giảm niềm tin của nhà đầu tư. Tuy nhiên năm 2013 cũng cho thấy những điểm sáng nhất định của kinh tế Việt Nam như sau:

- Tăng trưởng kinh tế đang cho thấy những dấu hiệu phục hồi: GDP năm 2013 tăng 5,42% so với năm 2012. Tốc độ tăng GDP có sự cải thiện dần từ Quý 1/2013 đến Quý 4/2013 và có chất lượng hơn so với năm 2012.

- Lạm phát được kiểm soát tốt: Mức tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2013 so với năm 2012 là 6,04%, được kiểm soát ở mức thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Điều này được xem là tín hiệu tốt giúp tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô theo chủ trương của Quốc hội và Chính phủ.

- Việt Nam tiếp tục xuất siêu trong năm 2013: tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 132,2 tỷ USD tăng 15,4% so với năm 2012. Trong năm 2013, Việt Nam tiếp tục xuất siêu 863 triệu USD, chủ yếu tập trung đối với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

- Tăng trưởng tín dụng được cải thiện qua các quý và đạt mức 12,51%, tỷ lệ tín dụng/huy động đã giảm xuống còn 92% so với mức 95 % của năm 2012. Nợ xấu đã được các TCTD và VAMC tích cực xử lý.

- Thị trường bất động sản có nhiều chuyển biến tốt hơn: giao dịch đã bắt đầu tăng trở lại sau thời gian dài tạm lắng thể hiện qua lượng giao dịch những tháng cuối năm tăng nhiều hơn so với những tháng đầu năm, các dự án dở dang tiếp tục được triển khai và mở bán.

Tại tỉnh Khánh Hòa, tốc độ tăng trưởng (GDP) của tỉnh luôn tăng cao và ổn định (bình quân tăng trên 10%). Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh cũng tăng trưởng và đạt giá trị cao (nằm trong nhóm các tỉnh có giá trị sản xuất công nghiệp cao của cả nước). Năm 2013, Khánh Hòa đạt tốc độ tăng trưởng 8,5%; GDP bình quân đầu người trên 1.900 USD, tổng thu ngân sách nhà nước năm 2013 là 910.410 tỷ đồng, tăng 102,6% so với dự toán. Bên cạnh đó, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, du lịch – nông, lâm nghiệp và thủy sản. Môi trường đầu tư của tỉnh ngày càng được cải thiện, công tác cải cách hành chính ngày càng khắc phục được những tồn tại đã tạo điều kiện thuận lợi thu hút nhiều dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.

60

Môi trường kinh tế với phân tích ở trên tạo cơ hội cho SCB Khánh Hòa: kích thích dịch vụ bán lẻ, tạo điều kiện cho dịch vụ bán lẻ phát triển.

c. Yếu tố xã hội

Cùng với việc phát triển kinh tế ổn định, dân trí phát triển cao, đời sống người dân ngày càng được cải thiện,… nhu cầu người dân liên quan đến việc thanh toán qua ngân hàng, và các sản phẩm dịch vụ tiện ích khác do Ngân hàng cung cấp ngày càng tăng.

Tâm lý của người dân Việt Nam luôn biến động không ngừng theo những quy luật do sự biến động trên thị trường mang lại. Ví dụ: khi tình hình kinh tế lạm phát thì người dân chuyển gửi tiền mặt sang tiết kiệm vàng…

Tốc độ đô thị hóa cao (sự gia tăng các khu công nghiệp mới, khu đô thị mới,…) cùng với cơ cấu dân số trẻ khiến cho nhu cầu sử dụng các dịch vụ tiện ích do Ngân hàng mang lại gia tăng.

Số lượng doanh nghiệp gia tăng mạnh mẽ dẫn đến nhu cầu vốn, tài chính tăng. Đây là cơ hội cho ngành Ngân hàng phát triển.

Tỉnh Khánh Hòa đang cố gắng đẩy mạnh các chương trình quốc gia về văn hóa, y tế, nâng cao chất lượng giáo dục, hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Xã hội hóa giáo dục, tăng cường đầu tư trường lớp, đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Nâng cao

chất lượng nguồn lao động, đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2020 đạt khoảng 60 - 70%.

Tóm lại, chính sự phát triển nhanh, ổn định và biết dựa trên tiềm năng thế mạnh của mình trong nhiều năm liền không chỉ giúp cho Khánh Hòa thu hút vốn đầu tư cả trực tiếp lẫn gián tiếp mà còn góp phần cải thiện đáng kể đời sống của người dân. Sự phát triển kinh tế sẽ làm thay đổi thói quen tập quán, tiêu dùng của người dân với chất lượng cuộc sống ngày càng cao hơn từ đó sẽ góp phần vào việc phát triển đáng kể các dịch vụ bán lẻ của các doanh nghiệp trong tỉnh nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng.

Với những đặc điểm của môi trường văn hóa – xã hội, cơ hội cho SCB Khánh Hòa là tạo điều kiện cho dịch vụ bán lẻ Ngân hàng phát triển.

d. Yếu tố khoa học, công nghệ

Việt Nam ngày càng phát triển dần bắt kịp với các nước phát triển trên thế giới, do đó hệ thống kỹ thuật - công nghệ của ngành ngân hàng ngày càng được nâng cấp và trang

61

bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Ngân hàng nào có công nghệ tốt hơn thì ngân hàng đó sẽ dành được lợi thế cạnh tranh so với ngân hàng khác.

Với xu thế hội nhập thế giới, ngày càng có nhiều nhà đầu tư nhảy vào Việt Nam. Các ngân hàng nước ngoài vẫn chiếm ưu thế hơn các ngân hàng trong nước về mặt công nghệ do đó để có thể cạnh tranh các ngân hàng trong nước phải không ngừng cải tiến công nghệ của mình.

Khoa học công nghệ ngày càng phát triển và hiện đại, đặt ra những cơ hội cũng như thách thức cho các ngân hàng về chiến lược phát triển và ứng dụng các công nghệ một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Sự chuyển giao công nghệ và tự động hóa giữa các ngân hàng tăng dần đến sự liên doanh, liên kết giữa các ngân hàng để bổ sung cho nhau những công nghệ mới.

Sự thay đổi công nghệ đã, đang và sẽ tiếp tục tác động mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Khi công nghệ càng cao thì càng cho phép ngân hàng đổi mới và hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ, các cách thức phân phối, và đặc biệt là phát triển các sản phẩm dịch vụ mới như: dịch vụ Ngân hàng trực tuyến SCB-iBanking, dịch vụ Ngân hàng qua điện thoại SCB PhoneBanking, dịch vụ Ngân hàng qua tin nhắn di động SCB SMS-Banking và các dịch vụ Ngân hàng điện tử khác như hệ thống ATM, Home Banking…sẽ giúp cho các ngân hàng giảm được chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng thêm sự trung thành ở khách hàng của mình.

Việc phân tích môi trường công nghệ cho ta thấy SCB Khánh Hòa đang đối mặt với thách thức: môi trường công nghệ đòi hỏi thách thức đầu tư cao, tốn nhiều chi phí và đòi hỏi đội ngũ nhân sự chất lượng cao.

2.4.1.2 Môi trường ngành

a. Khách hàng

Việt Nam là một nước có dân số khá đông. Bên cạnh đó, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng cải thiện, nhu cầu chi tiêu chuyển sang mức cao hơn. Nhờ đó môi trường kinh doanh của Ngân hàng ngày càng thuận lợi và hấp dẫn, nhu cầu số lượng và chất lượng dịch vụ ngày càng tăng.

Tốc độ huy động vốn và cho vay của SCB Khánh Hòa trong những năm gần đây luôn có sự mất cân đối. Tốc độ huy động vốn khá cao trong khi cho vay rất hạn chế. Hiện nay, khách hàng của SCB Khánh Hòa chủ yếu là khách hàng cá nhân, số

62

lượng khách hàng doanh nghiệp rất khiêm tốn và nếu như trong những năm tới, SCB Khánh Hòa phát triển cho vay thì khách hàng doanh nghiệp khá phát triển trong tương lai.

Cùng với xu hướng cạnh tranh nội bộ ngành ngày càng gay gắt nên khách hàng có nhiều sự lựa chọn và được đánh giá là khó tính hơn trước. Khách hàng luôn quan tâm đến lãi suất, chất lượng sản phẩm dịch vụ, phong cách phục vụ của nhân viên,... nếu ngân hàng không có khả năng đáp ứng nhu cầu thì khách hàng sẵn sàng thay đổi ngân hàng khác để giao dịch.

Tại SCB Khánh Hòa, số lượng khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ Internet Banking khá hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu do tình hình kinh tế ngày càng phát triển, khách hàng đa phần muốn thao tác Internet Banking trên điện thoại nhưng hiện tại, có một số dòng điện thoại SCB chưa thể cho khách hàng đăng nhập và giao dịch được. Đây cũng là điểm hạn chế và gây tâm lý không hài lòng cho một số khách hàng.

Bên cạnh đó, với tình hình cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, hai từ “trung thành” đối với khách hàng có vẻ quá xa vời bởi ngân hàng ngày càng nhiều, ngân hàng nào có nhiều chính sách khuyến mãi hơn, hấp dẫn hơn khách hàng sẽ tìm đến ngân hàng đó vì mục tiêu của khách hàng là lãi suất.

Phân tích nhóm khách hàng giúp chúng ta thấy được thách thức với SCB Khánh Hòa: nhu cầu người tiêu dùng đòi hỏi sản phẩm, dịch vụ phát phải tinh tế, sáng tạo, tạo sự khác biệt và phức tạp hơn nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

b. Đối thủ cạnh tranh hiện hữu

Cạnh tranh trong ngành Ngân hàng ngày càng khốc liệt vì từ ngày 1/1/2011 Việt Nam chính thức mở cửa cho các Ngân hàng nước ngoài hoạt động không giới hạn, được phép kinh doanh tất cả các dịch vụ Ngân hàng như Ngân hàng trong nước.

Ngoài việc cạnh tranh với các đối thủ truyền thống là các Ngân hàng lớn trong nước thì các Ngân hàng trong nước còn phải cạnh tranh với các Ngân hàng nước ngoài có sẵn tiềm lực tài chính mạnh và trình độ quản lý chuyên nghiệp, công nghệ tốt hơn (điển hình là hệ thống Internet Banking) và các khách hàng ruột là các công ty từ nước họ đang hoạt động tại Việt Nam. Quan trọng hơn nữa là khả năng kết nối mạng lưới rộng khắp trên nhiều nước của Ngân hàng ngoại. Để cạnh tranh với những Ngân hàng này, các Ngân hàng trong nước phải trang bị hệ thống hạ tầng công nghệ, trang bị thiết bị và nhân sự trình độ cao…

63

Tuy nhiên Ngân hàng trong nước cũng có lợi thế là mối quan hệ mật thiết với khách hàng có sẵn và Ngân hàng trong nước có sự hiểu biết về tâm lý và thói quen của khách hàng hơn.

Xét riêng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa:

- Về mạng lưới:

Bảng 2.14: SỐ LƯỢNG ĐIỂM GIAO DỊCH CỦA CÁC NGÂN HÀNG TỈNH KHÁNH HÒA TỪ NĂM 2010-2013

Eximbank Sacombank ACB SHB Kienlongbank SCB

4 7 6 5 6 2

(Nguồn: tổng hợp báo cáo của NHNN Khánh Hòa)

Các Ngân hàng cạnh tranh rất gay gắt trong công tác phát triển mạng lưới giao dịch. Hầu hết các Chi nhánh Ngân hàng đều có từ 2 đến 3 phòng giao dịch trở lên. Riêng SCB Khánh Hòa chưa thể phát triển mạng lưới PGD nhanh chóng như các Ngân hàng khác vì một vài lý do chủ quan. Đây là một bất lợi cho SCB thời gian đến trong công tác chiếm lĩnh thị huy động và thị phần tín dụng.

- Huy động vốn:

Bảng 2.15: TỔNG VỐN HUY ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG TỈNH KHÁNH HÒA TỪ NĂM 2010-2013 Đvt: triệu đồng Tổng vốn huy động 2010 2011 2012 2013 Eximbank 686.835 446.360 813.886 712.694 Sacombank 1.747.202 1.481.627 1.657.116 2.178.822 ACB 1.384.238 1.738.218 1.315.110 1.013.903 SHB 214.079 385.826 641.680 685.721 Kienlongbank 224.032 481.488 750.158 784.720 SCB 879.321 763.935 914.733 1.928.182

(Nguồn: tổng hợp báo cáo của NHNN Khánh Hòa)

So với các ngân hàng TMCP trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, SCB Khánh Hòa luôn đứng vị thứ ba về huy động vốn. Điều này cho thấy đây là một thế mạnh của SCB, nhờ sự vượt trội trong lãi suất, chính sách khuyến mãi cũng như tính linh hoạt trong sản phẩm và khâu tiếp thị khách hàng rất tốt tại Chi nhánh. Tuy nhiên, trong từng giai đọan nhất định SCB Khánh Hòa cũng gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt về lãi suất, khuyến mãi từ một số các NH TMCP như: SHB, Kienlongbank,...

64

- Tín dụng:

Bảng 2.16: TỔNG DƯ NỢ TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG TỈNH KHÁNH HÒA TỪ NĂM 2010-2013 Đvt: triệu đồng Tổng dư nợ tín dụng 2010 2011 2012 2013 Eximbank 346.470 339.677 343.614 511.671 Sacombank 1.551.159 1.672.355 1.457.492 1.345.184 ACB 468.344 500.925 634.154 728.838 SHB 341.629 273.930 212.678 543.034 Kienlongbank 362.366 443.142 413.362 315.809 SCB 1.522 382 58.407 189.508

(Nguồn: tổng hợp báo cáo của NHNN Khánh Hòa)

Từ khi thành lập SCB Khánh Hòa đến nay hoạt động tín dụng của SCB luôn bị hạn chế (dư nợ của SCB Khánh Hòa luôn thấp nhất so với các ngân hàng qua các năm), trong khi những Ngân hàng như Sacombank, ACB, SHB,... luôn là những Ngân hàng đi đầu trong công tác chiếm lĩnh thị trường với điều kiện tín dụng ít khắt khe hơn, chú trọng đến thị trường bán lẻ, có những sản phẩm đặc thù theo từng lĩnh vực và

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CHI NHÁNH KHÁNH HÒA (Trang 67 -67 )

×