0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Môi trường ngành

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CHI NHÁNH KHÁNH HÒA (Trang 34 -34 )

7. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

1.3.1.2 Môi trường ngành

a. Áp lực từ nhà cung cấp

Trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, nhà cung cấp chính và có khả năng gây ra ảnh hưởng đối với ngân hàng là nhà cung cấp công nghệ. Một số nhân tố mà nhà cung cấp công nghệ có khả năng gây sức ép với các ngân hàng là: số lượng nhà cung cấp công nghệ

25

mang tính đặc thù, khả năng thay thế công nghệ và mức độ quan trọng của một loại công nghệ nhất định đối với ngân hàng, chi phí chuyển đổi nhà cung cấp liên quan đến các chi phí lớn khác. Nếu việc sử dụng một công nghệ mà chi phí của nó ảnh hưởng đến giá bán dịch vụ thì sức ép của nhà cung cấp công nghệ với ngân hàng càng lớn.

b. Khách hàng

Khách hàng là một bộ phận rất quan trọng góp phần vào sự thành công của ngân hàng. Không một ngân hàng nào hoạt động được nếu không có khách hàng. Do vậy, chúng ta cần điều tra tình hình dân cư, sở thích và tâm lý của từng bộ phân dân cư để kịp thời đáp ứng các nhu cầu của họ bằng các sản phẩm, dịch vụ tương ứng. Từ đó, góp phần thúc đẩy hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

c. Đối thủ cạnh tranh hiện hữu

Trong nền kinh tế thị trường, vì lợi ích của bản thân mình nên các NHTM phải cạnh tranh với nhau. Các ngân hàng cạnh tranh gay gắt với nhau để chiếm thị phần, khách hàng thông qua việc gia tăng vốn, đổi mới công nghệ, chính sách sản phẩm dịch vụ, quan tâm chăm sóc khách hàng. Sự cạnh tranh giữa các NHTM sẽ thúc đẩy các ngân hàng sử dụng và phân bổ các nguồn lực tài chính có hiệu quả hơn. Kết quả ngân hàng nào hoạt động hiệu quả sẽ tồn tại và phát triển, ngân hàng nào hoạt động kém hiệu quả sẽ thu hẹp phạm vi hoạt động và bị thị trường đào thải.

d. Đối thủ tiềm năng

Hiện nay, hoạt động ngân hàng ngày càng có sự tham gia của nhiều loại hình ngân hàng mới như chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, NHTM 100% vốn nước ngoài và các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Xu hướng cạnh tranh trong ngành ngân hàng càng gia tăng do các yếu tố như thay đổi chính sách tài chính tiền tệ, đổi mới tài chính của doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ… dẫn đến nguy cơ thu hẹp hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH trên thị trường. Bên cạnh đó, sự cọ sát với các ngân hàng nước ngoài cũng sẽ là động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới, cải cách ngân hàng đem lại hiệu quả hoạt động cao hơn.

e. Sản phẩm thay thế

Với sự hấp dẫn của thị trường tài chính cá nhân thì ngày càng có nhiều tổ chức, không chỉ có ngân hàng mà cả các tổ chức phi ngân hàng tham gia cung ứng các dịch vụ bán lẻ như công ty bảo hiểm, bưu điện, các quỹ, các công ty tài chính,… Điều này

26

làm gia tăng sự sẵn có của các sản phẩm thay thế. Để sinh lợi, một cá nhân có thể lựa chọn gửi tiết kiệm hay dùng tiền để đầu tư cho chứng khoán, vàng, bất động sản,… Bên cạnh đó, có thể kể đến một số nhân tố khiến cho sản phẩm thay thế trở thành mối đe dọa đối với hoạt động bán lẻ của ngân hàng: mức giá tương đương của dịch vụ thay thế; chi phí chuyển đổi sản phẩm thấp; khách hàng không nhận thức rõ về độ khác biệt sản phẩm; thói quen tiêu dùng của khách hàng; sự thay thế công nghệ và cải tiến sản phẩm. Thực tế, tại Việt Nam dịch vụ thay thế có tính tương tự như dịch vụ bán lẻ của ngân hàng là có, nhưng mức độ đa dạng và chuyên biệt không thể ngang bằng các ngân hàng thương mại. Vì thế lực lượng này chưa đủ mạnh để ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng sản phẩm thay thế của khách hàng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CHI NHÁNH KHÁNH HÒA (Trang 34 -34 )

×