Giải pháp đẩy mạnh cho vay tại chỗ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP sài gòn chi nhánh khánh hòa (Trang 89)

7. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

3.2.1.Giải pháp đẩy mạnh cho vay tại chỗ

Qua phân tích ở chương 2 chúng ta thấy rằng hoạt động cho vay của SCB Khánh Hòa chủ yếu là cho vay lại Hội sở và vì vậy, chất lượng tín dụng của SCB Khánh Hòa là rất tốt, 100% dư nợ là đủ tiêu chuẩn. Tuy nhiên, nếu hoạt động tín dụng mở rộng trong thời gian sắp tới thì SCB cần phải quan tâm những vấn đề sau: cần mở rộng công tác tài trợ tín dụng như: tài trợ cho vay tiêu dùng (cho vay mua xe, xây nhà, …) và cho vay bổ sung vốn lưu động kinh doanh (Khánh Hòa có hơn 40.000 hộ kinh doanh cá thể nên đây là thị trường tiềm năng); Mở rộng cho vay tín chấp đối với khách hàng là các cán bộ nhân viên thuộc biên chế nhà nước như: Giáo viên, Công an, Bác sỹ…; Mạnh dạn nhận tài sản đảm bảo là các quyền phải thu, tài sản hình thành trong tương lai trên cơ sở thẩm định có chọn lọc những khách hàng tốt để thực hiện tài trợ tín dụng; Đa dạng hóa danh mục tài trợ tín dụng vì hiện nay SCB Khánh Hòa chỉ tập trung vào cho vay đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên việc tìm kiếm khách hàng là khá khó khăn; Tăng cường tìm kiếm khách hàng không những vay vốn mà có phát sinh các dịch vụ đi kèm như bảo lãnh, thanh toán quốc tế, sử dụng dịch vụ chi lương qua thẻ,…; Đẩy nhanh công tác thẩm định tín dụng và thẩm định tài sản đảm bảo để giúp khách hàng giải quyết nhanh chóng hồ sơ vay vốn vì hiện nay thời gian thẩm định cho vay của SCB quá lâu, có khi đến 2 tuần, thậm chí là 3 đến 4 tuần cho một khách hàng làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của khách hàng.

Giảm thiểu bớt các thủ tục vay vốn và điều kiện vay vốn nhằm mở rộng đối tượng khách hàng vay vốn đối với SCB. Ví dụ, thủ tục vay vốn của Doanh nghiệp nhưng lại đòi hỏi phải có cam kết trả nợ thay của các thành viên góp vốn nếu doanh nghiệp không trả được nợ là một điều kiện quá an toàn cho SCB nhưng lại khó khăn cho khách hàng. Hoặc thủ tục cho vay khách hàng phải có kiểm toán nếu khách hàng vay trên 10 tỷ đồng.

80

Trên cơ sở đó, SCB cũng cần phải lường trước những rủi ro phát sinh nợ quá hạn nếu tổng dư nợ gia tăng. Các giải pháp có thể phòng ngừa là:

- Tăng cường đội ngũ nhân sự có trình độ, kinh nghiệm và phẩm chất đạo đức tốt để đáp ứng cho nhu cầu tăng trưởng tín dụng.

- Chú trọng vào công tác thẩm định hồ sơ tín dụng, đặc biệt là thẩm định những khách hàng vay vốn không có tài sản đảm bảo hoặc tài sản đảm bảo hình thành trong tương lai, tài sản là quyền đòi nợ, quyền phải thu…

- Phân cấp, phân quyền phán quyết tín dụng phù hợp với trình độ, phẩm chất, kinh nghiệm cho từng cán bộ tín dụng cụ thể trong công tác phê duyệt tín dụng để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.

- Phải có cơ chế kiểm tra thường xuyên, độc lập trong quá trình trước, trong và sau khi giải ngân (kiểm tra mục đích sử dụng vốn) để đảm bảo các khoản vay được sử đúng mục đích và có hiệu quả.

Trên cơ sở các giải pháp phòng ngừa trên, các giải pháp cụ thể cho SCB Khánh Hòa như sau:

- Trước tiên là cần tuyển dụng nhân sự đầy đủ cho Phòng kinh doanh vì hiện tại bộ phận này chỉ có 4 nhân sự (1 trưởng phòng, 1 nhân viên chăm sóc khách hàng, 2 nhân viên tín dụng), quá ít cho hoạt động tìm kiếm, mở rộng thị trường; trên cơ sở đó, phân định bộ phận quản lý khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp. Có như vậy, việc khai thác khách hàng mục tiêu sẽ hiệu quả hơn hiện nay.

- Phòng Kinh doanh cần chủ động trong việc lập, thực hiện và kiểm tra kế hoạch kinh doanh theo tuần, tháng, năm. Nếu không đạt theo chỉ tiêu kế hoạch đề ra thì cần có biện pháp chấn chỉnh ngay vì hiện nay tại SCB Khánh Hòa chưa có biện pháp đánh giá, xếp loại đối với Phòng kinh doanh trong trường hợp không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP sài gòn chi nhánh khánh hòa (Trang 89)