Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP sài gòn chi nhánh khánh hòa (Trang 81)

7. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

2.4.4.2Hạn chế và nguyên nhân

a. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hiệu quả hoạt động kinh doanh của SCB Khánh Hòa trong thời gian vừa qua chưa tương xứng với tiềm lực của Ngân Hàng. Điều này thể hiện qua các mặt cụ thể sau:

Vẫn tồn tại sự mất cân đối trong huy động và cho vay

Chi nhánh sử dụng nguồn vốn huy động được chủ yếu dùng để gửi vốn Hội sở, còn lại cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá,… Thông thường lãi suất gửi vốn và lãi suất cho vay cầm cố không cao bằng lãi suất vay của hoạt động tín dụng. Vì vậy lợi nhuận thu được của Chi nhành cũng bị ảnh hưởng.

Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin chưa ổn định

Tuy được chi nhánh rất coi trọng nhưng trong quá trình vận hành có nhiều khi mạng bị lỗi, nghẽn mạng nhất là thời điểm nâng cấp chương trình để phù hợp với chương trình khuyến mãi mới, thời điểm đầu tháng,... làm khách hàng phải chờ đợi lâu, không hài lòng. Một trong những phản hồi nhiều nhất là tình trạng máy ATM của ngân hàng vào những ngày nghỉ cuối tuần hoặc những ngày lễ thường xuyên bị lỗi, máy hết tiền hoặc máy không trả tiền nhưng tài khoản vẫn bị trừ tiền. Vấn đề là thời gian giải quyết tình trạng trên thường kéo dài đã gây bức xúc cho khách hàng. Đối với việc sử dụng dịch vụ SMS Banking, vào những thời điểm cuối ngày, cuối tháng thông tin giao dịch đến muộn hoặc không báo thông tin đã giao dịch khiến một số khách hàng không hài lòng.

72

Thương hiệu dễ bị nhầm lẫn

SCB Khánh Hòa còn chưa được nhiều người biết đến, thương hiệu dễ bị nhầm lẫn với 1 số ngân hàng khác trên địa bàn như: Sacombank, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, Ngân hàng Sài Gòn Công thương. Các phòng giao dịch trên địa bàn thành phố còn ít (chỉ có một phòng giao dịch) điều này khiến cho khách hàng gặp không ít khó khăn khi gửi tiền vào ngân hàng.

b. Nguyên nhân

 Nguyên nhân khách quan

- Môi trường kinh tế mất ổn định: Một trong những yếu tố đầu tiên cần kể đến là sự bất ổn về kinh tế. Lạm phát của Việt Nam ở mức cao… Khi đó, để huy động được vốn Ngân hàng đã liên tục đẩy lãi suất lên cao nhưng sự lo ngại của người dân về việc đồng VNĐ mất giá khiến nhiều người tìm đến các hàng hóa thay thế khác có tính ổn định hơn như vàng hoặc ngoại tệ mạnh. Sau khi lạm phát bước đầu có dấu hiệu suy giảm thì kinh tế Việt Nam lại rơi vào suy thoái. Nhiều công ty tiến hành cắt giảm nhân công, thu nhập của nhiều người dân bị giảm. Chính vì thế khoản tiền nhàn rỗi trong dân cũng ít đi. Cũng vì sự bất ổn định của nền kinh tế và sự tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đã làm cho người dân có tâm lý chia nhỏ món tiền gửi của mình, gửi tại nhiều ngân hàng khác nhau. Chính vì vậy ảnh hưởng đến việc huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng.

- Thói quen sử dụng tiền mặt của người dân Khánh Hòa: Hiện nay, người dân Khánh Hòa vẫn còn thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán, chưa quen đến việc sử dụng các dịch vụ thanh toán của ngân hàng. Các dịch vụ ngân hàng (nhất là dịch vụ thanh toán thẻ POS) chỉ tập trung ở các siêu thị lớn, nhà hàng, khách sạn,... Tâm lý e ngại sợ người khác biết thu nhập của mình qua việc mở tài khoản tại ngân hàng và những thủ tục giao dịch rườm rà, chưa thuận tiện cho khách hàng, thu phí giao dịch đối với giao dịch thẻ nội địa và phong cách phục vụ đã trở thành rào cản, hạn chế khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng của người dân hiện nay.

- Sự cạnh tranh gây gắt của các ngân hàng trên thị trường: Theo thống kê, hiện nay trên thị trường Nha Trang có hơn 34 chi nhánh ngân hàng với hơn 150 phòng giao dịch. Do đó sự cạnh tranh trong hoạt động giữa các ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Sản phẩm của ngân hàng là sản phẩm dễ dàng “bắt chước” nên các sản phẩm

73

huy động cũng được một số các ngân hàng triển khai với nhiều hình thức hấp dẫn để thu hút khách hàng. Với áp lực cạnh tranh gay gắt như vậy, thị phần huy động tất nhiên bị chia sẻ. Thời gian qua, mặc dù các ngân hàng đã có đồng thuận về lãi suất huy động và đến năm 2011 NHNN quy định trần lãi suất huy động nhưng công tác huy động vốn của Chi nhánh vẫn gặp nhiều khó khăn do các ngân hàng trên địa bàn tìm mọi biện pháp để lách lãi suất huy động quy định và phổ biến nhất là thưởng tiền mặt khi khách hàng đến gửi tiết kiệm. Vì vậy việc sử dụng vốn cũng không được hiệu quả. - Việc mở rộng mạng lưới giao dịch còn khó khăn do NHNN đang quản lý rất chặt chẽ trong việc phát triển mạng lưới của các ngân hàng nhằm ổn định hoạt động và thực hiện chủ trương sẽ kiểm soát chặt tăng trưởng tín dụng hàng năm phù hợp với mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Trong năm qua, mặc dù SCB Khánh Hòa xin mở thêm phòng giao dịch trên địa bàn TP Nha Trang nhưng NHNN địa bàn vẫn chưa cho phép thực hiện.

 Nguyên nhân chủ quan

- SCB là ngân hàng tiên phong trong việc thực hiện đề án “tái cấu trúc ngân hàng” của Chính phủ. Cũng vì là ngân hàng tiên phong nên việc hợp nhất ngân hàng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của SCB. SCB đã gặp phải khó khăn trong công tác quản trị và phục vụ khách hàng, do số liệu của 3 ngân hàng cũ vận hành trên 3 hệ thống corebanking khác nhau. Sự lo ngại của khách hàng khi giao dịch với SCB, lo sợ khả năng mất vốn, khả năng chi trả các khoản tiền gửi đã dẫn đến việc rút tiền hàng loạt của khách hàng.

- Ban quản trị SCB đã có sự quan tâm và nhận rõ tầm quan trọng của hiệu quả hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, ban quản trị chưa có điều kiện để nắm rõ tình hình thực tế, chưa thật sự gần gũi, gắn bó với nhân viên để nhận ra những vấn đề bất cập để giải quyết.

- Nguồn vốn mà SCB Khánh Hòa huy động được lại không được sử dụng để cho khách hàng vay mà lại đem gửi vốn cho Hội sở, lãi suất gửi vốn lại không cao như lãi suất vay; điều này làm giảm đi nguồn thu và lợi nhuận của ngân hàng cũng giảm.

- Để phát triển dịch vụ ngân hàng đòi hỏi phải có một cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ hiện đại, phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của xã hội mà cụ thể là nguồn vốn trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ. Tuy nhiên, năng lực tài chính của SCB

74

chưa thật sự vững mạnh, nguồn vốn đầu tư cho công nghệ chưa tương xứng với yêu cầu nên chưa thể đầu tư đầy đủ cho các chi nhánh. Cơ sở vật chất hạ tầng tại trụ sở và các phòng giao dịch chưa thật sự tạo ấn tượng tốt cho khách hàng, không gian giao dịch nhỏ, hệ thống phòng giao dịch ít, chưa chiếm lĩnh được thị phần huy động tiền gửi tại các khu công nghiệp trong thành phố và các vùng lân cận. Do vậy, việc sử dụng vốn của Ngân hàng cũng bị giảm sút và hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng giảm.

- Kinh phí cho hoạt động marketing chưa được SCB quan tâm đúng mức. Việc định mức chi phí cho hoạt động này chưa được phân định một cách rạch ròi theo một tỷ lệ nhất định mà gói chung trong việc giao khoán định mức số dư chi phí của bốn tài khoản cho các chi nhánh cấp 1: chi lễ tân khánh tiết, chi Hội nghị, chi quảng cáo, chi khác hiện tại không được quá 5%/tổng chi phí và tỷ lệ này có thể thay đổi theo từng năm kế hoạch. Do đó, muốn lập dự trù kinh phí cho hoạt động marketing trong một thời gian dài sẽ khó thực hiện vì không biết xây dựng như thế nào cho phù hợp với tỷ lệ giao khoán của SCB Hội sở.

75

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu theo hai mô hình CAMELS và SWOT, ta đánh giá được hiệu quả hoạt động giai đoạn 2010-2013 cũng như nắm được tình hình, các mặt mạnh - yếu của SCB Khánh Hòa.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được SCB Khánh Hòa còn nhiều vấn đề tồn tại cần được giải quyết như: chưa cân đối được hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn, hạn chế về tín dụng và dịch vụ, thủ tục giao dịch còn rườm rà mất thời gian, việc quảng bá thương hiệu chưa được quan tâm đúng mức,… Chính vì vậy, SCB Khánh Hòa cần có những giải pháp nhằm khắc phục những mặt còn hạn chế, phát huy những mặt tích cực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh, nâng cao vị thế của SCB Khánh Hòa trên địa bàn.

76

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHI NHÁNH KHÁNH HÒA

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP sài gòn chi nhánh khánh hòa (Trang 81)