0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Hệ số an toàn vốn tự có (CAR)

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CHI NHÁNH KHÁNH HÒA (Trang 46 -46 )

7. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

2.2.1.2. Hệ số an toàn vốn tự có (CAR)

Hoạt động sử dụng vốn của SCB Khánh Hòa đến nay vẫn rất hạn chế: một số ít dùng để gửi tại NHNN, NHTM và TCTD khác, để quỹ và cho vay đảm bảo còn chủ yếu là sử dụng vốn để cho vay Hội sở. Căn cứ Khoản 5 Điều 5 Thông tư 13/2010, mỗi loại tài sản Có đều có một hệ số rủi ro riêng. Đúng ra, để tính hệ số CAR thì chỉ tại Hội sở mới tính được một cách chính xác nhất vì chỉ tiêu vốn tự có được xác định một cách cụ thể. Vì lý do đề tài được thực hiện tại Chi nhánh, nên như trên đã trình bày, chỉ tiêu vốn tự có chỉ được xác định một cách tương đối. Cụ thể, cách xác định được giả định như sau:

- Vốn tự có được xác định phân bổ theo tỷ trọng tổng tài sản của SCB Khánh Hòa so với toàn hệ thống (đã trình bày trên).

- Vì hoạt động của SCB chủ yếu là dùng vốn huy động được để gửi vốn nội bộ và số vốn này lại được Hội sở SCB cho khách hàng vay có tài sản đảm bảo nên có thể giả định toàn bộ vốn SCB Khánh Hòa cho Hội sở vay chính được xem là chỉ tiêu cho vay có tài sản đảm bảo (thuộc nhóm tài sản có rủi ro 50%).

Từ đó, hệ số CAR cho Chi Nhánh Khánh Hòa có thể được tính toán một cách tương đối như sau:

37

Bảng 2.3: BẢNG TÍNH HỆ SỐ AN TOÀN VỐN TỰ CÓ

ĐVT: triệu đồng

CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 2013

I. Tổng số vốn tự có (1) 70.369 61.904 104.032 139.935

II. Tổng tài sản Có được điều chỉnh

theo mức độ rủi ro( = A + B ) (2) 280.907 366.003 432.511 765.367

A. Tài sản nội bảng

{=(1)*0%+(2)*20%+(3)*50%+(4)*100% +(5)*150%}

280.907 366.003 432.511 761.307

1. Nhóm tài sản Có rủi ro bằng 0% 75.436 20.397 20.336 9.408

- Tiền mặt tại quỹ 71.120 19.941 19.402 8.932

- Tiền gửi tại ngân hàng nhà nước 4.316 456 934 476

- Đầu tư vào tín phiếu kho bạc nhà nước 0 0 0 0

- Đầu tư vào trái phiếu Chính phủ 0 0 0 0

2. Nhóm tài sản Có rủi ro 20% 30 27 26 7

- Tiền gửi tại các NHTM và TCTD khác 30 27 26 7

- Tiền gửi có kỳ hạn và cho vay các TCTD

khác 0 0 0 0

- Tiền cho vay theo kế hoạch nhà nước 0 0 0 0

3. Nhóm tài sản Có rủi ro 50% 561.802 731.996 865.011 1.522.611

- Cho vay có tài sản đảm bảo 561.802 731.996 865.011 1.522.611

Cho vay khách hàng 1.522 382 58.407 190.241

Cho vay Hội sở 560.280 731.614 806.604 1.332.370

4. Nhóm tài sản Có rủi ro 100% 0 0 0 0

- Cho vay không có tài sản đảm bảo 0 0 0 0

5. Nhóm tài sản Có rủi ro 150% 0 0 0 0

- Kinh doanh chứng khoán 0 0 0 0

B. Tài sản ngoại bảng {= (1)*100% +

(2)*50% } 0 0 0 4.060

1. Cam kết ngoại bảng có hệ số 100% 0 0 0 0

- Bảo lãnh thanh toán 0 0 0 0

2. Cam kết ngoại bảng có hệ số 50% 0 0 0 8.120

- Cam kết trong nghiệp vụ L/C 0 0 0 0

- Các hình thức bảo lãnh khác 0 0 0 8.120

- Cam kết tài trợ cho khách hàng 0 0 0 0

III. HỆ SỐ AN TOÀN VỐN TỰ CÓ

{CAR = (1)/(2)} 25,05% 16,91% 24,05% 18,28%

38

Như vậy, có thể thấy rằng, hệ số CAR (tương đối) của SCB Khánh Hòa từ năm 2010 đến nay đều cao hơn so với quy định tối thiểu 9% ở nước ta. Năm 2010, hệ số an toàn vốn tự có của Ngân hàng là 25,05% (gấp 2,78 lần qui định tối thiểu). Năm 2011, hệ số CAR giảm còn 16,91%, năm 2012 là 24,05% và năm 2013 giảm còn 18,28%. Nguyên nhân chung là vì trong 3 năm qua hoạt động sử dụng vốn của Chi nhánh khá an toàn (chỉ sử dụng vốn để cho Hội sở vay), hoàn toàn không sử dụng vốn để cho vay không có tài sản đảm bảo và cũng không sử dụng vốn vào các lĩnh vực có mức rủi ro cao. Cụ thể:

Năm 2011: tổng số vốn tự có của Ngân hàng giảm 12% so với năm 2010 trong khi tổng tài sản Có điều chỉnh rủi ro tăng 30% với năm 2010.

Năm 2012: do tốc độ tăng của vốn tự có và tài sản Có rủi ro lần lượt là 68% và 18% nên hệ số CAR cũng tăng hơn so với năm 2011.

Năm 2013: tổng số vốn tự có của Ngân hàng tăng 35,9% so với năm 2012 trong khi đó tài sản Có rủi ro tăng gần 77% nên hệ số CAR cũng giảm nhẹ so với năm 2012.

Thoạt nhìn, những con số này cho thấy một sự an toàn rất lớn trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. SCB Khánh Hòa hoàn toàn có khả năng giải quyết tốt các rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành,… nếu phải đối mặt. Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ sẽ nhận thấy nguy cơ tiềm ẩn. Hoạt động sử dụng vốn khá “thận trọng” chính là đáp án cho con số khá cao của hệ số CAR. Điều này chứng tỏ cho đến nay Chi nhánh sử dụng vốn chưa hiệu quả. Cần có biện pháp giảm bớt hệ số an toàn vốn của SCB Khánh Hòa vì Chi nhánh hoàn toàn có thể chấp nhận nhiều rủi ro hơn để đạt được mức lợi nhuận kì vọng cao hơn (mở rộng các hình thức đầu tư, mà cụ thể là tăng cường cho vay). Trong khi hoạt động huy động vốn của đơn vị, như đã nói ở trên (mục 2.2.1.1), lại rất tốt. Tất cả điều này cho thấy sự mất cân đối giữa hoạt động huy động và sử dụng vốn của SCB Khánh Hòa cũng như tính hiệu quả chưa thật sự cao và sẽ được chỉ ra rõ hơn khi phân tích chất lượng tài sản Có ở mục tiếp theo.

Về chấm điểm chỉ tiêu vốn tự có:

- Do SCB Khánh Hòa chỉ là phạm vi Chi nhánh nên sẽ không thể có vốn điều lệ vì vậy chỉ tiêu này bị trừ 5 điểm.

- Hệ số an toàn vốn tự có qua 4 năm đều cao hơn 8%. Vì vậy chỉ tiêu vốn tự có chỉ được 10 điểm.

39

2.2.2. A – Asset quality - Chất lượng tài sản Có

Phân tích chất lượng tài sản Có sẽ cho ta thấy hiệu quả việc sử dụng nguồn vốn vào hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CHI NHÁNH KHÁNH HÒA (Trang 46 -46 )

×