M 30T Ở ĐẦU
2.2.5 Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân tồn tại, hạn chế
- Các chính sách và các qui định về xuất khẩu cà phê chưa đầy đủ và chặt chẽ đặc biệt là: tiêu chuẩn và điều kiện của doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, việc quản lý khai giá cà phê xuất khẩu, kiểm tra chất lượng trước khi xuất khẩu, quản lý cấp đất, quy hoạch diện tích đấtvà tình hình thu mua trái phép rồi xuất khẩu qua các tuyến đường bằng phương tiện vận tại vẫn tràn lan.
- Việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực mặc dù có tăng trưởng nhưng cũng chưa đảm bảo cả về số lượng và chất lượng dẫn đến việc sử dụng lao động nước ngoài trái phép rất phổ biến trong xã hội hiện nay.
- Tình trạng áp dụng giống kém chất lượng vẫn phổ biến, đồng thời công tác nghiên cứu phát triển giống cà phê cũng chưa thực sự nghiên cứu sâu sắc như là: việc phát triển giống có chất lượng cao, năng suất cao, khả năng kháng chống bệnh tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên và được thị trường ưa chuộng. Phần lớn người dân sản xuất theo thói quen của mình.
- Hệ thống giao thông vận tải, con đường từ vườn cà phê đến làng dân, từ làng dân đến chợ, từ chợ đến thành thị hầu hết các tuyến đường này đều khó đi lại vì là đường đất đỏ, bị trơn và xe đi lại thường bị mắc lầy, chưa được Nhà nước đầu tư xây dựng.
- Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của tỉnh Champasak đa sốlà doanh nghiệp vừa và nhỏ nên thường xuyên thiếu vốn, ngược lại nhu cầu sử dụng vốn ngày càng tăng, doanh nghiệp khó tiếp cận tín dụng Ngân hàng; Các doanh nghiệp và các hộ gia đình sản xuất chỉ làm theo thói quen, chưa được đào tạo sâu về chuyên môn.
Tóm tắt chương 2
Chương 2 đã giới thiệu tổng quan về thực trạng của việc thực hiện chiến lược xuất khẩu cà phê của tỉnh Champasak bao gồm quá trình hình thành và phát triển, tình
hình thực hiện chiến lược xuất khẩu cà phê của tỉnh giai đoạn 2007-2013. Những kết quả này đã phản ánh phần nào về việc thực hiện chiến lược xuất khẩu cà phê của tỉnh trong giai đoạn vừa qua.
Chương này đã phân tích được thực trạng của việc thực hiện chiến lược xuất khẩu cà phê trong giai đoạn vừa qua trong đó đặc biệt, đã phân tích các chỉ tiêu chủ yếu thực hiện chiến lược xuất khẩu, phân tích thực trạng chiến lược theo M.Porter, các nhân tố ảnh hưởng như môi trường vĩ mô, môi trường vi mô, phân tích các cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu tác động đến việc thực hiện chiến lược xuất khẩu cà
phê của các doanh nghiệp tỉnh Champasak giai đoạn 2007-2013 thông qua phân tích,
tổng hợp, mô tả, thống kê, so sánh theo dữ liệu thứ cấp thu thập từ các tổ chức Nhà nước và doanh nghiệp để rút ra những mặt được đạt được, những hạn chế tồn tại và nguyên nhân. Đây là căn cứ quan trọng để đề ra giải pháp để hoàn thiện chiến lược xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp tỉnh Champasak đến năm 2020 và tầm nhìn
2025.
Chương 3
GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TỈNH CHAMPASAK
ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN 2025