M 30T Ở ĐẦU
2.2.3 Phân tích thực trạng nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược xuất
phê của các doanh nghiệp tỉnh Champasak
2.2.3.1 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô
- Nhân tố pháp luật
Các qui định về thuế, giá cả, chủng loại cà phê, khối lượng cà phê… Lào hiện nay chưa gia nhập ICO và cũng mới trở thành thành viên chính thức của WTO. Vì thế
khó khăn cho việc giảm giá thành để cạnh tranh với đối thủ.
Các qui định về chế độ sử dụng lao động, tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm phúc lợi… Ngành cà phê thu hút đội ngũ lao động khá lớn, bao gồm nhiều đối tượng khác nhau. Vì vậy đòi hỏi chính sách tiền lươngcũng đa dạng, tùy theo từng đối tượng tham gia vào từng công đoạn của xuất khẩu cà phê. Với người dân trồng cà phê phải có
chính sách cụ thể về giá cả, về chính sách bảo hộ, giúp họ yên tâm hơn trong sản xuất.
Với đội ngũ cán bộ tham gia công tác xuất khẩu cà phê thì phải có chế độ tiền lương phù hợp, ngoài ra cung cấp các trang bị cần thiết để họ nắm bắt được thông tin thị trường thế giới.
Các qui định về giao dịch hợp đồng xuất khẩu cà phê như: giá cà phê, số lượng cà phê, phương tiện vận tải sử dụng trong giao dịch xuất khẩu cà phê… Thông thường ta
tính theo giá FOB tại cảng Băng Cốc (Thái Lan) khi giao hợp đồng xuất khẩu, phương tiện xuấtkhảu từ Lào đến cảng là xe tải, bằng đường bộ.
Thuế xuất khẩu: là thuế mà các nhà xuất khẩu hàng hóa dịch vụ có nghĩa vụ nộp cho Nhà nước theo tỷ lệ thuế suất nhất định, cơquan đứng ra thu là Hải quan. Nơi mà doanh nghiệp cho xuất hàng đi và kê khai Hải quan. Thường các quốc gia, kể cả Lào thì thuế xuất khấu thường 0-5%, đối với mặt hàng cà phê là 5%. Mục đích là nhằm khuyến khích các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu và tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng xuất khẩu của quốc gia trên thị trường thế giới, trừ một số mặt hàng mà Nhà nước hạn chế xuất khẩu như: tài nguyên, các nguyên vật liệu quýhiếm.
Thuế nhập khẩu: là thuế đánh vào hàng hóa của nước ngoài khi được nhập vào lãnh thổ Hải quan của Lào. Việc đánh thuế nhập khẩu không những tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, mà nó còn góp phần bảo hộ nền sản xuất trong nước. Tuy nhiên với việc tham giavào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện các lộ trình cắt giảm thuế quan thì thuế nhập khẩu có xu hướng giảm dần. Hiện nay chúng ta phải cắt giảm dần thuế nhập khẩu theo một lộ trình cụ thể để tham gia CEPT. Đặc biệt khi chúng ta mới là thành viên của WTO thì thuế nhập khẩu của chúng ta còn phải cắt giảm nữa. Dần dần chúng ta phải giảm tỷ lệ thuế nhập khẩu trong phần thu của ngân sách Nhà nước.
Ngoài thuế xuất nhập khẩu, ở Lào hiện nay còn có chính sách khuyến khích đầu tư theo vùng, trong đó sản xuất cà phê nằm trong danh mục hàng được khuyến mức độ cao nhất, được ưu đãi miễn thuế nhập khẩu (Import duty) nguyên vật liệu, máy móc và phương tiện phục vụ trực tiếp công việc sản xuất, chính sách tiếp cận nguồn vốn...
- Nhân tố văn hóa, xã hội
Văn hóa khác nhau cũng qui định việc xuất nhập hàng hóa khác nhau. Nền văn hóa của một quốc gia được hình thành từ lâu và trở thành thói quen của người dân
nước đó. Việc xuất khẩu cà phê sẽ mang văn hóa của ta vào nước nhập khẩu. Nếu như ta cố tình giữ cho văn hóa của Lào thì đôi khi nó lại là cản trở cho việc xuất khẩu vào thị trường EU, Nhật, Mỹ... Nhật đánh giá rất cao về nguồn xuất xứ cà phê sạch, tuy nhiên ở tỉnh Champasak thì việc sản xuất cà phê phân tán, việc thu mua là tập trung từ nhiều đơn vị nhỏ lẻ, hộ gia đình. Điều này rất khó cho tỉnh Champasak trong việc lấy tên xuất xứ sản phẩm cà phê. Mục đích xuất khẩu là phục vụ nhu cầu của nước nhập khẩu. Chính vì vậy, mặt hàng cà phê của ta có phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng nước đó hay không, đòi hỏi ta phải biết dung hòa giữa nền văn hóa của Lào với văn hóa quốc gia nhập khẩu. Nhân tố văn hóa còn chịu ảnh hưởng của phong tục tập quán của từng nước, nước đó thích uống cà phê hòa tan, hay là cà phê đen, thích cà phê phin hay là cà phê uống liền. Như Lào thì thói quen người dân rất ít uống cà phê thì chắc chẵn phải tìm thị trường nước ngoài. Đồng thời Lào cũng có nhiều lễ hội nên người nông dân và lao động cũng hay nghỉ việc vì các lý do nên đây cũng là một nhân tố ảnhhưởng lớn cho việc sản xuất đến thu hoạch cà phê.
- Nhân tố kinh tế
Bao gồm các chính sách kinh tế, các hiệp định ngoạigiao, tỉ giá hối đoái,...
Các công cụ chính sách kinh tế của nước nhập khẩuvà Lào: sẽ giúp cho các quốc gia có được một môitrường kinh doanh phù hợp nhất. Tỉnh Champasak với chính sách là phát triển nền kinh tế thị trường hướng mạnh vào xuất khẩu, đặc biệt có chính sách mặt hàng xuất khẩu chủ lực cho cà phê vì thế Nhà nước đã có nhiều ưu đãi cho ngành cà phê. Đây là điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu cà phê của tỉnh Champasak. Ngoài ra EU còn có chính sách chuyển hướng đầu tư vào châu Á, chính sách này thì tỉnh Champasak cũng có lợi thế trong việc xuất khẩu hàng hóa của tỉnh nói chung và cà phê nói riêng.
Nhân tố thu nhập, mức sống của người dân: mức sống người dân cao khi đó quyết định mua cà phê không chịu ảnh hưởng của sự thay đổi về giá cả theo xu hướng giảm. Thu nhập thấp thì ngược lại. Thị trường EU là thị trường lớn có mức thu nhập cao, giá cả rẻ không phải là điều kiện để quyết định mua hàng mà giá cao đôi khi lại là nhân tố để đánh giá chất lượng sản phẩm và quyết định mua hàng. Trong việc sản xuất cà phê xuất khẩu cũng vậy, người dân tỉnh Champasak khi có sự giảm sút về giá cả là bỏ cây cà phê đi trồng cây khác. Điều này ảnh hưởng nhiều đến cung cà phê. Thu nhập
có ổn định thì nhu cầu tiêu dùng mới thường xuyên khi đó mới tạo điều kiện cho sản xuất phát triển được.
Nếu như tỷ giá ngoại tệ tăng khi đó làm cho hàng hóa trongnước rẻ tương đối so với hàng hóa trên thị trường thế giới nên sẽ tăng sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước và do đó khuyến khích xuất khẩu.
Nếu tỷ giá hối đoái mà không ổn định thì các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gặp rất nhiều rủi ro. Do đó cũng khiến cho họ e ngại khi tham gia thực hiện các hợp đồng nhất là các hợp đồng tương lai.
Cũng thông qua tỷ giá hối đoái các quốc gia có thể sẽ có những ưu đãi với nhau khi chấp nhận thanh toán bằng đồng tiền của quốc gia đó thay cho việc thanh toán
bằng đồng ngoại tệ mạnh trong giao dịch thương mại quốc tế giữa hai bên. Qua đó thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của một quốc gia vào thị trường nhất định nào đó.
Ở Lào tỷ giá giữa đồng Kíp và 35Tđô la Mỹ35Ttương đối ổn định trong nhiều năm qua. Với một sự biến động dù là nhỏ Ngân hàng Trung ương Lào luôn có phản ứng kịp thời, linh hoạt giúp cho tỷ giá có lợi cho hoạt động xuất khẩu của Lào. Từ đó góp phần ổn định và phát triển nền kinh tế theo hướng bền vững.
- Nhân tố nguồn lực và tài nguyên thiên nhiên quốc gia
Nhân tố này ảnh hưởng đến doanh nghiệp xuất khẩu. Nguồn lực có đủ lớn thì mới có khả năng thực hiện được hoạt động xuất khẩu. Vì hoạt động xuất khẩu chứa nhiều rủi ro. Mỗi quốc gia có lợi thế riêng trong từng mặt hàng của mình, vì thế cơ cấu sản xuất của các quốc gia cũng khác nhau.
Do vị trí địa lý thuận lợi, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, người dân có kinh nghiệm sản xuất cà phê từ lâu đời, tỉnh Champasak rất phù hợpvới việc phát triển ngành cà phê xuất khẩu.
- Nhân tố khoa học và công nghệ
Các nhân tố khoa học và công nghệ có quan hệ chặt chẽ với các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động xuất khẩu cà phê nói riêng. Khoa học và công nghệ ngày càng phát triển làm cho sự giao thương giữa các đối tác ngày càng dễ dàng hơn. Khoảng cách không gian thời gian không còn là trở ngại lớn trong việc xuất nhập khẩu. Sự
phát triển của mạng thông tin toàn cầu Internet, giúp cho mọi thông tin thị trường thế giới được cập nhật liên tục thường xuyên. Tuy nhiên trong việc tạo nguồn hàng xuất
khẩu cà phê của các doanh nghiệp tỉnh Champasak. Việc trồng trọt chế biến cà phê còn thiếu nhiều máy móc trang thiết bị nghiêm trọng, dẫn đến chất lượng không đảm bảo, năng suất không ổn định... gây nhiều khó khăn cho việc xuất khẩu cà phê.
Như vậy khoa học kĩ thuật phát triển nếu như biết áp dụng nó tốt sẽ là điều kiện
giúp cho các doanh nghiệp tỉnh Champasak có điều kiện hội nhập tốt hơn. Nhưng nếu như không biết áp dụng nó thì sẽ là một cản trở lớn vì khi đó ta sẽ bị tụt hậu xa hơn với các nước về kĩ thuật, như vậy sẽ không đủ khả năng để nâng cao năng lực cạnh
tranh đối với các doanh nghiệp tỉnh Champasak.
- Nhân tố chính trị
Lào có điều kiện chính trị tương đối ổn định, do vậy không chỉ là điều kiện tốt để yên tâm sản xuất cà phê mà còn hấp dẫn các nhà đầu tư xuất khẩucà phê vì đây chính là nguồn hàng ổn định của họ.
Các thị trường cà phê của các doanh nghiệp tỉnh Champasak hiện nay như: Nhật Bản, EU... bao gồm các quốc gia độc lập về chính trị và khá ổn định trong chính sách chiến lược phát triển kinh tế. Vì vậy, sẽ giúp cho các doanh nghiệp tỉnh Champasak
có thị trường ổn định.
- Nhân tố cạnh tranh kinh tế quốc tế
Sự cạnh tranh của các đối thủ trên thị trường quốc tế là rất mạnh mẽ và quyết liệt. Hoạt động xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp tỉnh Champasak muốn tồn tại và phát triển được thì một vấn đề hết sức quan trọng đó là phải giành được thắng lợi đối với đối thủ cạnh tranh về mặt giá cả, chất lượng, uy tín... Đây là một thách thức và một rào cản lớn đối với các doanh nghiệp tỉnh Champasak về cà phê không chỉ có sức mạnh về kinh tế, chính trị, khoa học và công nghệ mà ngày nay sự liên doanh liên kết thành các tập đoàn lớn, tạo nên thế mạnh về độc quyền trên thị trường. Các tập đoàn kinh tế này có thế mạnh rấtlớn và quyết định thị trường đó, đó là một lực cản rất lớn với các doanh nghiệp tỉnh Champasak. Nếu không tổ chức hợp lý hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp sẽ bị bóp nghẹt bởi các tập đoàn này. Chính vì vậy, các doanh
nghiệp phải luôn biết xây dựng cho mình một thương hiệu mạnh, ngoài ra còn hợp lý về giá cả, tăng chất lượng mặt hàng cà phê. Đó là thành công lớn cho cạnh tranh về mặt hàng cà phê của các doanh nghiệp tỉnh Champasak.
2.2.3.2 Các nhân tố thuộc môi trường vi mô
Đây là các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp tỉnh Champasak. Sự kết hợp có hiệu quả các nhân tố vi mô sẽ làm cho hoạt động xuất khẩu được dễ dàng hơn và sẽ có khả năng thâmnhập sâu hơn vào thị trường thếgiới.
- Nhân tố tài chính
Xuất khẩu cà phê đòi hỏi vốn đầu tư cao, nhiều thách thức, cả đầu tư trồng và thu mua cà phê để xuất khẩu đều đòi hỏi nguốn vốn lớn, phức tạp, mất nhiều năm mới đem lại hiệu quả kinh tế. Các doanh nghiệp tỉnh Champasak hầu hết đều hạn chế về nguồn vốnđể xuất khẩu cà phê.
- Nhân tố hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật của doanh nghiệp
Việc quy hoạch vùng trồng cà phê hợp lý sẽ giúp cho chúng ta khai thác được lợi thế vùng trong sản xuất cà phê. Nâng cao được năng suất, chất lượng cà phê, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu cà phê.
Việc phân bố các nhà máy chế biến, các cơ sở kinh doanh cà phê cũng như các vùng sản xuất cà phê hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vận chuyển chế biến và xuất khẩu cà phê. Qua đó sẽ giảm được chi phí trong hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh của cà phê xuất khẩu trên thị trường cà phê thế giới.
Ở tỉnh Champasak hiện nay các công ty đang xuất khẩu cà phê cả công ty trong nước và công ty nước ngoài, hầu hết các doanh nghiệp này chưa có hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, chỉ có công ty Đào Hương có năng lực để đầu tư xây dựng nhà máy chế biến cà phê hòa tan với tổng số vốn đầu tư là 128 triệu đô la Mỹ, còn lại vẫn tổ chức xuất khẩu theo cách truyền thống.
- Nhân tố nguồn nhân lực
Vì ở huyện Paksong có tới 10 dân tộc, dân tộc Lào Lum chỉ chiếm 15%, mặc dù số lượng lao động có tới 24.477 người[32] nhưng hầu hết là lao động thô, thiếu đội ngũ cán bộ chuyên viên giỏi, trình độ còn thấp, khi đến mùa sản xuất và thu hoạch để kịp thời gian nên dẫn tới tình trạng nhập khẩu lao động trái phépkể cả các công ty lớn trong nhiều lĩnh vực của tỉnh. Khi hết mùa sản xuất hoặc mùa thu hoạch những người lao động này lại đi buôn bán, làm thuê lao động ở các nơi đặc biệt là trong nghề: xây
dựng, bán buôn bán lẻ (ngành nghề chỉ dành riêng cho người công dân Lào kinh doanh), các nghề khác mà không có giấy phép và vi phạm với pháp luật của Lào.
- Nhân tố hệ thống giao thông vận tải
Đây là nhân tố hết sức quan trọng, quyết định sự sống còn của ngành cà phê như: hệ thống đường xã, hệ thống thủy lợi, hệ thống điện và đặc biệt là cảng biển để xuất khẩu. Lào hiện nay hầu hết hàng hóa của tỉnh nói chung và cà phê nói riêng là xuất khẩu qua cảng biển Thái Lan, rất tốn kém chi phí và thời gian trong việc xuất khẩu
hàng hóa.
- Nhân tố quản lý tiêu chuẩn và chất lượng
Có thể nói nhân tố con người có ý nghĩa quyết định trong mọi vấn đề, đặc biệt là trong xuất khẩu hàng hóa. Với xuất khẩu cà phê cũng vậy, cho dù có nhiều nhân tố thuận lợi khác nhưng nếu như không có công nhân lành nghề, có khả năng vận dụng khoa học kỹ thuật cũng như có khả năng sử dụng máy móc trang thiết bị hiện đại trong sản xuất chế biến cà phê thì cũng làm cho hoạt động xuất khẩu cà phê không có hiệu quả.
Ngoài ra, cho dù chúng ta có được mặt hàng cà phê có chất lượng và có sức cạnh tranh cao nhưng không có người am hiểu về xuất khẩu để tham gia quản lý điều hành việc xuất khẩu thì xuất khẩu cà phê của chúng ta cũng không thể xuất khẩu có hiệu quả.
Những người làm công tác quản lý vĩ mô, hoạch định cũng giữ vai trò to lớn trong hoạt động xuất khẩu cà phê. Những nhà quản lý này sẽ cố vấn cho Chính phủ điều tiết và quản lý hoạt động xuất khẩu cà phê. Xây dựng lên các chiến lược cho sự phát triển của ngành cà phê trong nước.
Bất kể hàng hóa nào cũng vậy, nếu chất lượng tốt thì có sức cạnh tranh cao và bán chạy hơn. Với cà phê cũng vậy nếu chất lượng không tốt thì không những tiêu thụ cà phê kém mà nếu có xuất khẩu được cũng bị ép giá thấp nên giá trị xuất khẩu không