Quan điểm của Các Mác về ngoại thương

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP để HOÀN THIỆN CHIẾN lược XUẤT KHẨU cà PHÊ của các DOANH NGHIỆP TỈNH CHAMPASAK đến năm 2020 và tầm NHÌN 2025 (Trang 42)

M 30T Ở ĐẦU

1.2.4.6 Quan điểm của Các Mác về ngoại thương

Trong học thuyết của mình, Mác chưa trình bày một cách có hệ thống các quan

điểm về lý luận ngoại thương. Tuy nhiên, trong học thuyết kinh tế của C.Mác, nhất là trong bộ “tư bản” trong khi phân tích về nền kinh tếhàng hoá tư bản chủ nghĩa, quan điểm của C.Mác được hình thành. Lý luận về ngoại thương của C.Mác, có thể nói

được tập trung ở những điểm sau đây:

Thứ nhất, nguyên tắc chi phối ngoại thương là bình đẳng cùng có lợi. Sự phân tích của C.Mác về ngoại thương là dựa trên cơ sở quy luật giá trị. Các Mac cho rằng chi phí vềlao động là cơ sởcho trao đổi, buôn bán hàng hoá giữa các nước, theo đó hạ

thấp được chi phí lao động thì hoạt động ngoại thương tất yếu là có lợi. Điều này có

nghĩa là chi phí lao động là nguồn lực quan trọng nhất, là cơ sở quan trọng nhất để

phân tích lợi ích của ngoại thương. Trong mậu dịch quốc tế, nguyên tắc trao đổi hàng hoá phải tuân theo nguyên tắc ngang giá. Ông đã phê phán gay gắt quan điểm sai lầm, thô thiển của chủ nghĩa trọng thương cho rằng: “Trong thương maị sở dĩ một bên có lợi là vì đã làm thiệt hại bên kia”.

Thứ hai, sự hình thành và phát triển của ngoại thương là tất yếu khách quan của

phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa là

một nền kinh tế hàng hoá luôn đòi hỏi có thị trường ngày càng mở rộng, không chỉ là thị trường tiêu thụ sản phẩm mà còn cả thị trường cung cấp nguyên liệu cho sản xuất.

Và điều quan trọng hơn hết, ngoại thương xuất hiện là một tất yếu do sự chi phối của quy luật giá trị thặng dư tối đa.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP để HOÀN THIỆN CHIẾN lược XUẤT KHẨU cà PHÊ của các DOANH NGHIỆP TỈNH CHAMPASAK đến năm 2020 và tầm NHÌN 2025 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)