Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP để HOÀN THIỆN CHIẾN lược XUẤT KHẨU cà PHÊ của các DOANH NGHIỆP TỈNH CHAMPASAK đến năm 2020 và tầm NHÌN 2025 (Trang 65)

M 30T Ở ĐẦU

2.2.2.1 Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh

- Cạnh tranh giữa các công ty bán

Hiện nay các doanh nghiệp đang kinh doanh xuất khẩu cà phê tại tỉnh Champasak có tất cả 60 công ty, trong đó công ty trong nước là 20 công ty và 40 công ty nước ngoài, hầu hết các công ty này đều có quy mô vừa và nhỏ, kinh doanh còn mang tính tự phát, không ổn định, sản phẩm của họ thiếu tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế vì chủ yếu là xuất khẩu sản phẩm thô, chưa qua công nghệ chế biến chuyên sâu ra sản phẩm cuối cùng và sản lượng chưa đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu. Hàng năm khi tới mùa thu hoạch họ giành nhau thu mua cà phê nhân với người nông dân, nhưng chính việc giành nhau thumua này nó lại có lợicho người nông dân, làm cho diện tích trồng cà phê ngày càng tăng lênvà bán được giá cao hơn.

Sau nhiều năm kinh doanh, cho đến nay các doanh nghiệp tỉnh Champasak đã tích lũy được một kho tàng kinh nghiệm tương đối khá về trồng trọt, chăm sóc, chế biến cà phê, phương thức tiếp cận thị trường, khác hàng, biệnpháp nhập cuộc và cách ứng xử với những biến động của thị trường.

Về năng suất và chất lượng, theo đánh giá chung hiện nay, cà phê của các doanh nghiệp tỉnh Champasak là mặt hàng được hy vọng sẽ có khả năng cạnh tranh tốt trên thị trường thế giới, về năng suất hiện naythì ngày càng tăng lên niên vụ 2006-2007 là

0,93 tấn/ha và đến niên vụ 2012-2013 là 1,51 tấn/ha. Nhờ điều kiện sinh thái và thổ nhưỡng phù hợp, sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường, hạn chế sử dụng hóa chất thì cà phê của các doanh nghiệp tỉnh Champasak có hương vị cà phê thơm, đậm đà. Nhưng do sản phẩm thiếu tính cạnh tranh mạnh trên thị trường, khâu thu hoạch, chế biến và bảo quản chưa tốt nên chất lượng còn rất hạn chế, cụ thể là:

Thông thường một vụ cà phê người ta thu hái làm nhiều đợt. Nhưng để tiết kiệm công hái nông dân, các nông trường thường thu hái gọn cả vườn. Người nông dân không đeo các gùi hái quả cà phê chín bỏ vào gùi nữa mà trải tấm bạt bằng sợi chất dẻo xuống đát quanh gốc cây rồi tuốt quả xuống. Khi đã tuốt xong người ta gom quả cà phê trên các tấm bạt và đựng vào các bao tải chở về nhà phơi. Việc hái theo phương thức này, cà phê sẽ lẫn nhiều cành, lá rụng và cả đất cát ở vườn cà phê.

Cà phê của Lào nói chung và cà phê của các doanh nghiệp tỉnh Champasak nói

riêng là độ ẩm quá cao vì thế dễ bị ẩm mốc do khâu phơi sấy, bảo quản chưa tốt. Thực tế, cho thấy cà phê sau khi hái về bị ủ đóng, khi phơi lại phơi tầng dày và được bảo quản khi độ ẩm còn cao hơn mức cho phép (độ ẩm cà phê tối đa có thể chấp nhận được là 13%, độ ẩm đạt 12% là tốt nhất cho việc bảo quản).

Cà phê Lào còn lẫn nhiều tạp chất và cả chưa chín. Hậu quả là quả cà phê xanh phơi khô khi xay sẽ không xay được.

Một vấn đề quan trọng nữa tác động đến chất lượng cà phê của Lào nói chung và cà phê của các doanh nghiệp tỉnh Champasak nói riêng là máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất, chế biến còn quá thiếu tốn, lạc hậu.

Chính vì lẽ đó, mặc dù tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của Bộ Khoa học và công

nghệ(Cục tiêu chuẩn và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ) từ ngày 4 tháng 1 năm 1993, đối với mặt hàng cà phê là theo ISO 3509-1976, ISO 4141-1980, ISO 4151-1980, mặc dù tiêu chuẩn này rất lâu nhưng cho đến nay vẫn chưa đi vào thực tế, chỉ vài doanh nghiệp áp dụng và hiện nay chỉ công ty Đào Hương tổ chức, sản xuất và chế biến hiện đại nhấtnước với tổng số vốn đầu tu hơn 128 triệu đô la Mỹ, với hy vọng sẽ chiếm lĩnh thị phần ở Nhật Bản, Đài Loan, Châu Á – Thái Bình Dương và Châu Âu. Nhà

máy này có công suất chế biến cà phê hòa tan khoảng 6.000 – 8.000 tấn/năm. Để đáp ứng cho nhu cầu này trong những năm tới sẽ có bước phát triển mới cho ngành xuất khẩu cà phê Lào cũng như cà phê tỉnh Champasak sang thị trường quốc tế.

- Sản phẩm thay thế

Cà phê là đồ uống mang lại cho con người có sự năng động, sảng khoái và tâm

trạng hứng khởi và có lợi cho sức khỏe, nó gắn liền với đời sống sinh hoạt hàng ngày của đa số con người.vậy sản phẩm có thể thay thế chỉ là Sô cô la và các sản phẩm đồ uống tăng lực khác. Nhưng mức độ ảnh hưởng của các sản phẩm thay thế này tác động đến sản phẩm cà phê không đáng kể.

- Người mua

Khách hàng mua sản phẩm cà phê của các doanh nghiệp tỉnh Champasak vì do

nhờ điều kiện sinh thái và thổ nhưỡngthích hợp nên nhiều năm qua cây cà phê hiện đã trở thành loại cây trồng và mặt hàng xuất khẩu chủ lực, giá cả theo thị trường và đặc biệt hương vị của nó mang tính độc đáo từ Cao nguyên Bolavên. Thị trường cà phê

chủ yếu là Mỹ, Đức, Pháp, Ba Lan, Bỉ, Hà Lan, Nhật, Việt Nam, Thái Lan… người ta định giá thấp hơn giá cà phê thế giới một chút vì còn non trẻ, chưa có uy tín trên thị trường cà phê thế giới và chưa gia nhập ICO để dần dần xây dựng thành công thương hiệu cà phê của tỉnh Champasak.

- Những nhà cung ứng đầu vào chính

Theo thống kê của Sở Nông – Lâm nghiệp tỉnh Champasak, diện tích cây cà phê đã tăng từ 25.000 ha trong năm 2005 lên 34.881 ha trong năm 2011 và sẽ mở rộng khoảng 50.000 ha trong năm 2015, khả năng khai thác diện tích trồng cà phê tại Cao nguyên Bolavên là 100.000 ha và tăng năng suất cà phê để đáp ứng nguồn đầu vào cho nhà máy chế biến cà phê Đào Hương và xuất khẩu sang thị trường trên thế giới.

- Các công ty mới có thể gia nhập ngành

Mặc dù trong những năm gần đây ngành cà phê của tỉnh Champasak đã đem lại lợi ích cho nền kinh tế đáng kể, cả chiều rộng - chiều sâu, đem vốn và phát triển kỹ thuật mới vào sản xuất. Nhà nước đã cho phép các công ty nước ngoài vào đầutư khá phổ biến, điều đó có phần ảnh hưởng không nhỏ tới các công ty trong nước đặc biệt là việc thu mua cà phê nhân.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP để HOÀN THIỆN CHIẾN lược XUẤT KHẨU cà PHÊ của các DOANH NGHIỆP TỈNH CHAMPASAK đến năm 2020 và tầm NHÌN 2025 (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)