M 30T Ở ĐẦU
1.2.4.5 Quan điểm của Heckscher-Ohlin (Lý thuyết về tỷ lệ yếu tố-Factor
proportions)
Trong lý thuyết lợi thế tuyệt đối và tương đối, Smith và Ricardo mô tả sản lượng có thể gia tăng như thế nào nếu hai nước chuyên môn hoá sản xuất về các sản phẩm mà họ có lợi thế. Hai quốc gia mà các nhà kinh tế học cổđiển đưa ra phân tích là một mô hình dựa hẳn vào phương pháp một nhân tố biến thiên là chi phí lao động trong
điều kiện thực hiện chuyên môn hoá để trình bày lợi ích của thương mại.
Lý thuyết cổđiển về nguồn gốc của giá trị là nhân công tỏ ra không có sức thuyết phục và một lý thuyết mới - lý thuyết Heckscher – Ohlin, viết tắt là H.O ra đời [ Eli. Heckscher (1879 – 1952), Bertil. Ohlin (1899 – 1979 )]
Lý thuyết H.O cho rằng trong tiến trình sản xuất người ta phải phối hợp nhiều yếu tố theo nhiều tỷ lệ khác nhau. Những yếu tố thường được nêu ra nhất là: đất đai,
nhân công và tư bản, chứ không chỉ thuần tuý có nhân công hay nhân công và tư bản kết hợp với nhau theo một tỷ lệ nhất định, như quan niệm cổ điển. Đầu vào (nhập
lượng) để chế tạo một sản phẩm là những tỷ lệ phối hợp biến thiên của các yếu tố sản xuất, phối hợp với kỹ thuật tối tân sẽ cho sản lượng (đầu ra) cao nhất. Thêm vào đó ý
niệm giá của các yếu tố sản xuất còn được đưa vào hàm sản xuất đểxác định các điều kiện cung cấp sản phẩm.
Lý thuyết này cho rằng sự khác nhau ở các nước về mối tương quan giữa lao
động với đất đai hay vốn có thể giải thích sự khác biệt về chi phí các nhân tố. Nếu lao
động dồi dào (bị thừa) so với đất đai và vốn, thì chi phí lao động sẽ thấp, còn chi phí
đất đai và tiền vốn sẽ cao. Nếu lao động khan hiếm thì giá lao động sẽ cao so với giá
đất và tiền vốn. Những chi phí này sẽ giúp các nước có sở trường sản xuất và xuất khẩu sản phẩm sử dụng nhân tố sản xuất dư thừa và do đó sẽ rẻhơn.
Như vậy số cung yếu tố khác nhau tất yếu giá cả yếu tố cũng phải khác nhau.
Đất nhiều thì giá thuê đất rẻ, vốn nhiều thì lãi suất thấp; thất nghiệp nhiều thì tiền
lương thấp. Nhưng giá sản phẩm khác nhau không chỉ phụ thuộc vào sự khác biệt 26
trong giá cảcác đầu vào mà còn phải kểđến kỹ thuật sản xuất, và sự phối hợp các yếu tố sản xuất nữa. Nói khác đi, mỗi thứ hàng có một hàm số sản xuất riêng, mỗi quốc gia có một kỹ thuật chế biến riêng, mỗi thời đại có một phương pháp sản xuất khác nhau.
Theo lý thuyết H.O, các nước xuất khẩu cần thiết có sốlượng lớn các nhân tố sản xuất phong phú sẵn có của bản thân và sản phẩm nhập khẩu cũng phải bao hàm phần lớn các nhân tố sản xuất trong nước khan hiếm.