M 30T Ở ĐẦU
1.2.4.2 Quan điểm của Adam Smith (Lý thuyết lợi thế tuyệt đối-Absolute
Advantage)
Theo Adam Smith (1723- 1790), “Sự giàu có của một quốc gia phụ thuộc vào số
hàng hoá và dịch vụ có sẵn hơn là phụ thuộc vào vàng”.
Tại sao các nước cần phải giao dịch buôn bán với nhau? Tại sao Lào (hay bất kỳ
một quốc gia nào khác) không bằng lòng với hàng hoá và dịch vụ sản xuất ra tại nước mình?
Vào những năm của thế kỷ thứ 15, 16, 17 nhiều quốc gia theo chính sách chủ nghĩa trọng thương đã cố gắng thực hiện tự cung, tự cấp bằng cách tự sản xuất hàng
hoá trong nước.
Trong cuốn “Sự giàu có của các quốc gia”, xuất bản năm 1776, Adam Smith đã
nghi ngờ về giả thuyết của chủ nghĩa trọng thương cho rằng sự phồn vinh của một
nước phụ thuộc vào số châu báu mà nước đó tích trữđược. Thay vào đó, ông cho rằng sự giàu có thực sự của một nước là tổng số hàng hoá và dịch vụ có sẵn ở nước đó.
Ông cho rằng những quốc gia khác nhau có thể sản xuất những loại hàng hoá khác nhau có hiệu quảhơn những thứ khác.
Adam Smith cho rằng nếu thương mại không bị hạn chế thì lợi ích của thương
mại quốc tế thu được do thực hiện nguyên tắc phân công. Ông phê phán sự phi lý của những hạn chế của lý thuyết trọng thương và chứng minh rằng mậu dịch sẽ giúp cả hai
bên gia tăng gia sản - hiểu theo ý lợi tức thực sự - qua việc thực thi một nguyên tắc cơ
bản: Nguyên tắc phân công.
Trong cuốn “The Wealth of Nations - Sự giàu có của một quốc gia”, A.Smith cho rằng: Phương ngôn của mọi người chủ gia đình khôn ngoan là không bao giờ tự sản xuất lấy những gì mà nếu đi mua sẽđược rẻhơn. Người thợ may không khi nào hì hục
đóng đôi giày, mà thường đi mua ởngười thợ giày. Và người thợgiày cũng không cần loay hoay cắt may, mà nhờ anh thợ may may hộ. Người nông dân không tự làm lấy hai thứ trên, mà nhờ vào các tay thợ khéo. Mọi người đều có lợi khi chăm chú làm công
việc mình có lợi thếhơn láng giềng, và dùng một phần số sản phẩm của mình hay tiền
bán được số sản phẩm ấy đểđi mua mọi thứ cần dùng khác.
Những gì trong sinh hoạt cá nhân được coi là khôn ngoan ít khi nào lại là một
điều rồ dại đối với quốc gia. Nếu một nước ngoài có thể cung cấp một loại hàng rẻ hơn là khi ta tự sản xuất, thì tốt hơn hết nên đi mua loại hàng ấy, dành thì giờ chuyên chú vào một hoạt động khác mà ta có lợi hơn, để bán lấy tiền chi dùng.
Theo A.Smith, nếu quốc gia chuyên môn hoá vào những ngành sản xuất mà họ
có lợi thế tuyệt đối thì cho phép họ sản xuất sản phẩm với chi phí hiệu quả hơn nước khác.
Nhờ sựchuyên môn hoá các nước có thểgia tăng hiệu quảdo: 1) người lao động sẽ lành nghềhơn do họ lặp lại cùng một thao tác nhiều lần; 2) người lao động không phải mất thời gian chuyển từ việc sản xuất sản phẩm này sang sản phẩm khác và 3) do làm một công việc lâu dài, người lao động sẽ nảy sinh ra các sáng kiến, đề xuất các
phương pháp làm việc tốt hơn.
Tuy nhiên, một nước nên chuyên môn hoá về những sản phẩm nào? Mặc dù A.Smith cho rằng thị trường chính là nơi quyết định, nhưng ông ta vẫn nghĩ rằng lợi thế của một nước có thể là lợi thế tự nhiên hay do nỗ lực của nước đó.
- Lợi thế tựnhiên liên quan đến các điều kiện khí hậu và tựnhiên. Điều kiện tự
nhiên có thể đóng vai trò quyết định trong việc sản xuất có hiệu quả rất nhiều sản phẩm như cà phê, chè, cao su, dừa…, các loại khoáng sản.
- Lợi thế do nỗ lực là lợi thế có được do sự phát triển của kỹ thuật và sự lành nghề.
Ngày nay người ta thường buôn bán, trao đổi các loại hàng hoá đã được sản xuất
công phu hơn là các nông phẩm hay tài nguyên thiên nhiên nguyên khai hoặc sơ chế. Quy trình sản xuất những loại hàng hoá này phần lớn phụ thuộc vào “lợi thế do nỗ lực” thường là kỹ thuật chế biến là khảnăng sản xuất các loại sản phẩm khác nhau, khác biệt với những thứ khác. Ví dụ, Đan Mạch xuất khẩu đĩa bạc không phải vì nước này có nguồn mỏ bạc dồi dào mà do họ có thể sản xuất được những đĩa bạc thật đặc biệt. Lợi thế về kỹ thuật chế biến là khả năng chế tạo các sản phẩm đồng nhất có hiệu quả hơn. Ví dụ Nhật Bản là nước phải nhập khẩu sắt và than, hai thành phần quan trọng cần thiết cho quá trình sản xuất thép. Nhưng nhờ có được quy trình chế biến thép tiết kiệm được nguyên liệu trên và lao động nên các nhà sản xuất thép Nhật Bản rất thành công trong cạnh tranh trên thị trường.
Lợi thế tuyệt đối đề cập tới sốlượng của một loại sản phẩm có thểđược sản xuất ra, sử dụng cùng một nguồn lực ởhai nước khác nhau. Một nước được coi là có lợi thế
tuyệt đối so với nước kia, trong việc sản xuất hàng hoá A khi cùng một nguồn lực có thể sản xuất được nhiều sản phẩm A ở một nước thứ nhất hơn là nước thứ hai.
Giả sử Lào có lợi thế tuyệt đối so với Hàn Quốc trong một loại hàng hoá, trong khi Hàn Quốc lại có lợi thế tuyệt đối so với Lào một loại hàng hoá khác.
Đó là trường hợp lợi thế tuyệt đối tương hỗ. Mỗi nước đều có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất một loại sản phẩm. Trong trường hợp như thế, tổng sản phẩm của cả hai nước có thể tăng lên (so với nền kinh tế tự cung tự cấp) nếu mỗi nước chuyên môn hoá sản xuất loại sản phẩm mà nước đó có lợi thế tuyệt đối.
Ví dụ sau đây đưa ra tình huống giảđịnh về sản lượng lúa gạo và vải vóc ở Lào và Hàn Quốc. Trong ví dụ này, sản lượng thế giới về cả lúa gạo và vải vóc đều tăng
lên khi mỗi nước sản xuất nhiều hơn những hàng hoá mà nước đó có lợi thế tuyệt đối. Kết quả là sẽ có nhiều lúa gạo và vải vóc cùng một chi phí về nguồn lực. Do chuyển
đổi nguồn lực đầu vào vào việc sản xuất gạo ở Lào và vải ở Hàn Quốc, quá trình chuyên môn hoá sẽ làm tăng sản lượng cả hai hàng hoá đó. Khi Lào và Hàn Quốc chuyên môn hoá sản xuất những sản phẩm mà mình có lợi thế thì quá trình chuyên
môn hoá đó sẽ có thể làm tăng sản lượng của cả hai loại hàng hoá. Ở ví dụ này, trình 20
bày sựthay đổi về sản lượng do chuyển một đơn vị nguồn lực từ việc sản xuất vải sang việc sản xuất lúa gạo sang việc sản xuất vải Hàn Quốc. Sản lượng trên thế giới sẽtăng
5 tạ lúa và 4 m 2 vải, trên toàn thế giới sẽ có lợi ích do chuyên môn hoá. Trong trường hợp này càng có nhiều sự chuyển đổi nguồn lực sang sản xuất lúa ở Lào và càng có nhiều sự chuyển đổi nguồn lực sang sản xuất vải ở Hàn Quốc thì lợi ích càng lớn.
Những lợi ích này của việc chuyên môn hoá sẽ khiến những lợi ích của ngoại
thương trở thành hiện thực. Lào sẽ sản xuất nhiều lúa gạo và Hàn Quốc thì sản xuất
được nhiều vải hơn so với trước khi hai nước này còn ở trong tình trạng tự cung tự
cấp. Như vậy, Lào sẽ phải sản xuất nhiều lúa gạo và ít vải hơn so với nhu cầu của
người tiêu dùng ở Lào và Hàn Quốc sẽ sản xuất nhiều vải và ít lúa gạo hơn so với nhu cầu người tiêu dùng ở Hàn Quốc. Nếu người tiêu dùng ở cả hai nước muốn có vải và lúa gạo theo một tỷ lệ mong muốn thì Hàn Quốc cần phải xuất khẩu quần áo sang Lào và nhập lúa gạo từ Lào.