Nhóm giải pháp các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược xuất khẩu

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP để HOÀN THIỆN CHIẾN lược XUẤT KHẨU cà PHÊ của các DOANH NGHIỆP TỈNH CHAMPASAK đến năm 2020 và tầm NHÌN 2025 (Trang 83)

M 30T Ở ĐẦU

3.2.1.2Nhóm giải pháp các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược xuất khẩu

Giải pháp các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô - Nhân tố pháp luật

Chưa cho phép nhà đầu tư nước ngoài góp vốn đầu tư xây dựng nhà máy chế biến cà phê để bảo hộ doanh nghiệp trong nước đủ sức mạnh để cạnh tranh trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện nghiêm về việc kiểm tra người nước ngoài tổ chức kinh doanh bất hợp pháp đúng theo luật đầu tư là vốn thấp nhất là 1 tỷ kíp và không nằm trong danh mục ngành nghề chỉ dành cho công dân Lào kinh doanh, đặc biệt là

trong lĩnh vực ngành cà phê bằng cách: nếu chưa đạt điều kiện thì lập biên bản trong thời hạn 3 tháng phải giải quyết xong các chi phí, hàng hóa rồi phải đóng cửa và trởvề nước, nếu có số vốn đầu tư tối thiểu là 250 triệu kíp thì cấp giấy phép kinh doanh tạm thời một năm, trong vòng 1 năm phải thực hiện đúng theo luật đầu tư và các qui định của Nhà nước Lào. khi đến thời hạncơ quan có thẩm quyền sẽ xử lý nghiêm theo pháp luật.Còn đối với những người không nằm trong danh sách thì xử lý nghiêm theo pháp

luật.

- Nhân tố văn hóa, xã hội

Nhà nước có thể tổ chức các chương trình để các doanh nghiệp tham gia phong

trào tìm hiểu về văn hóa , thị hiếu khách hàng và thị trường của các nước.

- Nhân tố kinh tế

Chúng ta phải xác định rõ thị trường có thu nhập trung bình đến khá, hy vọng sẽ thâm nhập được thị trường Nhật Bản, EU, Mỹ và các nước phát triển, xác định mục tiêu để tập trung sản phẩm có chất lượng, giá cả hợp lý, phù hợp với thị hiếu khách hàng và đáp ứng yêu cầu thị trường.

- Nhân tố nguồn lực và tài nguyên thiên nhiên quốc gia

Mỗi quốc gia đều có năng lực, lợi thế về nguồn lực và điều kiện tài nguyên thiên nhiên khác nhau nhưng các quốc gia phải có các giải pháp để hoàn thiện chiến lược xuất khẩu cà phê cho phù hợp với quốc gia đó một cách bền vững.

Nâng cao nhận thức phát triển cà phê một cách bền vững gắn chặt với các lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường có ý nghĩa quyết định đối với ngành cà phê nói riêng và nền kinh tế nói chung. Do đó, cần tiếp tục tuyên truyền, vận động các hộ gia đình, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, tổ chức đào tạo các chuyên gia cà phê, trung tâm phát triển cà phê, đào tạo tập huấn cho bà con nông dân, giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường, nâng cao trình độ kiến thức xuất khẩu với nước ngoài của các doanh nghiệp trong nước song song với việc kiểm tra, xử lý nghiêm trị của Nhà nước để đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng thân thiện với môi trường.

Quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh cà phê, quy hoạch khu vực đầu tư nhà máy, thiết bị chế biến, hệ thống bảo quản cà phê xuất khẩu... trên cơ sở khoa học, có tầm nhìn xa, chú trọng việc bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên như: đất đai, nước, môi trường sinh thái.

- Nhân tố khoa học và công nghệ

Vì những tiến bộ khoa học và công nghệ mới trong nước và thế giới đang và sẽ được áp dụng nhanh vào sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến sẽ là những tác nhân mạnh mẽ tạo ra bước ngoặc mới không chỉ trong lĩnh vực sản xuất mà cả trong lĩnh vực kinh doanh, ngành cà phê tại tỉnh Champasak thì khoa học và công nghệ trong nông nghiệp giữ vai trò chủ lực và nòng cốt, ngành khoa học và công nghệ trong nông nghiệp đã đầu tư kinh phí cho sự nghiệp phát triển cây cà phê từ khâu chọn giống đến khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến cho đến việc bán hàng. Vai trò của khoa học và công nghệ thể hiện rõ trong việc nghiên cứu cây giống, ghép chồi, nghiên cứu quá trình phát triển qúa trình kỹ thuật và phổ biến kiến thức cho người dân trồng

cà phê. Nhà nước phải nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm các nước để tổ chức đào tạo, giới thiệu, hướng dẫn và không ngừng nghiên cứu các công nghệ áp dụng trong ngành nông nghiệp, xây dựng viện nghiên cứu và phát triển chuyên ngành cà phê.

- Nhân tố chính trị

Nền chính trị trong nước ổn định, Nhà nước tiếp tục đàm phán song phương và đa phương gia nhập các tổ chức quốc tế như: AEC, ICO, hợp tác và phát triển với các nước hai bên cùng có lợi.

- Nhân tố cạnh tranh kinh tế quốc tế

Vì sự cạnh tranh trên kinh tế ngày càng khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong nước và thế giới đặc biệt là cạnh tranh trong lĩnh vực cà phê. Chính phủ Lào nói chung, Chính quyền tỉnh Champasak phải tổ chức hợp lý hoạt động xuất khẩu, trong

thời gian chuẩn bị hội nhập kinh tế quốc tế phải bảo hộvà tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước để chuẩn bị sẵn sàng đủ năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.

Giải pháp các nhân tố thuộc môi trường vi mô - Nhân tố tài chính

Doanh nghiệp của tỉnh hầu hết đều hạn chế về vốn, xuất khẩu cà phê đòi hỏi khoảnvốn lớn, đầu tư dài hạn, đồng thời mặt hàng cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh. Chính phủ và chính quyền của tỉnh phối hợp với Ngân hàng có thể thành lập quỹ hỗ trợ phát triển cà phê, cấp tín dụng cho việc sản xuất, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến cho đến khâuthu mua để xuất khẩu với mức lãi suất thấp, dài hạn.

Năm nào bà con nông dân hoặc doanh nghiệp bị rủi ro vì thiên tai, cà phê mất giá thì Ngân hàng có thể có chính sách hỗ trợ chia sẻ về lợi ích kinh tế, góp phần phát triển ngành cà phê tỉnh Champasak đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

- Nhân tố hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật của doanh nghiệp

Hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu cà phê, khi chúng ta xuất khẩu không đạt tiêu chuẩn chất lượng, sản phẩm không đồng đều, mất nhiều thời gian trong việc cung cấp hàng hóa thì sẽ làm mất uy tín từ phía khách hàng. Nhà nước có chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực đầu tư có thể đổi mới công nghệ không tính thuế nhập khẩu các dây chuyền công nghệ, đồng thời các doanh nghiệp phải tự mình nâng cao trình độ kiến thức về khoa học và công nghệ, biết học hỏi kinh nghiệm phương thức xuất khẩu của các nước phát triển để phát triển doanh nghiệp của mình. Đối với doanh nghiệp nào chưa đủ năng lực về hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật thì có thể liên hệ hoặc phối hợp với công tycó năng lựcđể chế biến sản phẩm đem lại giá trị kinh tế cao hơn và tránh tình huống làm mất

uy tín thương hiệu cà phê của tỉnh Champasak.

- Nhân tố nguồn nhân lực của các doanh nghiệp tỉnh Champasak

Chúng ta nên đầu tư đào tạo cán bộ chuyên gia nghiên cứu sâu về ngành cà phê, đào tạo cán bộ theo dõi giúp bà con nông dân, xây dựng trung tâm nghiên cứu phát triển cà phê, trung tâm nghiên cứu sản xuất sản phẩm và các công cụ sử dụng trong ngành nông nghiệp. Vì hiện nay trình độ bà con nông dân nói chung còn thấp hơn so

với các nước trong khu vực cũng như quốc tế, thiếu số lượng lao động có trình độ, thiếu lao động có tay nghề, thiếu lao động có chất lượng, ngược lại thị trường lại có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm có chất lượng, đảm bảo số lượng, thời gian và giá cả hợp lý.

Dẫn đến tình trạng nhập khẩu lao động trái phépở các vườn cà phế, nhà máy chế biến (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cà phê. Chính phủ có thể đầu tưxây dựng trường dạy nghề, quản lý chặt chẽ việc sử dụng lao động trái phép, Nhà nước có thể có chính sách bắt buộc các doanh nghiệp từ đó các doanh nghiệp có thể cử nhân viên của mình cùng tham gia, học hỏi kinh nghiệm thực tế, cùng tham gia điều hành bộ máy thì dần dần họ cũng sẽ tiến bộ.

Hiện nay tỉnh Champasak đang thực hiện theo Nghị định số 03/CP, ngày 16/3/2011 của Chính phủ về định hướng và giải quyết vấn đề người nước ngoài kinh doanh buôn bán và lao động trái phép tại Lào[37]. Các cơ quan có thẩm quyền đang

phối hợp kiểm tra tổng hợp danh sách những người không đủ điều kiện để trả về nứớc của họ và đối với những người đủ điều kiện có thể khuyến khích thực hiện theo luật đầu tư của Lào. Nhà nước đào tạo nghề, trình độ chuyên môn cho lao động Lào, xây dựng chính sách lao động tạo điều kiện cho lao động Lào học hỏi lao động nước ngoài. Đồng thời các doanh nghiệp của Lào phải lên kế hoạch đào tạo nhân viên Lào trong đơn vị của mình để đủ năng lực thay thế lao động nước ngoài khi đến thời gian hết hợp đồng và chính bản thân người lao động của Lào cũng nên nhiệt tình học tập tự cố gắng, phấn đấu đưa bản thân mình đủ năng lực, trình độ để đáp ứng công việc.

- Nhân tố hệ thống giao thông vận tải

Vì hệ thống đường xã từ làng dân đến vườn cà phê vẫn là đường đất đỏ, khi đến mùa mưa khó đi lại, một số vùng chưa có hệ thống thủy lợi và một số vùng Nhà nước đã đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi rồi nhưng thiếu kiểm tra, chưa sử dụng hết công suất của máy bơm nước làm cho máy hư hỏng, bị ăn cắp nên Nhà nước cùng bà con nông dân phải quan tâm, quản lý tốt để tránh lãng phí vốn đầu tư Nhà nước.

Hiện tại hệ thống đường xuất khẩu hàng hóa vẫn còn chật hẹp không có đường bên ngoài thành phố làm cho đường dễ hư hỏng, nguy hiểm và mất vệ sinh đường phố, Nhà nước nên mở rộng đường phố, thực hiện việc khảo sát, thẩm định dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bên ngoài thành phố gắn liền với lợi ích kinh tế, xã hội cao hơn.

- Nhân tố quản lý tiêu chuẩn và chất lượng

Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào quá trình sản xuất, muốn có quá trình sản xuất cà phê tốt thì chúng ta phải quản lý tốt, nếu quản lý tốt thì chất lượng sản phẩm cà phê cũng tốt. Vìvậy, có thể nói qủan lý tiêu chuẩn và chất lượng chính là chất lượng quản trị thì khi đó sẽ đảm bảo tiêu chuẩn sản phẩm xuất khẩu.

Hiện nay nhu cầu tiêu thụ và hàng rào phi thuế quan ngày càng tăng nên Nhà nước cũng như các doanh nghiệp phải quan tâm đầu tư vềchất lượng sản phẩm, muốn đạt tiêu chuẩn chất lượng thì chúng ta có thể liên hệ với tổ chức về quản lý chất lượng quốc tế như: ISO để hướng dẫn thực hiện các nguyên tắc quản lý chất lượng cà phê.

Tóm tắt lại các giải pháp hoàn thiện chiến lược xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp tỉnh Champasak như sau:

- Giải pháp tốt nhất là chính sách Nhà nước để thu hút và quản lý tốt các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê song song với việc đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng trường,

trung tâm nghiên cứu phát triển ngành cà phê, nghiên cứu khoa học và công nghệ để áp dụng trong ngành nông nghiệp nói chung, nói riêng là ngành cà phê.

- Quy hoạch lại và trồng mới hoặc thay thế cây trồng khác những vườn cà phê cũ, già cỗi, kém hiệu quả.

- Hợp tác và phát triển trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

- Ổn định trường hiện có và phát triển thị trường mới.

- Sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường, tổ chức phát triển ngành cà phê gắn liền với du lịch sinh thái.

- Áp dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, tổ chức quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế để thương hiệu cà phê của các doanh nghiệp tỉnh Champasak có uy tín trên thị trường thế giới.

- Xây dựng và phát triển hệ thống vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, đồng thời đàm phán với các nước như: Việt Nam và Thái Lan để tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao hàng qua cảngbiển xuất khẩu.

- Tổ chức thường xuyên các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bã sản phẩm cà phê của các doanh nghiệp tỉnh Champasak.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP để HOÀN THIỆN CHIẾN lược XUẤT KHẨU cà PHÊ của các DOANH NGHIỆP TỈNH CHAMPASAK đến năm 2020 và tầm NHÌN 2025 (Trang 83)