M 30T Ở ĐẦU
1.2.3.2 Các nhân tố thuộc môi trường vi mô
Nhân tố tài chính
Tài chính là phạm trù kinh tế, phản ánh các quan hệ phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị. Phát sinh trong quá trình hình thành, tạo lập, phân phối các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu của các chủ thể ở mỗi điều kiện nhất định.
Nhân tố hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật của doanh nghiệp
Các nhân tố này phản ánh năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp, nó bao gồm các nguồn vật chất cho sản xuất, các nguồn tài nguyên, nhiên liệu các nguồn tài chính đang phục vụ cho việc xuất khẩu của doanh nghiệp và các năng lực của nó phục vụ cho tương lai.
Nhân tố nguồn nhân lực
- Có nhiều từ như: nguồn lực, tiềm lực, tài nguyên, nguồn cung cấp, … gọi chung
là “nguồn lực”.Một cách tổng quát, nguồn lực của một quốc gia, được hiểu là toàn bộ các yếu tố vật chất và tinh thần đã, đang và sẽ tạo ra sức mạnh cho sự phát triển của quốc gia đó. Như vậy, khái niệm nguồn lực có phạm vi rất rộng và có biểu hiện hết sức phong phú và đa dạng.
- Nguồn lực bao gồm cả yếu tố vật chất lẫn yếu tố tinh thần. Nguồn lực không chỉ là các yếu tố đã và đang tạo ra sức mạnh, mà còn bao gồm cả các yếu tố ở dạng tiềm năng sẽ tạo ra sức mạnh. Nguồn lực không chỉ nói lên sức mạnh, mà còn chỉ ra nơi bắt đầu, nơi phát sinh, nơi cung cấp sức mạnh ấy. Nguồn lực không chỉ biểu hiện qua số lượng, chất lượng, mà còn biểu hiện qua sự biến đổi của các nhântố đó.
Nhân tố hệ thống giao thông vận tải
Các tuyến 35Tđường bộ35T, 35Tđường sắt35T, 35Thàng không35T trong mạng lưới giao thông tỉnh Champasak chủ yếu theo hướng Tây, Bắc Nam, còn các tuyến đường thủy nội địa thì chưa phát triển, vì Lào không có biển, đường thủy chính là sông Mê kông. Hàng hóa
xuất khẩu chủ yếulà vận chuyển bằng đường bộ qua cảng của nước lân cận như: Thái Lan và Việt Nam để xuất khẩu sang các nứớc trên thế giới.
Nhân tố quản lý tiêu chuẩn và chất lượng
17T
- Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động KT XH nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này.Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng, như: ISO là bộ tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng qủan lý chất lượng, TCVN là
tiêu chuẩn Việt Nam, Lao Standard là tiêu chuẩn của Lào…
- Quản lý chất lượng là các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát một tổ chức về 35Tchất lượng35T. Việc định hướng và kiểm soát về chất lượng nói chung bao gồm lập chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng, hoạch định chất lượng, kiểm
soát chất lượng, 35Tđảm bảo chất lượng35Tvà cải tiến chất lượng. Có thể nói là quản lý chất lượng chính là chất lượng quản trị.