Lý thuyết cạnh tranh

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP để HOÀN THIỆN CHIẾN lược XUẤT KHẨU cà PHÊ của các DOANH NGHIỆP TỈNH CHAMPASAK đến năm 2020 và tầm NHÌN 2025 (Trang 31)

M 30T Ở ĐẦU

1.2.4 Lý thuyết cạnh tranh

1.2.4.1 Quan niệm của các học giả trọng thương (Mercantilism)

Theo lý thuyết trọng thương, các nước nên xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu. Đại diện cho những người theo chủ nghĩa trọng thương là: Jean Bodin, Melon (người

Pháp), Thomax Mun, Josias Chlild (người Anh).

Lý thuyết trọng thương là một lý thuyết làm nền tảng cho các tư duy kinh tế từ năm 1500 đến 1800. Lý thuyết này cho rằng sự phồn vinh của một quốc gia được đo

bằng lượng tài sản mà quốc gia đó cất giữ, thường được tính bằng vàng. Theo lý thuyết này, Chính phủ nên xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu và nếu thành công họ sẽ nhận

được giá trị thặng dư mậu dịch được tính theo vàng từ một nước hay các nước bị thâm hụt. Các quốc gia đã xuất hiện trong suốt khoảng từ năm 1500 đến 1800 và vàng là

phương tiện để củng cố quyền lực của các Nhà nước trung ương. Vàng được đầu tư vào quân đội hay các thể chế quốc gia nhằm cấu kết lòng trung thành của dân chúng vào quốc gia mới bằng cách làm giảm đi các mối quan hệ với các đơn vị truyền thống

như các đô thị, phường hội, tôn giáo.

Nhưng làm thế nào để một nước có thể xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu?

Trước hết, buôn bán được thực hiện bởi các công ty độc quyền của Nhà nước. Sự

hạn chế được áp đặt vào hầu hết hoạt động nhập khẩu và nhiều hoạt động xuất khẩu

được trợ cấp.

Thứ hai, các cường quốc thực dân cố tìm cách đạt được thặng dư mậu dịch với các thuộc địa của họ. Họ coi đây như là một phương tiện khác để có thêm thu nhập. Họ thực hiện điều này không chỉ bằng cách giữ độc quyền các quan hệ thương mại thực dân mà còn ngăn cản các nước thuộc địa sản xuất. Do đó mà các nước thuộc địa phải xuất khẩu nguyên liệu thô, kém giá trị hơn và nhập khẩu các sản phẩm có giá trị cao hơn. Lý thuyết trọng thương mang lại lợi ích cho các cường quốc thực dân. Chính sách ngoại thương của Nhà nước theo lý thuyết trọng thương theo hướng:

- Giá trị xuất khẩu phải càng nhiều càng hay, nghĩa là không những số lượng hàng hoá xuất khẩu phải nhiều, mà còn phải cố gắng xuất khẩu những hàng hoá có giá trị cao ưu tiên hơn hàng hoá có giá trị thấp. Người ta đánh giá thấp việc xuất khẩu nguyên liệu và cố sử dụng nguyên liệu để sản xuất trong nước rồi đem xuất khẩu thành phẩm.

- Giữ nhập khẩu ở mức độ tối thiểu, dành ưu tiên cho nhập khẩu nguyên liệu so với thành phẩm. Hạn chế hoặc cấm nhập khẩu thành phẩm, nhất là hàng xa xỉ.

- Khuyến khích chở hàng bằng tàu của nước mình, vì vừa bán được hàng mà còn

được cả những món lợi khác như cước vận tải, phí bảo hiểm.

Ảnh hưởng của lý thuyết trọng thương đã bị mờ nhạt đi sau năm 1800. Các cường quốc thực dân ít hạn chế sự phát triển khảnăng công nghiệp ở các thuộc địa của họ, nhưng các thủ đoạn hợp pháp vẫn buộc chặt quan hệ thương mại của các nước thuộc địa với “chính quốc”.

Lào, giống như nhiều nước khác, đã giành được độc lập và giải phóng đất nước

năm 1975, đã bắt đầu xây dựng cơ cấu sản xuất và chiến lược thương mại gần giống

như những ý tưởng trong thời hoàng kim của lý thuyết trọng thương.

Cán cân thương mại thuận lợi (xuất siêu) chưa hẳn là một tình trạng có lợi

Một số khái niệm của thời trọng thương ngày nay vẫn tiếp tục tồn tại. Chẳng hạn, thuật ngữ Cán cân thương mại thuận sai vẫn được sử dụng để chỉ xuất khẩu của một

nước nhiều hơn nhập khẩu. Cán cân thương mại nghịch sai để chỉ tình trạng thâm hụt trong thương mại. Nhiều khái niệm bị dùng sai. Ví dụ: Từ thuận sai có hàm ý lợi ích, trong khi từ nghịch sai chỉ hoàn cảnh bất lợi. Thực ra, cán cân thương mại thặng dư chưa hẳn là có lợi và cán cân thương mại thâm hụt chưa chắc là không tốt. Nếu một

nước có cán cân thương mại thặng dư hay cán cân thương mại thuận lợi thì khi đó

nước này nhận hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoài vào ít hơn trị giá hàng hoá và dịch vụ họ gửi đi.

Trong giai đoạn chủ nghĩa trọng thương, khoản chênh lệch này được thanh toán bằng vàng. Nhưng ngày nay, khoản chênh lệch thường được thanh toán bằng tín dụng cấp cho nước bị thâm hụt. Nếu khoản tín dụng này không được trả trong thời gian quy

định thì hiện trạng cán cân thương mại này thực sự trở thành điều bất lợi cho nước thặng dư mậu dịch.

Trong những năm gần đây, thuật ngữ “chủ nghĩa trọng thương mới” xuất hiện

(Neomercantilism) được sử dụng để mô tả những nước muốn đạt được cán cân thanh toán thuận sai nhằm cố gắng đạt được mục tiêu kinh tế hay xã hội nào đó. Chẳng hạn:

Để có được việc làm đầy đủ cho người dân, một nước sẽ sản xuất vượt quá nhu cầu

trong nước và xuất khẩu phần dư thừa ra nước ngoài. Hoặc một quốc gia muốn có ảnh

hưởng chính trị tại một vùng nào đó, họ đưa vào vùng này số hàng hoá dịch vụ nhiều

hơn số hàng hoá dịch vụ mà họ nhận được từ vùng ấy.

1.2.4.2 Quan điểm của Adam Smith (lý thuyết lợi thế tuyệt đối –Absolute

Advantage)

Theo Adam Smith (1723- 1790), “Sự giàu có của một quốc gia phụ thuộc vào số

hàng hoá và dịch vụ có sẵn hơn là phụ thuộc vào vàng”.

Tại sao các nước cần phải giao dịch buôn bán với nhau? Tại sao Lào (hay bất kỳ

một quốc gia nào khác) không bằng lòng với hàng hoá và dịch vụ sản xuất ra tại nước mình?

Vào những năm của thế kỷ thứ 15, 16, 17 nhiều quốc gia theo chính sách chủ nghĩa trọng thương đã cố gắng thực hiện tự cung, tự cấp bằng cách tự sản xuất hàng

hoá trong nước.

Trong cuốn “Sự giàu có của các quốc gia”, xuất bản năm 1776, Adam Smith đã

nghi ngờ về giả thuyết của chủ nghĩa trọng thương cho rằng sự phồn vinh của một

nước phụ thuộc vào số châu báu mà nước đó tích trữđược. Thay vào đó, ông cho rằng sự giàu có thực sự của một nước là tổng số hàng hoá và dịch vụ có sẵn ở nước đó.

Ông cho rằng những quốc gia khác nhau có thể sản xuất những loại hàng hoá khác nhau có hiệu quảhơn những thứ khác.

Adam Smith cho rằng nếu thương mại không bị hạn chế thì lợi ích của thương

mại quốc tế thu được do thực hiện nguyên tắc phân công. Ông phê phán sự phi lý của những hạn chế của lý thuyết trọng thương và chứng minh rằng mậu dịch sẽ giúp cả hai

bên gia tăng gia sản - hiểu theo ý lợi tức thực sự - qua việc thực thi một nguyên tắc cơ

bản: Nguyên tắc phân công.

Trong cuốn “The Wealth of Nations - Sự giàu có của một quốc gia”, A.Smith cho rằng: Phương ngôn của mọi người chủ gia đình khôn ngoan là không bao giờ tự sản xuất lấy những gì mà nếu đi mua sẽđược rẻhơn. Người thợ may không khi nào hì hục

đóng đôi giày, mà thường đi mua ởngười thợ giày. Và người thợgiày cũng không cần loay hoay cắt may, mà nhờ anh thợ may may hộ. Người nông dân không tự làm lấy hai thứ trên, mà nhờ vào các tay thợ khéo. Mọi người đều có lợi khi chăm chú làm công

việc mình có lợi thếhơn láng giềng, và dùng một phần số sản phẩm của mình hay tiền

bán được số sản phẩm ấy đểđi mua mọi thứ cần dùng khác.

Những gì trong sinh hoạt cá nhân được coi là khôn ngoan ít khi nào lại là một

điều rồ dại đối với quốc gia. Nếu một nước ngoài có thể cung cấp một loại hàng rẻ hơn là khi ta tự sản xuất, thì tốt hơn hết nên đi mua loại hàng ấy, dành thì giờ chuyên chú vào một hoạt động khác mà ta có lợi hơn, để bán lấy tiền chi dùng.

Theo A.Smith, nếu quốc gia chuyên môn hoá vào những ngành sản xuất mà họ

có lợi thế tuyệt đối thì cho phép họ sản xuất sản phẩm với chi phí hiệu quả hơn nước khác.

Nhờ sựchuyên môn hoá các nước có thểgia tăng hiệu quảdo: 1) người lao động sẽ lành nghềhơn do họ lặp lại cùng một thao tác nhiều lần; 2) người lao động không phải mất thời gian chuyển từ việc sản xuất sản phẩm này sang sản phẩm khác và 3) do làm một công việc lâu dài, người lao động sẽ nảy sinh ra các sáng kiến, đề xuất các

phương pháp làm việc tốt hơn.

Tuy nhiên, một nước nên chuyên môn hoá về những sản phẩm nào? Mặc dù A.Smith cho rằng thị trường chính là nơi quyết định, nhưng ông ta vẫn nghĩ rằng lợi thế của một nước có thể là lợi thế tự nhiên hay do nỗ lực của nước đó.

- Lợi thế tựnhiên liên quan đến các điều kiện khí hậu và tựnhiên. Điều kiện tự

nhiên có thể đóng vai trò quyết định trong việc sản xuất có hiệu quả rất nhiều sản phẩm như cà phê, chè, cao su, dừa…, các loại khoáng sản.

- Lợi thế do nỗ lực là lợi thế có được do sự phát triển của kỹ thuật và sự lành nghề.

Ngày nay người ta thường buôn bán, trao đổi các loại hàng hoá đã được sản xuất

công phu hơn là các nông phẩm hay tài nguyên thiên nhiên nguyên khai hoặc sơ chế. Quy trình sản xuất những loại hàng hoá này phần lớn phụ thuộc vào “lợi thế do nỗ lực” thường là kỹ thuật chế biến là khảnăng sản xuất các loại sản phẩm khác nhau, khác biệt với những thứ khác. Ví dụ, Đan Mạch xuất khẩu đĩa bạc không phải vì nước này có nguồn mỏ bạc dồi dào mà do họ có thể sản xuất được những đĩa bạc thật đặc biệt. Lợi thế về kỹ thuật chế biến là khả năng chế tạo các sản phẩm đồng nhất có hiệu quả hơn. Ví dụ Nhật Bản là nước phải nhập khẩu sắt và than, hai thành phần quan trọng cần thiết cho quá trình sản xuất thép. Nhưng nhờ có được quy trình chế biến thép tiết kiệm được nguyên liệu trên và lao động nên các nhà sản xuất thép Nhật Bản rất thành công trong cạnh tranh trên thị trường.

Lợi thế tuyệt đối đề cập tới sốlượng của một loại sản phẩm có thểđược sản xuất ra, sử dụng cùng một nguồn lực ởhai nước khác nhau. Một nước được coi là có lợi thế

tuyệt đối so với nước kia, trong việc sản xuất hàng hoá A khi cùng một nguồn lực có thể sản xuất được nhiều sản phẩm A ở một nước thứ nhất hơn là nước thứ hai.

Giả sử Lào có lợi thế tuyệt đối so với Hàn Quốc trong một loại hàng hoá, trong khi Hàn Quốc lại có lợi thế tuyệt đối so với Lào một loại hàng hoá khác.

Đó là trường hợp lợi thế tuyệt đối tương hỗ. Mỗi nước đều có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất một loại sản phẩm. Trong trường hợp như thế, tổng sản phẩm của cả hai nước có thể tăng lên (so với nền kinh tế tự cung tự cấp) nếu mỗi nước chuyên môn hoá sản xuất loại sản phẩm mà nước đó có lợi thế tuyệt đối.

Ví dụ sau đây đưa ra tình huống giảđịnh về sản lượng lúa gạo và vải vóc ở Lào và Hàn Quốc. Trong ví dụ này, sản lượng thế giới về cả lúa gạo và vải vóc đều tăng

lên khi mỗi nước sản xuất nhiều hơn những hàng hoá mà nước đó có lợi thế tuyệt đối. Kết quả là sẽ có nhiều lúa gạo và vải vóc cùng một chi phí về nguồn lực. Do chuyển

đổi nguồn lực đầu vào vào việc sản xuất gạo ở Lào và vải ở Hàn Quốc, quá trình chuyên môn hoá sẽ làm tăng sản lượng cả hai hàng hoá đó. Khi Lào và Hàn Quốc chuyên môn hoá sản xuất những sản phẩm mà mình có lợi thế thì quá trình chuyên

môn hoá đó sẽ có thể làm tăng sản lượng của cả hai loại hàng hoá. Ở ví dụ này, trình 20

bày sựthay đổi về sản lượng do chuyển một đơn vị nguồn lực từ việc sản xuất vải sang việc sản xuất lúa gạo sang việc sản xuất vải Hàn Quốc. Sản lượng trên thế giới sẽtăng

5 tạ lúa và 4 m 2 vải, trên toàn thế giới sẽ có lợi ích do chuyên môn hoá. Trong trường hợp này càng có nhiều sự chuyển đổi nguồn lực sang sản xuất lúa ở Lào và càng có nhiều sự chuyển đổi nguồn lực sang sản xuất vải ở Hàn Quốc thì lợi ích càng lớn.

Những lợi ích này của việc chuyên môn hoá sẽ khiến những lợi ích của ngoại

thương trở thành hiện thực. Lào sẽ sản xuất nhiều lúa gạo và Hàn Quốc thì sản xuất

được nhiều vải hơn so với trước khi hai nước này còn ở trong tình trạng tự cung tự

cấp. Như vậy, Lào sẽ phải sản xuất nhiều lúa gạo và ít vải hơn so với nhu cầu của

người tiêu dùng ở Lào và Hàn Quốc sẽ sản xuất nhiều vải và ít lúa gạo hơn so với nhu cầu người tiêu dùng ở Hàn Quốc. Nếu người tiêu dùng ở cả hai nước muốn có vải và lúa gạo theo một tỷ lệ mong muốn thì Hàn Quốc cần phải xuất khẩu quần áo sang Lào và nhập lúa gạo từ Lào.

1.2.4.3 Quan điểm của David Ricardo (Lợi thế so sánh – Comparative

Advantage)

+ Lợi ích thương mại vẫn diễn ra ở những nước có lợi thế tuyệt đối về tất cả các sản phẩm vì các nước này cần phải hy sinh sản lượng kém hiệu quảđể sản xuất ra sản

lượng có hiệu quảhơn.

+ Hay nói cách khác những lợi ích do chuyên môn hoá và ngoại thương mang lại phụ thuộc vào lợi thế so sánh chứ không phải lợi thế tuyệt đối.

Khi mỗi nước có lợi thế tuyệt đối so với nước khác về một loại hàng hoá, lợi ích của ngoại thương là rõ ràng. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu một nước có thể sản xuất có hiệu quảhơn nước kia trong hầu hết các mặt hàng ? Hoặc những nước không có lợi thế

tuyệt đối nào cả thì chỗ đứng của họ trong phân công lao động quốc tế là ở đâu? Và

ngoại thương diễn ra như thế nào với những nước này.

Trên thực tế đó là câu hỏi David Ricardo đưa ra từhơn 170 năm trước, và chính

ông đã trả lời câu hỏi đó trong tác phẩm nổi tiếng của mình “Những nguyên lý của kinh tế chính trị, 1817”. Trong tác phẩm này, D.Ricardo đã đưa ra một lý thuyết tổng

quát chính xác hơn về chế xuất hiện lợi ích trong thương mại quốc tế. Đó là lý thuyết về lợi thế so sánh. Ngày nay, lý thuyết của ông vẫn được các nhà kinh tế chấp nhận

như một tuyên bốcó căn cứ về những lợi ích tiềm tàng của thương mại quốc tế. 21

Theo David Ricardo cơ chế xuất hiện lợi ích trong thương mại quốc tế là:

- Mọi nước đều có lợi khi tham gia vào phân công lao động quốc tế. Bởi vì ngoại

thương cho phép mở rộng khảnăng tiêu dùng của một nước: do chỉ chuyên môn hoá vào sản xuất một số sản phẩm nhất định và xuất khẩu hàng hoá của mình để đổi lấy hàng nhập khẩu từnước khác.

- Những nước có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn hơn nước khác, hoặc bị kém lợi thế

tuyệt đối hơn so với nước khác trong việc sản xuất mọi sản phẩm, thì vẫn có lợi khi

tham gia vào phân công lao động quốc tế. Bởi vì mỗi nước có một lợi thế so sánh nhất

định về một số mặt hàng và kém lợi thế so sánh về một số mặt hàng.

Thoạt nghe, có vẻ lập luận trên là không thích hợp, nhưng một cách suy luận

không đơn giản có thể làm rõ lập luận của lý thuyết này. Giả thiết rằng một luật sư giỏi

cũng có khả năng làm việc của một cô văn thư, thư ký thành thạo. Vậy có kinh tế

không nếu luật sư đảm đương luân các công việc hành chính văn phòng? Hoàn toàn

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP để HOÀN THIỆN CHIẾN lược XUẤT KHẨU cà PHÊ của các DOANH NGHIỆP TỈNH CHAMPASAK đến năm 2020 và tầm NHÌN 2025 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)