Nhóm giải pháp mô hình chiến lược kinh doanh

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP để HOÀN THIỆN CHIẾN lược XUẤT KHẨU cà PHÊ của các DOANH NGHIỆP TỈNH CHAMPASAK đến năm 2020 và tầm NHÌN 2025 (Trang 81)

M 30T Ở ĐẦU

3.2.1.1 Nhóm giải pháp mô hình chiến lược kinh doanh

Giải pháp mô hình 5 lực lượng cạnh tranh

- Cạnh tranh giữa các công ty bán

Đối với sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước ngoài việc các công ty đầu tư sản xuất cà phê để xuất khẩu thì các công ty tổ chức thành lập nhóm người sản xuất tập hợp các hộ gia đình ký hợp đồng hỗ trợ các chi phí như phân bón, giống, kỹ thuật, các hộ gia đình có đất, lao động sau đó đến mùa thu hoạch bán lại cho công ty đã ký hợp đồng theo giá thỏa thuận. Không cho phép công ty hoặc thương nhân nước ngoài tổ chức thu mua tất cả các nơi để xuất khẩunếu có nhu cầu xuất khẩu thì phải tổ chức hỗ trợ các hộ gia đình các chi phí phân bón, giống, kỹ thuật sản xuất khi đến mùa thu hoạch thì chỉ thu mua được trong số lượng cà phê của các hộ gia đình mà mình tổ chức hỗ trợ và số lượng cà phê trong vườn của mình đã đầu tư và tuân theo các qui định của Lào. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước có cơ hội và thời gian sẵn sàng đủ năng lực cạnh tranh khi gia nhập AEC trong năm 2015.

Chúng ta cần phải hợp tác và phát triển, học hỏi bài học kinh nghiệm, mời họ sang để góp vốn đầu tư với họ hoặc gia công theo tiêu chuẩn công nghệ của họ và khai thác lợi thế mình đã có về sản phẩm của mình.

- Sản phẩm thay thế

Không cho phép xuất khẩu cà phê không qua giai đoạn chế biến, xúc tiến xuất khẩu cà phê chế biến, cà phê hòa tan. Hiện tại chỉ có công ty Đào Hương sản xuất ca

cao hòa tan để tăng thêm sự lựa chọn khách hàng.

- Người mua

Khai thác lợi thế về môi trường sản xuất, ổ định, phát triển thị trường đã có và

nâng cao khả năng cung cấp mặt hàng cà phê để tiếp tục thâm nhập thị trường mới có lợi hơn.

- Những nhà cung ứng đầu vào chính

Đất đai có vài trò rất quan trọng trong việc phát triển ngành cà phê trong nước, quy hoạch và giao một số khu vực cho bà con nông dân của từng làng bảo tồn và sử dụng một cách bền vững, vì lợi ích chung của bà con nông dân, đồng thời cũng quy hoạch khu dân cư tập trung ở các vùng để tiếp tục xây dựng hệ thống đường xã, hệ thống điện, hệ thống giáo dục, hệ thống y tế và các dịch vụ khác đến các vùng nông

thôn, vùng sâu vùng xa.

Tiến hành khảo sát diện tích, khu vực phù hợp trong việc sản xuất cà phê các vùng xác định tiêu chuẩn kỹ thuật và các phương pháp sản xuất cà phê cho bà con nông dân và các doanh nghiệp hoạt động theo hướng thân thiện với môi trường.

Đề nghị Chính quyền quy hoạch khu vực sản xuất cà phê, khu vực thu mua, chế biến cà phê để xuất khẩu như: huyện Paksong, xây dựng cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến cà phê hòa tan. Phải quy hoạch chính xác về khu vực sản xuất cà phê như là khu vực sản xuất cà phê sạch, giải quyết các vấn đề tranh chấp đất đai ảnh hưởng đến diện tích sản xuất cà phê. Tiến hành rà soát và điều chỉnh diện tích từng vùng chi tiết phát triển cà phê cho phù hợp với quy hoạch chung, chỉ đạo kiên quyết không để phát triển tự phát cà phê, đào tạo, tập huấn chuyên môn, cung

cấp tín dụng với lãi suất thấp, thời gian vay vốn dài hạn để ổn định nguồn đầu vào theo hướng phát triển.

- Các công ty mới có thể gia nhập ngành

Nhà nước đã mở cửa cho phép kêu gọi các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đến đầu tư sản xuất cà phê với điều kiện được hưởng ưu đãi cấp 1theo luật đầu tư của

Lào nên số lượng và chất lượng các công ty tham gia vào việc xuất khẩu cà phê ngày càng tăng.

Giải pháp ba chiến lược - Chiến lược ưu thế chi phí

Vì mùa mưa kéo dài từ tháng 3 đến tháng 12, lượng mưa bình quân 3.700 mm/năm nên tiết kiệm được chi phí tưới nước và phân bón nhưng hầu hết các máy móc thiết bị sử dụng trong ngành nông nghiệp đều nhập khẩunên Nhà nước có thể tìm cách giảm bớt chi phí này. Điều bất lợi nhất là việc vận chuyển cà phê xuất khẩu qua cảng biển sang các thị trường trên thế giới.

- Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm

Mặc dù quy mô hay số lượng hàng của các doanh nghiệp của tỉnh Champasak không thể so sánh với các doanh nghiệp của các nước nhưng chúng ta nên biết khai thác lợi thế mà mình có để hoàn thiện chiến lược hóa sản phẩm là: sản xuất thân thiện vớimôi trường, tổ chức phong trào không sử dụng hóa chất, sử dụng phân bón hữu cơ, Nhà nước phải quản lý chặt chẽ về việc nhập khẩu và sử dụng hóa chất trong ngành sản xuất cà phê, biến vườn cà phê thành khu du lịch thưởng thức những điều độc đáo của hương vị đặc biệt của cà phê Cao Nguyên Bolavên cộng với đặc sắc văn hóa dân tộc để cà phê của các doanh nghiệp tỉnh Champasak nằm trong lòng người tiêu dùng.

- Chiến lược khách hàng trọng tâm hóa

Tập trung sản xuất cà phê Arabica theo hướng thân thiện với môi trường và không xuất khẩu cà phê thô, thông qua giai đoạn chế biến chuyên sâu để đem lại lợi ích kinh tế cao hơn và dần dần xây dựng thương hiệu cà phê Lào, cà phê Cao Nguyên

Bolavên.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP để HOÀN THIỆN CHIẾN lược XUẤT KHẨU cà PHÊ của các DOANH NGHIỆP TỈNH CHAMPASAK đến năm 2020 và tầm NHÌN 2025 (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)