M 30T Ở ĐẦU
1.3.2 Từ kinh nghiệm các nước và sự vận dụng dẫn đến Bài học xuất
phê của các doanh nghiệp Lào (nói chung) và các doanh nghiệp tỉnh Champasak
(nói riêng)
Qua nghiên cứu bài học của các nước về việc xuất khẩu cà phê có thể rút được một số bài học để có thể áp dụng trong việc xuất khẩu cà phê cho các doanh nghiệp tỉnh Champasaknhư sau:
- Điều quan trọng nhất là việc đầu tư đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo độingũ cán bộ công nhân viên, xây dựng hệ thống giáo dục về ngành cà phê để họ trở thành chuyên gia có năng lực, bồi dưỡng, tập huấn cho bà con nông dân, hộ gia đình, các
đơn vị sản xuất cà phê, nghiên cứu và áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất theo hướng phát triểnbền vững, bảo đảm hiệu quả cao.
- Việc xuất khẩu cà phê phải quan tâm đến việc nghiên cứu và phát triển giống tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao, có khả năng chống kháng bệnh cao phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương và đáp ứng thị hiếu của thị trường.
- Việc xuất khẩu cà phê phải quan tâm đến năng suất cà phê đồng thời giảm chí
phí sản xuất, nhằm nâng cao chất lượng cà phê, học hỏi bài học kinh nghiệm của các nước đi trước đặc biệt là Việt Nam song song với việc giảm diện tích trồng cây cà phê, đặc biệt là cây cà phê Robusta như ở Việt Nam vàquy hoạch lại các vườn cà phê già cỗi, năng suất thấp thay thế bằng trồng mới hoặc chuyển sang trồng các loại cây trồng khác cho phù hợp và mang hiệu quả kinh tế cao hơn.
- Xây dựng hệ thống thông tin, sàn giao dịch để nắm được tình hình giá cả, thị trường tiêu thụ trên thế giới, tạo điều kiện thuận lợi để bà con nông dân, các doanh nghiệp tiếp tận với các thông tin.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, khẳng định giá trị sản phẩm cà phê thông qua việc tổ chức Lễ hội cà phê, Tuần lễ văn hóa cà phê, Giao lưu văn hóa cà
phê[15].
- Ở Paksong với điều kiện tự nhiên thiên nhiên rất phù hợp với việc phát triển khu du lịch sinh thái, hiện nay có tất cả 57 khu du lịch, trong đó: khu du lịch sinh thái có 38 khu du lịch, khu du lịch văn hóa có 10 khu du lịch và khu du lịch lịch sử có 9 khu du lịch, nên Paksong trở thành trung tâm các khu du lịch sinh thái, đặc biệt là thiết kế và xây dựng vườn cà phê làm nơi du lịch, tham quan vườn cà phê, thưởng thức bầu không khí trong sạch và mát mẻ.
Tóm tắt chương 1
Chương này đã nêu một số lý luận cơ bản về hoạch định chiến lược như: khái niệm về chiến lược kinh doanh, tiến trình hoạch định chiến lược, chiến lược kinh
doanh doanh nghiệp về xuất khẩu, các lý thuyết cạnh tranh như: quan điểm của các học giả trọng thương, lý thuyết lợi thế tuyệt đối, lợi thế so sánh, lý thuyết về giá trị quốc tế, mối tương quan của cầu, lý thuyết về tỷ lệ yếu tố, quan điểm của Các Mác về ngoại thương, chiến lược kinh doanh của M.Porter, Ma trận SWOT chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, bài học kinh nghiệm ở một số nước từ đó rút ra một số khái niệm để hoàn thiện chiến lược xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp tỉnh Champasak trong điều kiện tỉnh Champasak “vượt mặt” về doanh số. Điển hình đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê đặc biệt là các mô hình lý thuyết phân tích thực trạng của việc thực hiện chiến lược xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp tỉnh từ đó làm căn cứ để đề xuất một số mô hình phân tích thực trạng của việc thực hiện chiến lược xuất khẩu cà phê ở chương 2. Kết quả nghiên cứu của chương 1 là căn cứ quan trọng để phân tích, đánh giá kết quả thực hiện chiến lược xuất khẩu cà phê thông qua các mô hình, sự tồn tại, hạn chế và các nguyên nhân của nó.
Chương 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
TỈNH CHAMPASAK GIAI ĐOẠN 2007-2013