Chi phí là một trong hai nhân tố quan trọng ảnh hƣởng lớn đến lợi nhuận của công ty, cho nên việc xem xét tình hình thực hiện chi phí là đều cực kỳ quan trọng, nhằm hạn chế sự gia tăng chi phí, đồng thời có chiến lƣợc phù hợp làm giảm thiểu các loại chi phí đến mức thấp nhất. Do đó tình hình chi phí tại công ty cần đƣợc phân tích rõ ràng, chính xác.
Bảng 4.3 Tình hình chi phí của Công ty Nhân Lực giai đoạn 2011 – 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012
Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) GV hàng bán 13.828 74,8 23.807 74,9 15.464 77,7 9.979 72,2 (8.343) (35,0) CP tài chính 3.374 18,3 6.222 19,6 2.446 12,3 2.848 84,4 (3.776) (60,7) Trong đó: lãi vay 3.374 x 5.729 x 1.747 x 2.335 69,8 (3.982) (69,5) CP QLDN 1.264 6,8 1.758 5,5 1.986 10,0 494 39,1 228 13,0 CP khác 15 0,1 - - - - (15) (100,0) - - Tổng chi phí 18.481 100,0 31.787 100,0 19.896 100,0 13.306 72,0 (11.891) (37,4)
* Về cơ cấu chi phí:
Dựa vào bảng 4.2, ta thấy tổng chi phí của Công ty bao gồm các khoản: giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác. Tƣơng tự nhƣ trong cơ cấu doanh thu thì mỗi khoản mục chi phí sẽ chiếm giữ một tỷ trọng khác nhau trên tổng chi phí trong năm và có những biến động tăng giảm không giống qua từng năm. Giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí QLDN là các khoản mục ảnh hƣởng chủ yếu đến tình hình chi phí của công ty, ngoài ra còn khoản mục chi phí khác chiếm tỷ lệ không đáng kể và nhằm năm không có phát sinh. Thông qua 2 bảng 4.1 và 4.3 ta dễ nhận thấy đƣợc tình hình chung tổng chi phí tại Công ty giai đoạn 2011 – 2013 gần giống với tình hình chung tổng doanh thu tại công ty, đó là tổng chi phí năm 2012 tăng cao so với năm 2011 và đến sang năm 2013 thì lại giảm, nhƣng có sự khác nhau về tỷ lệ tăng giảm qua từng năm. Cụ thể nhƣ sau, tổng doanh thu năm 2012 tăng 25,5% so với năm 2011 trong khi đó tỷ lệ tổng chi phí tăng gần 3 lần so với tỷ lệ tăng doanh thu (tăng gần 72%). Đến năm 2013, tỷ lệ của tổng doanh thu (giảm 36,6%) và tổng chi phí (giảm 37,4%) có sự chênh lệch không đáng kể. Sự thay đổi của tổng chi phí chịu ảnh hƣởng bởi các khoản mục cấu thành nên nó và tình hình tỷ trọng các khoản mục chi phí biến đổi trong từng năm nhƣ sau:
- Năm 2011, tổng chi phí khoảng 18,5 tỷ đồng. Trong đó, giá vốn hàng bán và chi phí tài chính chiếm tỷ trọng hơn 90% trên tổng chi phí (giá vốn hàng bán chiếm 74,8%, chi phí tài chính chiếm 18,3%), tiếp đến chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm 6,8% và cuối cùng là khoản mục chi phí khác chiếm tỷ lệ vô cùng nhỏ (chỉ chiếm 0,1%).
- Năm 2012, tổng chi phí tăng rất cao (tăng trên 13 tỷ đồng) làm khoản chi phí của năm lên đến gần 32 tỷ đồng. Tuy tổng chi phí tăng cao so với năm trƣớc nhƣng tỷ trọng giữa các khoản mục chiếm giữ trong năm không thay đổi nhiều so với tỷ trọng nó đã chiếm trong năm 2011, cụ thể là giá vốn hàng bán (74,9%), chi phí tài chính (19,6%), chi phí QLDN (5,5%) và không có phát sinh chi phí khác.
- Năm 2013, tổng chi phí giảm còn khoảng gần 20 tỷ đồng (giảm trên 10 tỷ so với năm 2012 đây là xu hƣớng tốt đối với Công ty), nhƣng trong cơ cấu chi phí năm này có xu hƣớng thay đổi về tỷ trọng giữa các khoản chi phí. Tỷ trọng chi phí giá vốn hàng bán và chi phí QLDN tăng lên, ngƣợc lại tỷ trọng chi phí tài chính lại giảm xuống (giá vốn hàng bán 77,7%, chi phí tài chính 12,3%, chi phí QLDN 10%).
- Giá vốn hàng bán:
Giá vốn hàng bán năm 2012 là cao nhất (trên 23 tỷ đồng), tăng gần 10 tỷ tƣơng ứng 72,2% so với năm 2011. Đến năm 2013, chi phí này giảm xuống chỉ còn trên 15 tỷ đồng giảm khoảng 35% so với năm trƣớc đó. Mặc dù chi phí giá vốn trong năm 2013 giảm mạnh, nhƣng tỷ trọng của nó chiếm giữ lại tăng hơn so với năm 2012 (tăng từ 74,9% lên 77,7%). Điều đó cho thấy dù chi phí giá vốn hàng bán tăng hay giảm, tổng chi phí cao hay thấp thì khoản mục chi phí này vẫn có giá trị rất cao và chiếm giữ tỷ trọng cao nhất. Có sự biến động chi phí nhƣ vậy là do trong năm 2012, công ty đẩy mạnh kinh doanh, số lƣợng công trình bàn giao nhiều nên chi phí giá vốn tăng cao. Nhƣng đến năm 2013, số lƣợng công trình hoàn thành ít kéo theo chi phí giá vốn cũng giảm xuống giống tình hình doanh thu của năm.
- Chi phí tài chính:
Năm 2012, chi phí tài chính trên 6 tỷ tăng gần 3 tỷ tƣơng đƣơng 84,4% so với năm 2011. Sang năm 2013, chi phí này giảm gần 2/3 (khoảng 60,7%) so với năm 2012 chỉ còn trên 2 tỷ đồng. Nhƣng theo tình hình trên thì khoản chi phí tài chính này vẫn còn ở mức cao, chủ yếu Công ty phải chịu các khoản lãi vay từ ngân hàng trong việc huy động vốn để phục vụ cho hoạt động xây lắp của mình. Chứng minh điều đó ta có thể xem khoản lãi vay qua các năm nhƣ sau: năm 2011 chi phí tài chính cũng chính bằng lãi vay (trên 3 tỷ đồng), năm 2012 chi phí lãi vay trên 5,5 tỷ chiếm 92,1% trong khoản mục chi phí tài chính, năm 2013 chi phí lãi vay giảm còn trên 1,5 tỷ chiếm 71,4% trong khoản mục chi phí tài chính của năm. Nhƣ đƣợc biết trong năm 2012 là năm phải thực hiện nhiều công trình nhất, cho nên chi phí lãi vay phải trả cao nhất rơi vào năm này.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp:
Chỉ tiêu này vào năm 2012 trên 1,7 tỷ đồng tăng 39,1% so với năm 2011 (CP QLDN trên 1,2 tỷ). Xu hƣớng tăng của khoản mục chi phí này vẫn tiếp diễn trong năm 2013, sang năm 2013 CP QLDN tăng hơn 0,2 tỷ xấp xỉ 13% so với năm 2012. Đây là khoản chi phí duy nhất theo một chiều hƣớng nhất định so với những khoản chi phí còn lại với tình hình bất ổn định. CP QLDN theo xu hƣớng tăng dần qua các năm chứng tỏ không phải là điều ngẫu nhiên, mà là do Công ty đang thực hiện chính sách chú trọng năng lực, chất lƣợng của các bộ phận thong qua các buổi huấn luyện, lớp học nhằm nâng cao tay nghề, trình độ cho công nhân viên trong Công ty. Ngoài ra, để phục vụ cho nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh Công ty còn phải chi cho các buổi tiếp khách với đối tác và tạo lập mối quan hệ thân thiết với những khách hàng, nhà cung cấp lớn.
- Chi phí khác:
Trong giai đoạn 2011 – 2013, khoản chi phí khác không ảnh hƣởng nhiều đến tổng chi phí. Nó chỉ phát sinh vào năm 2011 từ việc thanh lý, nhƣợng bán TSCĐ với giá trị khoảng 15 triệu đồng chiếm 0,1% trên tổng chi phí của năm. Mặc dù năm 2012 và 2013 chi phí khác không có phát sinh nhƣng cũng không làm cho tổng chi phí giảm xuống. Từ đó, cho thấy rằng nó là khoản chi phí không đáng kể đói với tình hình chi phí chung của Công ty.
Sau khi tiến hành phân tích tình hình chi phí của Công ty qua các năm, ta có thể thấy công tác quản lý chi phí của Công ty chƣa thật sự có hiệu quả. Giá trị của các khoản mục chi phí phát sinh trong năm còn tƣơng đối cao. Do đó, Công ty cần xem xét và khắc phục những hạn chế hiện có trong việc thực hiện, kiểm soát chi phí tại Công ty hoặc đề ra giải pháp, chính sách mới thật sự có hiệu quả hơn.
Bảng 4.4 Tình hình chi phí của Công ty Nhân Lực 6 tháng đầu năm 2013 - 2014
Đơn vị tính: triệu đồng
Nguồn: Phòng Kế toán, Công ty Nhân Lực
Tổng chi phí của 6 tháng đầu năm 2013 và 2014 gồm ba khoản chính đó là giá vốn hàng bán, chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp. Xét về tỷ trọng chiếm giữ của từng khoản mục trong cơ cấu tổng chi phí thì có sự khác nhau và đối lập rõ rệt giữa nữa năm đầu 2013 so với cùng kỳ 2014, cho đến hết tháng 6 năm 2014 chi phí tài chính chiếm tỷ trọng cao nhất trên tổng chi phí (chiếm trên 50%) và GVHB có tỷ trọng thấp nhất (12,2%). Đối với cùng kỳ năm 2013 thì các tỷ trọng này theo chiều hƣớng ngƣợc lại. Ngoài ra, từ bảng số liệu trên ta còn thấy đƣợc sự thay đổi của các khoản mục chi phí
Chỉ tiêu
6 tháng đầu năm Chênh lệch
2013 2014 2014/2013
Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ lệ (%)
GV hàng bán 3.545 62,2 369 12,2 (3.176) (89,6)
CP tài chính 1.022 17,9 1.611 53,1 589 57,6
CP QLDN 1.134 19,9 1.056 34,7 (78) (6,9)
CP khác - - - - - -
trong 6 tháng đầu năm 2014 so với 6 tháng đầu năm 2013 không theo chiều hƣớng nhất định. Cụ thể là GVHB và CP QLDN đều giảm, trong đó GVHB giảm với tỷ lệ rất cao gần 90%; riêng chỉ có CP tài chính là tăng và tăng từ trên 1 tỷ (2013) lên đến trên 1,6 tỷ đồng (2014), tăng gần 60% vƣơn lên dẫn đầu về tỷ trọng chiếm giữ trong tổng cơ cấu chi phí của 6 tháng đầu năm 2014. Nhìn chung, 6 tháng đầu năm 2014 công tác quản lý chi phí của Công ty cũng tƣơng đối có hiệu quả vì đã giảm đƣợc chi phí quản lý doanh nghiệp trong Công ty tiết kiệm gần 78 triệu đồng so với cùng kỳ năm trƣớc, còn đối với khoản chi phí tài chính có tăng do phải huy động nguồn vốn nhiều hơn phục vụ cho nhiều công trình xây dựng đang thi công nên khoản mục chi phí này tăng là không đáng lo.