Kế toán giá vốn hàng bán

Một phần của tài liệu kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng và thương mại nhân lực (Trang 28)

2.1.9.1 Khái niệm

Giá vốn hàng bán là giá trị thực tế xuất kho của số sản phẩm (hoặc gồm cả chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hóa đã bán ra trong kỳ đối với doanh nghiệp thƣơng mại), hoặc là giá thành thực tế lao vụ, dịch vụ hoàn thành và đã đƣợc xác định là tiêu thụ, và các khoản khác đƣợc tính vào giá vốn để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.

TK 111, 112 TK 111, 112 TK 111, 112 TK 152, 156, 211 TK 338, 344 TK 331, 338 TK 711 TK 911 Kết chuyển thu nhập khác vào tài khoản 911

Thu phạt khách hàng vi phạm hợp đồng kinh tế

Thu đƣợc khoản phải thu khó đòi đã xóa nợ

Thuế đƣợc nhà nƣớc hoàn lại bằng tiền

Tiền phạt tính trừ vào khoản nhận ký quỹ đƣợc biếu, tặng

ký cƣợc ngắn hạn, dài hạn Thu nhập, tiền thƣởng, vật phẩm

Nợ phải trả không xác định đƣợc chủ hoặc chủ không đòi

2.1.9.2 Các phương pháp tính giá xuất kho

* Phương pháp bình quân gia quyền

Giá trị của hàng tồn kho đƣợc tính theo giá trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể đƣợc tính theo thời kỳ hoặc mỗi lần nhập một lô hàng về, phụ thuộc tình hình của doanh nghiệp (Điều 15, chuẩn mực kế toán số 02 - "Hàng tồn kho").

+ Phƣơng pháp bình quân gia quyền cuối kỳ: Trị giá thành

phẩm xuất kho trong kỳ

=

Số lƣợng thành phẩm xuất kho trong kỳ x

Giá xuất kho bình quân gia quyền liên hoàn

Trong đó:

Đơn giá bình quân gia quyền =

Trị giá thành phẩm tồn kho đầu kỳ + Trị giá thành phẩm nhập kho trong kỳ Số lƣợng thành phẩm tồn kho đầu kỳ + Số lƣợng thành phẩm nhập kho trong kỳ

Theo phƣơng pháp này, giá vốn của thành phẩm xuất kho để bán đƣợc tính tƣơng đối hợp lý nhƣng không linh hoạt vì cuối tháng mới tính đƣợc đơn giá bình quân.

+ Phƣơng pháp bình quân gia quyền liên hoàn:

Về bản chất, phƣơng pháp này giống phƣơng pháp trên nhƣng đơn giá bình quân phải đƣợc tính lại sau mỗi lần nhập kho thành phẩm trên cơ sở trị giá thành phẩm nhập kho và số lƣợng thành phẩm nhập kho trong mỗi lần.

* Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh

Trị giá vốn của thành phẩm để xuất bán chính là giá trị thực tế nhập kho của lô hàng. Áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng và mặt hàng ổn định và nhận diện đƣợc. (Điều 14, Chuẩn mực kế toán số 02 - "Hàng tồn kho")

* Phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO)

Phƣơng pháp nhập trƣớc, xuất trƣớc áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho đƣợc mua trƣớc hoặc sản xuất trƣớc thì đƣợc xuất trƣớc, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho đƣợc mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phƣơng pháp này thì giá trị hàng xuất kho đƣợc tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn

(2.1)

kho đƣợc tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho. (Điều 16, chuẩn mực kế toán số 02 - "Hàng tồn kho")

* Phương pháp nhập sau – xuất trước (LIFO)

Phƣơng pháp nhập sau, xuất trƣớc áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho đƣợc mua sau hoặc sản xuất sau thì đƣợc xuất trƣớc, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho đƣợc mua hoặc sản xuất trƣớc đó. Theo phƣơng pháp này thì giá trị hàng xuất kho đƣợc tính theo giá của lô hàng nhập kho sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho đƣợc tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho. (Điều 17, chuẩn mực kế toán số 02 - "Hàng tồn kho")

2.1.9.3 Ý nghĩa

Trong quá trình hoạt động thì việc xác định KQHĐKD là điều cần thiết đối với hầu hết các doanh nghiệp, trong đó giá vốn hàng bán là yếu tố quan trọng trong việc xác định KQHĐKD. Nếu giá vốn hàng bán trên một đơn vị sản phẩm thấp sẽ làm cho doanh nghiệp tiết kiệm đƣợc chi phí, làm tăng lợi nhuận kiếm đƣợc từ hoạt động kinh doanh, đồng thời tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp trong môi trƣờng cạnh tranh hiện nay. Vì vậy, khi doanh nghiệp kiểm soát giá vốn sẽ giúp cho nhà quản lý có những quyết định đúng đắn trong các chiến lƣợc kinh doanh.

2.1.9.4 Tài khoản, chứng từ sử dụng

* Tài khoản sử dụng:

Tài khoản 632 – “Giá vốn hàng bán” dùng để phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, bất động sản đầu tƣ; giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp (Đối với doanh nghiệp xây lắp) bán trong kỳ. Ngoài ra, tài khoản này còn dùng để phản ánh các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tƣ nhƣ: Chi phí khấu hao; chi phí sửa chữa; chi phí nghiệp vụ cho thuê BĐS đầu tƣ theo phƣơng thức cho thuê hoạt động (Trƣờng hợp phát sinh không lớn); chi phí nhƣợng bán, thanh lý BĐS đầu tƣ. . .

Nội dung kết cấu TK 632:

Bên Nợ:

- Tập hợp giá vốn, giá trị mua và chi phí mua phân bổ cho lƣơng hàng hóa tiêu thụ trong kỳ.

- Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vƣợt trên mức bình thƣờng và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không đƣợc tính vào giá trị hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ.

- Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thƣờng do trách nhiệm cá nhân gây ra.

- Phản ánh khoản chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn khoản lập dự phòng năm trƣớc.

Bên Có:

- Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã bán trong kỳ sang Tài khoản 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”.

- Khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập năm trƣớc).

- Trị giá vốn của thành phẩm đã đƣợc xác định là tiêu thụ trong kỳ nhƣng do một số nguyên nhân khác nhau bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.

Tài khoản 632 không có số dƣ cuối kỳ.

* Chứng từ sử dụng: Hóa đơn bán hàng thông thƣờng, hóa đơn GTGT, bảng kê bán lẻ hàng hóa, biên bản xử lý hàng thiếu hụt, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, sổ chi tiết bán hàng…

Hình 2.8 Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán

Một phần của tài liệu kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng và thương mại nhân lực (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)