Các chỉ tiêu: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) là những chỉ tiêu thể hiện khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh, nó là thƣớc đo hàng đầu để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và tính sinh lời. Nó là kết quả của hàng loạt các biện pháp quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp, nó phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh
của Công ty và từ kết quả đó đƣa ra kế hoạch hoạt động trong tƣơng lai hoặc có những điều chỉnh thích hợp khi các chi tiêu này không tốt.
Bảng 4.9 Các tỷ số về khả năng sinh lời của Công ty Nhân Lực (2011-2013)
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm
2011 2012 2013
Doanh thu thuần Triệu đồng 24.401 30.382 20.295
Lợi nhuận ròng Triệu đồng 6.951 199 400
Tổng tài sản bình quân Triệu đồng 80.664 100.328 95.183 Vốn chủ sở hữu bình quân Triệu đồng 17.401 16.333 14.130
ROS % 28,5 0,7 2,0
ROA % 8,6 0,2 0,4
ROE % 40,0 1,2 2,8
Nguồn: Phòng Kế toán, Công ty Nhân Lực * Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Qua bảng 4.5, ta thấy đƣợc tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu qua 3 năm 2011, 2012, 2013 là khá thấp và không đồng đều. Năm 2011, tỷ suất này cao nhất trong 3 năm đạt 28,5% tức là cứ 100 đồng doanh thu tạo ra đƣợc 28,5 đồng lợi nhuận. Nhƣng đến năm 2012, tỷ suất lợi nhuận này giảm xuống chỉ còn 0,7% tức 100 đồng doanh thu giờ chỉ tạo ra đƣợc 0,7 đồng lợi nhuận, giảm 27,8 đồng (giảm gần 98% so với năm 2011), tỷ suất ROS giảm mạnh là do tốc độ tăng của chi phí cao hơn tốc độ tăng của doanh thu gần 3 lần (chi phí tăng 72,2%, doanh thu tăng 24,5 %) làm cho lợi nhuận giảm rất nhiều so với năm trƣớc. Qua đó, thấy đƣợc sự yếu kém trong việc sử dụng và kiểm soát chi phí của Công ty. Sang năm 2013, ROS bắt đầu có sự thay đổi theo chiều hƣớng tích cực hơn, tỷ suất này tăng từ 0,7% (2012) lên gần 2% (2013). Tuy nhiên con số này khá nhỏ, cho nên Công ty phải cố gắng hơn trong việc tăng doanh thu và giảm bớt chi phí hơn nữa để nâng cao đƣợc lợi nhuận trong những năm tiếp theo.
* Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Trong giai đoạn 2011 – 2013 tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản cao nhất vào năm 2011 nhƣng với giá trị cũng không cao và rất thấp trong 2 năm còn lại. Cụ thể năm 2011 ROA đạt 8,6% cho thấy mức hiệu quả của việc sử dụng tài sản tại Công ty nhƣ sau cứ 100 đồng tài sản tạo ra đƣợc 8,6 đồng lợi nhuận.
ROA trong năm 2012 và 2013 lần lƣợt là 0,2% và 0,4%. Mặc khác, tỷ suất ROA của toàn ngành xây dựng ở 2 năm này lại ở mức âm là -1%. Vì vậy, ROA của năm 2012 và 2013 tuy rất thấp nhƣng vẫn còn ở mức dƣơng và cao hơn so với ROA toàn ngành (-1%), chứng tỏ việc quản lý tài sản của Công ty chƣa hiệu quả nhƣng so với toàn ngành thì khả quan hơn nhiều.
* Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Đây là tỷ suất rất quan trọng đối với các chủ đầu tƣ, vì nó liên quan tới quyết định có nên đầu tƣ vào một công ty nào đó hay không. Còn đối với chủ đầu tƣ đã là cổ đông của công ty thì tỷ số này gắn liền với hiệu quả đầu tƣ của họ. Cũng nhƣ 2 tỷ suất ROA và ROS, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) cũng không mấy khả quan và diễn biến không ổn định. Từ số liệu trong bảng 4.6, ta có thể nhận thấy đƣợc rằng mặc dù ROE không ổn định nhƣng đây luôn là tỷ suất cao nhất so với các tỷ suất còn lại trong từng năm, chứng tỏ Công ty đã sử dụng vốn chủ sở hữu có hiệu quả nhất. Cụ thể nhƣ sau năm 2011 ROE đạt gần 40% tức với 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra đƣợc 40 đồng lợi nhuận. ROE giảm xuống chỉ còn 1,2% vào năm 2012 và tăng nhẹ vào năm 2013 đạt 2,8%. Tuy tỷ suất ROE năm 2012 giảm nhƣng không có nghĩa là việc sử dụng vốn chủ sở hữu của Công ty không đạt hiệu quả và ngƣợc lại năm 2013 có tỷ suất ROE tăng nghĩa là trong việc sử dụng và quản lý vốn chủ sỡ hữu của Công ty đạt hiệu quả hơn. Bởi vì, so với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của toàn ngành thì năm 2012 tỷ suất này cao hơn tỷ suất toàn ngành (tỷ suất ROE toàn ngành trong năm 2012 ở mức âm 3%), năm 2013 tỷ suất ROE của Công ty có tăng lên đạt 2,8% nhƣng lại thấp hơn nhiều so với ROE của toàn ngành (10%). Nhìn chung trong giai đoạn 2011 - 2013, năm 2011 là năm sử dụng vốn chủ sở hữu có hiệu quả nhất.
Tóm lại trong cơ chế thị trƣờng thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không phải lúc nào cũng thuận lợi, suôn sẻ. Bên cạnh đó năm 2012 ngành xây dựng lại chịu nhiều tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, giá cả nguyên vật liệu tăng mạnh, chi phí xây dựng tăng nhiều so với năm 2011, thị trƣờng bất động sản ảm đạm làm cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn. Đối với Công ty Nhân Lực cũng không ngoại lệ, từ đó làm cho các tỷ suất không đều nhau giữa các năm và đặc biệt luôn thấp nhất vào năm 2012. Do đó chúng ta cần nhanh chóng có chiến lƣợc, giải pháp khắc phục tình tình khó khăn này đối với cả ngành xây dựng nói chung và Công ty Xây Dựng Nhân Lực nói riêng.
Bảng 4.10 Các tỷ số về khả năng sinh lời của Công ty Nhân Lực 6 tháng đầu năm (2013-2014)
Chỉ tiêu Đơn vị tính 6 tháng đầu năm
2013 2014
Doanh thu thuần Triệu đồng 4.462 347 Lợi nhuận ròng Triệu đồng (1.239) (2.688) Tổng tài sản bình quân Triệu đồng 93.764 90.962 Vốn chủ sở hữu bình quân Triệu đồng 13.348 12.948
ROS % (27,8) (774,6)
ROA % (1,3) (3,0)
ROE % (9,3) (20,8)
Nguồn: Phòng Kế toán, Công ty Nhân Lực
Từ bảng số liệu 4.10, ta có thể dễ dàng nhìn thấy đƣợc các tỷ suất lợi nhuận của Công ty trong 6 tháng đầu năm của cả hai năm 2013, 2014 đều là những con số âm. Không khó để giải thích điều đó bởi vì chỉ tiêu lợi nhuận ròng tính lũy kế từ đầu năm đến cuối quý 2 của hai năm 2013, 2014 đều mang giá trị âm. Tình hình cụ thể của hai giai đoạn này nhƣ sau:
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) nữa năm đầu 2013, 2014 lần lƣợt là - 27,8% và - 774,6%. Hai con số này chứng tỏ Công ty kinh doanh thua lỗ, nhƣng mức thua lỗ năm 2013 thấp hơn so với 2014. Vì vậy trong cùng khoảng thời gian của hai giai đoạn này thì giai đoạn trong năm 2013 có thể nói hoạt động hiệu quả hơn 2014 do kiềm chế đƣợc mức lỗ thấp hơn. Cứ 100 đồng doanh thu bỏ ra năm 2013 Công ty sẽ bị lỗ 27,8 đồng, còn năm 2014 thì Công ty bị lỗ tới 774,6 đồng. Đây cũng là tỷ suất mang giá trị âm cao nhất xét về mặt giá trị và là tỷ suất kém hiệu quả nhất so với 2 tỷ suất còn lại là ROA, ROE.
Đến với tỷ số ROE đƣợc nhiều nhà đầu tƣ quan tâm nhất, vì ảnh hƣởng nhiều nhất đến lợi ích mà họ nhận đƣợc ứng với mức đầu tƣ bỏ ra. Nhƣng theo đánh giá chung qua bảng số liệu ở trên thì tỷ suất lợi nhuận này không đáp ứng đƣợc kỳ vọng cho các nhà đầu tƣ vì ROE mang giá trị âm, cụ thể là -9,3% vào nữa năm đầu 2013, sang nữa đầu năm sau con số âm không ngừng ở đó mà tăng lên cao đến -20,8%. Qua những con số trên, cho ta thấy Công ty sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu chƣa có hiệu quả, vì khoản lỗ của việc sử dụng đồng vốn ngày càng tăng.
Mặc dù tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) của hai giai đoạn đang xét đều mang giá trị âm, nhƣng so với các tỷ số lợi nhuận còn lại thì tỷ số ROA có hiệu quả nhất. Bởi vì, cứ 100 đồng tài sản bỏ ra Công ty chỉ bị lỗ 1,3 đồng (2013) và 3 đồng (2014) thấp hơn nhiều so với các khoản lỗ Công ty phải chịu đối với tỷ số ROS, ROE. Điều đó cho thấy Công ty đã sử dụng nguồn tài sản chƣa thật sự có hiệu quả vì chƣa tạo ra đƣợc lợi nhuận, nhƣng so với việc sử dụng những chỉ tiêu khác nhƣ chủ sỡ hữu, doanh thu thì tài sản là chỉ tiêu đã đƣợc Công ty sử dụng có hiệu quả hơn.
Nhìn chung trong giai đoạn 6 tháng đầu năm của hai năm 2013, 2014 các tỷ suất lợi nhuận của Công ty đều không có hiệu quả và theo chiều hƣớng không tích cực. Bởi vì, tất cả các tỷ suất ROA, ROS, ROE đều mang giá trị âm tức tƣơng ứng với những đồng doanh thu, tài sản hay vốn chủ sỡ hữu bỏ ra thì không mang lại đƣợc lợi nhuận mà còn bị tốn kém thêm. Ngoài ra, những tỷ số lợi nhuận này trong giai đoạn năm sau đều thấp hơn nhiều so với năm trƣớc. Chính vì vậy, Công ty cần thiết xem xét lại những chiến lƣợc, chính sách mình đang thực hiện để tìm ra các ƣu điểm để tiếp tục phát huy và khắc phục nhƣợc điểm đang mắc phải. Để từ đó đề ra đƣợc kế hoạch cụ thể và hợp lý nhất giúp cân bằng lại tình hình trong Công ty.