Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty bằng phƣơng pháp

Một phần của tài liệu kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng và thương mại nhân lực (Trang 96)

phƣơng pháp Dupont (2011 – 2013)

Trong hệ thống các chỉ tiêu tài chính, mỗi chỉ tiêu đóng một vai trò và mức độ quan trọng khác nhau. Tuy nhiên, trong số đó thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) là chỉ tiêu quan trọng nhất trong phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó phản ánh hiệu quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp. Vậy tỷ suất ROE có chịu tác động bởi các tỷ suất còn lại hay không? Để thấy rõ hơn về mối quan hệ giữa các tỷ suất này thì ta cùng nhau vận dụng công thức của mô hình Dupont trong các phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mô hình này đƣợc coi là công cụ đơn giản nhƣng vô cùng hiệu quả, cho phép nhà phân tích có thể nhìn khái quát đƣợc toàn bộ các vấn đề cơ bản của doanh nghiệp, từ đó đƣa ra các quyết định đúng đắn, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Chính vì thế, ta sẽ phân tích các chỉ số tài chính tại Công ty Nhân Lực thông qua sơ đồ Dupont bên dƣới, để đánh giá đƣợc hiểu quả kinh doanh của Công ty nhƣ thế nào.

Hình 4.1 Sơ đồ Dupont tại Công ty Nhân Lực (2011 – 2013)

ROE (%) 2011 2012 2013 39,95 1,22 2,83 ROA (%) 2011 2012 2013 8,62 0,2 0,42 Tổng TS/VCSH 2011 2012 2013 4,64 6,14 6,74 ROS (%) 2011 2012 2013 28,49 0,65 1,97 Vòng quay tổng TS (vòng) 2011 2012 2013 0,3 0,3 0,21 DT thuần (triệu đồng) 2011 2012 2013 24.401 30.382 20.295 DT thuần (triệu đồng) 2011 2012 2013 24.401 30.382 20.295 Tổng TS (triệu đồng) 2011 2012 2013 80.664 100.328 95.183 LN ròng (triệu đồng) 2011 2012 2013 6.951 199 400 Chia Nhân Nhân Chia Chia

Dựa vào sơ đồ trên ta có thể dễ dàng thấy đƣợc sự thay đổi của một chỉ tiêu nào đó sẽ chịu tác động bởi các chỉ tiêu khác nhƣ thế nào, cụ thể nhƣ sau:

- Chỉ số ROE giảm mạnh từ năm 2011 (39,95%) xuống còn 1,22% năm 2012. Từ sơ đồ ta thấy đƣợc sự tụt giảm này do bị ảnh hƣởng bởi chỉ tiêu ROA và tỷ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu, ROA từ 8,62% năm 2011 giảm còn 0,2% năm 2012; ngƣợc lại tỷ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu tăng từ 4,64 (2011) lên 6,14 (2012). ROA giảm là do ảnh hƣởng bởi chỉ tiêu ROS giảm, mà nguyên nhân dẫn đến ROS giảm là vì lợi nhuận ròng từ năm 2011 đến 2012 giảm rất mạnh khoảng 97,14% trong khi đó doanh thu tăng với tỷ lệ thấp hơn chỉ khoảng 24,51% nên không thể bù đắp đƣợc khoản chênh lệch lợi nhuận quá lớn. Trong giai đoạn 2011 – 2012, tuy vòng quay tổng tài sản ổn định nhƣng tình hình khả năng sinh lời của Công ty giảm, chƣa đạt đƣợc hiệu quả nên chỉ tiêu ROE đã bị ảnh hƣởng và chuyển biến theo chiều hƣớng xấu.

- Từ năm 2012 đến năm 2013, ROE có xu hƣớng tăng nhẹ từ 1,22% (2012) lên 2,83% (2013). Tƣơng tự phân tích trên, ROE tăng lên là nhờ cả 2 yếu tố ROA và tỷ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu đều tăng nhƣng tăng không cao. Tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu tăng chỉ 0,6. ROA tăng 0,22% nhờ ROS tăng 1,32% nhƣng theo đó vòng quay tổng tài sản giảm 0,09 vòng làm cho ROA tăng với con số khá thấp. Nhìn chung sang năm 2013, các tỷ số chuyển biến theo chiều hƣớng khả quan hơn, chứng tỏ Công ty đã có đầu tƣ và sử dụng tài sản hợp lý, hiệu quả hơn.

Tóm lại, phân tích báo cáo tài chính bằng mô hình Dupont có ý nghĩa lớn đối với quản trị doanh nghiệp, nó thể hiện ở chỗ có thể đánh giá đầy đủ và khách quan các nhân tố cụ thể tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh từ đó giúp Công ty có thể đề ra đƣợc những kế hoạch, chính sách tổ chức quản lý tại doanh nghiệp chính xác và hiệu quả hơn.

Qua việc phân tích, triển khai chỉ tiêu ROE theo sơ đồ Dupont, có thể thấy chỉ tiêu này đƣợc cấu thành bởi 3 yếu tố chính: ROS - đây là yếu tố phản ánh trình độ quản lý doanh thu và chi phí của Công ty; Vòng quay tổng tài sản - đây là yếu tố phản ánh trình độ khai thác và sử dụng tài sản của Công ty; Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu - là yếu tố phản ánh trình độ quản trị tổ chức nguồn vốn cho hoạt động của Công ty. Trên cơ sở nhận biết ba nhân tố trên, doanh nghiệp có thể áp dụng một số biện pháp làm tăng ROE nhƣ sau:

- Tác động tới cơ cấu tài chính của doanh nghiệp thông qua điều chỉnh tỷ lệ nợ vay và tỷ lệ vốn chủ sở hữu cho phù hợp với năng lực hoạt động. Cụ thể nhƣ nâng cao đòn bẩy tài chính (tổng tài sản/ vốn chủ sở hữu) có nghĩa vay

Một phần của tài liệu kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng và thương mại nhân lực (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)