Hệ thống tiền lương tại PNJ hiện đang thực hiện theo Quy chế lương được ban hành kèm theo Quyết định số 306/2010/QĐ-BTGĐ-CTY ngày 24/03/2010. Theo Quy chế này, tiền lương được chi trả theo cấp bậc, vị trí của nhân viên; hàng tháng tiền lương được trả đúng hạn cho người lao động (vào ngày 15 và ngày cuối tháng).
Công ty chia lương thành 2 phần: lương cơ bản và lương kinh doanh. Lương cơ bản dùng để tính toán mức đóng các loại bảo hiểm và các chế độ của người lao động theo quy định của nhà nước. Lương kinh doanh được chi trả cho người lao động dựa trên cấp bậc, vị trí của người lao động và là khoản thực lãnh hàng tháng.
Ngoài tiền lương này, người lao động còn được hưởng các khoản phụ cấp theo quy định phụ cấp của công ty trên cơ sở các quy định của pháp luật. Riêng khối cửa
hàng còn có lương doanh số, là phần được nhận thêm khi kết quả bán hàng đạt vượt mức kế hoạch.
Lương cơ bản(LCB)
- Căn cứ vào mức lương tối thiểu một tháng do nhà nước qui định (MLTT). - Công ty xây dựng thang bảng lương cơ bản đã đăng ký và được duyệt Sở Lao Động Thương Binh Và Xã Hội thành phố.
- Là mức lương được ghi trong hợp đồng lao động làm cơ sở để tính các chế độ BHYT, BHXH, BHTN, lương ngừng việc, chế độ phép năm, trợ cấp thôi việc, nghỉ mát hàng năm, nghỉ lễ…
- Cách tính lương cơ bản tháng:
HSLCB : Hệ số lương cơ bản
MLTT : mức lương tối thiểu một tháng do nhà nước quy định
Lương khoán kinh doanh (LKD)
- Là mức lương thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động theo từng công việc cụ thể,
- Là lương thời gian (tiền công) / khoán sản phẩm/ khoán quỹ lương được thể hiện trên bảng lương hằng tháng. Không thấp hơn mức lương tối thiểu một tháng do Nhà Nước quy định.
- Ngoài tiền lương, Người Lao Động còn được các khoản phụ cấp khác có tính chất lương như: phụ cấp chức vụ, phụ cấp độc hại…, trợ cấp tiền cơm trưa, tiền công tác phí…
- Nghỉ thai sản theo quy định của BHXH.
Những nhược điểm của hệ thống lương tại PNJ:
- Hiện tại PNJ không quy định thời gian cố định để xem xét lương (ví dụ 6 tháng/lần) nên người lao động sẽ không biết chừng nào mình được xem xét nâng lương.
- Lương của cán bộ quản lý hầu như cào bằng, không phân biệt được cấp độ LCB= HSLCB*MLTT
của các chức danh quản lý (chúng ta biết rằng các chức năng trong một công ty có mức độ quan trọng khác nhau tùy vào ngành nghề, quy mô, chiến lược của công ty)
- Việc trả lương không tính đến yếu tố kết quả thực hiện công việc của nhân viên mà chỉ phụ thuộc vào hệ số lương cấp bậc và ngày công của người lao động. Như vậy ngày công ảnh hưởng rất lớn đến lương nên có một số người lao động vẫn đi làm việc bình thường nhưng năng suất làm việc không cao hoặc tận dụng thời gian làm việc ở Công ty để làm việc riêng, làm nghề tay trái, sau đó khi thấy cần thiết họ đăng ký làm việc thêm giờ. Khi đó họ vẫn đảm bảo ngày công làm việc để có một mức lương cao, mặt khác còn hưởng tiền lương làm thêm giờ. Hệ quả của vấn đề này đã làm cho năng suất lao động toàn Công ty không cao, ảnh hưởng đến tiền lương chính đáng của những người lao động khác và làm nản lòng những ai thực sự muốn cống hiến.
- Lương của khối cửa hàng tuy đã có gắn với yếu tố doanh thu nhưng chỉ tác động một chiều, nghĩa là nếu đạt doanh số vượt kế hoạch thì có thưởng còn nếu không đạt thì chưa có đánh giá cụ thể để xử lý, mà người lao động vẫn lĩnh lương bình thường theo ngày công.